Tag Archive | cuoc song o my

Địa Ngục Nước Mỹ: Quay Về Vietnam Ngày Đầu Qua Mỹ?

Đây là câu chuyện có thật, mà Tony muốn kể cho các bạn nghe. Lý do tôi muốn kể câu chuyện này, là vì, có rất nhiều người tranh luận, bàn cải nhau, về cái chuyện, “nên đi Mỹ hay ở Việtnam”. Nếu có cơ hội đi Mỹ, thì mình nên đi hay ở lại Việtnam. Quý vị nên nhớ rằng, mình là người quyết định. Quyết định này sẻ ảnh huỡng rất lớn đến cuộc đời và ngay cả tuổi thọ của mình sau này.

Tôi có ông bạn, làm chung tại tiệm phở, cách đây 20 mấy năm. Anh ấy muốn quay về Việt Nam, ngay cái ngày đầu tiên đến Mỹ. Cho nên tôi đặt tựa đề cho clip này là “Muốn Quay về Việtnam ngay cái ngày đầu tiên đến Mỹ”. Tôi nhớ khi tôi định cư tại Mỹ, vào thập niên 90. Tiểu bang nơi tôi ở, có rất ít người Việt, khoang chung 15,000 nguoi Vietnam. Chỉ vài tháng khi đến USA, tôi xin được việc làm ở tiệm phở. Tiệm phở rất là đắc vì thời gian này, chỉ có 2 hay 3 tiệm phở tại bang này. Tổng cộng nhân viên trong tiệm có khoãng 15 người làm vào weekend và 12 người làm vào ngày thuờng.

Làm ở đó 1 tháng, thì ông bà chủ mướn 1 người bưng phở mới, từ Việtnam mới sang Mỹ. Anh ta tên là Phú. Trong vài ngày làm việc, tôi thấy anh ta buồn lắm. Mổi lúc vắng khách, anh Phú hay đốt 1 điếu thuốc và hút, suy tư theo làn khói thuốc. Có 1 ngày nọ, anh Phú khóc. Đôi mắt đỏ hoe. Tôi lại bàn ngồi xuống và hỏi anh Phú “sao buồn vậy anh”. Anh ta nói “nhớ Việtnam”. Tôi nói “thì em cũng nhớ VN”. Anh Phú hỏi tôi “Tony làm gì ở Viet Nam”. Tôi nói “Em vừa học xong lớp 12 và đi Mỹ, thoi gian ranh thi em phu gia dinh lam ruong”. Tôi hỏi anh Phú “Quê anh ở đâu và anh làm công việc gì ở Việtnam”. Anh Phú nói “Chiều nay làm xong, anh em mình uốn cafe nhé”. Ok Anh.

Khi tiệm phở đóng cửa lúc 9:00 tối hôm đó, tôi và anh Phú đi vào quán coffee, tại khu thuơng mại của người Việt, trong cái shopping đó. Lúc đó vào tháng 2, thời tiết giá lạnh, tuyết rơi lấc phất, nhưng anh Phú vẩn mở cái toanh cai nut áo khoác, nhìn rất phong trần và bất cần đời. Khi vào quán cafe, mở áo khoác ra, anh em chúng tôi nồng nặc mùi phở, vì ở trong tiệm phở lam viec 12, 13 giờ đồng hồ. Sau khi nhấp 1 ngụm cafe và hít 1 hơi thuốc dài. Anh Phú nói:

Gia đình anh thuộc loại trung lưu ở Việtnam. Anh 40 tuổi, đã có vợ và 2 đứa con, 8 và 6 tuổi. Nhà anh ở Bình Chánh. Anh có dịch vụ cho thuê xe cần cẩu ở VN. Thu nhập mổi tháng từ $2500 đến $3,500. Cuộc sống rất tốt. Anh là người chủ gia đình. Vợ anh chỉ ở nhà chăm con cái và chợ búa. Anh có mướn 2 công nhân và 1 người giúp việc nhà. Cuộc sống của anh ở VN rất thoải mái. Sáng cafe cùng bạn bè, chiều tối gặp gở bạn bè, ăn nhậu, vui chơi. Vợ rất kính nể và tôn trọng vì anh làm ra tiền. Bạn bè và người thân kính trọng, vì anh rất giỏi trong công việc giao tiếp, làm ăn.

Khi anh nghe vợ anh nói giấy tờ bảo lãnh đã được mở. Anh ruột của vợ anh làm giấy bảo lãnh đã 10 năm nay. Anh vợ đã bảo lãnh mẹ vợ sang Mỹ vài năm trước rồi. Bây giờ thì chuẫn bị làm VISA đi phỏng vấn cho vo chong anh va 2 đua con. Anh thì không có hứng thú gì đi Mỹ cả, vì hiện tại anh có cuộc sống tốt ở đây. Nhưng gia đình vợ anh hối thúc là phải đi Mỹ, hoi noi la nước Mỹ rất tốt, tốt cho con nít, trường học tốt, bảo hiễm tốt, thực phẫm tốt, nhiều phúc lợi lắm. Lúc đó anh chỉ nghe bên vợ nói vậy, thì nghe vậy, chứ không có mạng Internet để tìm hiểu gì hết. Gia đình anh lúc đó cũng khuyên anh nên đi Mỹ, để cho con cái được học hành tốt, nên anh đồng ý đi, nhưng trong lòng thấy tiếc nuối, cái cơ sở mình tạo dựng ở Việtnam, bây giờ lại bỏ, tiếc quá, uổng quá. Anh nghỉ không biết qua Mỹ, mình làm ăn có như Việtnam không. Cuối cùng thì anh bán tất cả nhà cữa, và dịch vụ xe cần cẩu, để đi Mỹ.

Ngày đầu tiên vừa đáp xuống phi trường Mỹ, anh thấy mọi thứ đều xa lạ với mình. Khi anh rể chở gia đình anh về nhà, anh nhớ Việtnam quá, vì anh tưỡng đâu mình đang ở dưới quê. Sao mà không có ai đi bộ trên đường hết, anh không thấy 1 cái quán cafe hay quán nhậu nào hết, toàn là xe hơichạy vun vút trên belway, 2 bên là hàng cây xanh cao vút. Anh không thấy nhà cữa nào hết. Anh phải công nhận là nước Mỹ giàu và đường xá rất là rộng. Nhưng sao anh thấy nó buồn quá.

Khi Đến nhà anh rể, trong lúc ăn uống, cách nói chuyện của chị dâu làm anh càng buồn hơn. Anh rể nói câu nào thì chị ấy trã treo lại câu đó. Không giống phụ nữ ở bên Việtnam. Anh còn nhớ lúc anh và ông anh rể ngồi uống bia, chị dâu nói: uống ít thôi, mai còn đi làm. Anh rể thì không dám nói câu nào hết. Lúc đó anh thấy không khí căng thẳng, ngột ngạt, và nặng nề, nên nói giỡn 1 câu: ở Việtnam, tụi em nhậu là nhậu tới bến. Má vợ anh mới nói “bên đây phải cày nha con, không có ăn nhậu kiểu Việtnam được”. Vợ anh mới nói “Ở Việtnam đàn ông nào cũng nhậu hết má ơi, có nhiều ông còn nhậu về, rồi đánh vợ đánh con nữa”. Má vợ tôi nói “Bên Mỹ mà đánh vợ con là ở tù đó, con có nghe người ta nói rằng, thứ tự ưu tiên bên Mỹ la, thứ nhất trẻ em, thứ 2 phụ nữ, thứ 3 là con chó và cuối cùng là đàn ông”…

Đêm đó nằm ngủ mà anh cứ suy nghỉ hoài, anh đã say lầm khi qua Mỹ, anh muốn quay về Việtnam ngay hôm nay. Anh không biết rồi cuộc đời anh sẻ ra sao ở nước Mỹ.

Sau đó, ngày thứ 2, thứ 3, và thời gian trôi qua, anh có cảm giác hụt hẫn ở nước Mỹ này, anh không thích nước Mỹ, anh nói thật, anh muốn quay về Việtnam ngay. Vợ chồng đứa em vợ sáng thức dậy, chuẫn bị cơm nước, gói cơm sáng và cơm chiều vào trong cái hộp mủ, để ăn trong 1 ngày, láy xe đi làm từ sáng đến tối, mới về nhà. 2 vợ chồng về nhà được 1 hay 2 giờ thì đi ngủ. Rồi sáng mai, tiếp tục cuộc sống như thế. Nhìn tụi nó chuẫn bị gói cơm và đồ ăn vào hộp để ăn trưa và chiều, anh liên tưỡng đến sau này, “không lẻ mình cũng vậy sao?”. Ở VN, anh chưa từng ăn cơm nguội như thế. Thèm cái gì thì ra ngoài tiệm, ngoài quán ăn.

Mổi tuần thì em vợ chở anh đi lại khu chợ VN chơi, ăn uốn. Chỉ được vài giờ trong 1 ngày off thôi. Giờ còn lại của ngày nghỉ, thì anh ta phải clean nhà cửa, giặt đồ, cắt cỏ, làm vườn, v.v.

Ở Mỹ được 1 tháng, thì 1 hôm nọ, anh vợ gọi điện về nói chuyện với vợ anh, vợ anh mỏ speaker nên anh nghe rất rỏ. Anh ấy nói với giọng rất hớn hở và vui vẻ, “Em gái ơi, anh thấy chổ này người ta cần việc làm ne, em hỏi thằng Phú đi làm không?”. Vợ tôi noi: “tốt lắm, công việc gì vậy anh?”. Anh vợ noi: “thì đi bưng phở”. Lúc đó anh bị shock ngay lập tức. anh phải đi bưng phở. anh nghe 2 từ “bưng phở” lùng bùng bên tai. Vợ anh lúc đó cũng bị shock. Anh vợ nói tiếp: “thằng Phú làm không để anh trã lời cho người ta”. Vợ anh đáp “để em nói lại với anh Phú rồi cho anh biết”.

Trong ngày hôm đó, vợ anh không dám hỏi anh có chịu đi bưng phở không, vì công việc này khác xa, so với những gì anh làm ở Việtnam. Còn anh thì đang buồn chán, nên muốn làm cái gì cho đở buồn. Bây giờ anh không thể về VN được, vì anh đã bán nhà cữa và công ty cần cẩu. Nên phải ở đây. Ra sao thì ra, chứ làm sao về VN được. Tối hôm đó, anh nói với anh vợ là anh muốn đi bưng phở. Vo anh bat ngo luon. Ngày đầu tiên đi làm ở tiệm phở, em co biet khong, anh e thẹn và mắc cở muốn khóc, mổi khi anh bưng phở ra cho khách. sau đó….thi anh em minh noi chuyen voi nhau.

Thưa các bạn, lúc đó tôi khoãn 19 tuổi, còn anh Phú gần 40 tuổi. Nên hầu như tôi chỉ lắng nghe lời anh ấy nói, chứ không dám khuyên nhủ gì hết. Tôi còn nhỏ quá, ngay cả tôi còn không biết định huớng tương lai của mình vào thời gian đó. Tôi chỉ nghe và thông cảm cho anh ấy. Anh ấy thất vọng khi qua Mỹ ngay cái ngày đầu tiên. Anh Phú cảm thấy rằng mình đã quyết định sai lầm khi qua Mỹ. Mình tính toán sai rồi. Anh ta buồn và khóc.

Hoàn cảnh anh Phú và tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi thì rất nghèo lúc ở VN, nên khi qua Mỹ thì tôi rất thích. Còn anh Phú thì thuộc hàng trung lưu ở Vietnam, nên lúc qua Mỹ, anh ấy cảm thấy hụt hẫn, hối hận và buốn chán.

Sau cuộc chuyện trò cafe đêm đó, chúng tôi rất thân nhau. Vài tháng sau, tôi nghỉ làm tại quán phở, để đi học community college (đại học cộng đồng). Chúng tôi ít gặp nhau hơn. 1 năm sau thì anh Phú cũng nghỉ làm tại đó, và theo người ta phụ làm về construction, xây dựng, sửa chữa nhà cữa. Lúc này vợ chồng anh Phú đã ra ngoài thuê căn hộ để ở, chứ không ở nhà anh vợ nửa. Sau đó, Anh ấy thay đổi rất nhiều công việc, như thợ hàn, làm lau công ở trường học, v.v. Vợ anh Phú thì đi làm nail. 2 đứa con đi học.

Thời gian trôi qua, chúng tôi rất ít gặp nhau, lần cuối cùng tôi gặp anh Phú, là tại đám cưới con gái út của anh ấy. Anh Phú già đi rất nhiều. Rất nhiều nếp nhăn trên gương mặt phong trần, từ ngày tháng lao động vất vả, tại đất Mỹ này, để lo cho 2 đứa con ăn học. 2 đứa đều tốt nghiệp đại học và có việc làm tốt tại đây. Tụi nó đã quên tiếng Việt và chỉ nói bằng tiếng anh. Nhìn anh Phú, tôi thấy phục anh vì anh đã cố gắng rất nhiều, từ ngày đầu tiên đặc chân đến Mỹ, anh đã hụt hẫn và muốn quay ngay về Việtnam, cho đến hôm nay, 20 năm trôi qua, anh đã thành công, khi nhìn thấy 2 đứa con tốt nghiệp đại học Mỹ, có công việc tốt, và lập gia đình. Còn riêng anh thì, anh nói với tôi là anh không có dư tiền nhiều, chỉ dư chút đỉnh tiền để dành, mổi năm anh về VN chơi. Vì anh nói lương anh khoãn $1500 mổi tháng, lương vợ anh khoãn $2500 mổi tháng, tổng cộng khoãn $4000. Anh mua nhà lúc mới qua Mỹ vài năm, trã 30 năm, mổi tháng trã $1500, cộng thêm tiền điện nước, ăn uống, nên không có dư dã. Bây giờ vẩn còn nợ tiền ngân hàng cho căn nhà này.

Thưa quý vị, anh Phú đã về Việtnam sống, lúc ãnh 63 tuổi, đúng cái tuổi về hưu non ở Mỹ. Vợ anh ấy thì vẫn ở Mỹ, sống chung với vợ chồng con gái út và cháu ngoại. Hôm nay Tony muốn gọi anh Phú để hỏi thăm anh về cuộc sống ở VN và ở Mỹ nhé.

Gọi phone cho anh PHú…
P: A lô chú Tony hả, khõe không chú.
T: Em chào anh Phú, em khõe, cám ơn anh. Lúc này anh khõe chứ. Saigon chắc vui lắm hả anh.
P: Anh cũng khõe. Ở Vietnam thì vui chú ơi. Lâu lâu anh cũng qua Mỹ thăm vợ và con cháu, vài tuần, thì anh cũng về VN. Già rồi, ở VN anh thấy thoải mái hơn.
T: Em biết anh mà. Không ngờ mới đây mà 20 mấy năm rồi hả anh. Hôm nay em làm 1 clip nói về định cư ở Mỹ: được gì và mất gì. Nên em gọi cho anh để hỏi nè.
P: Dỉ nhiên là anh sẻ chia sẻ thật lòng. Tony muốn anh nói về điều gì?
T: Vậy thì tốt lắm. Anh chia sẻ về nước Mỹ, giá trị cuộc sống, những khó khăn, khi định cư ở Mỹ, anh được gì và mất gì.
P: Anh sống ở Mỹ cũng 20 mấy năm, từ 1 người đàn ông trung lưu ở VN, anh có công ty và có hoàn cảnh kinh tế khá, khi qua Mỹ, phải làm lại từ đầu.

Đầu tiên, anh nói về GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG là cái hay nhất ở Mỹ. Anh thấy ai làm nghề nào ở Mỹ như bưng phở như tụi mình ngày xưa, làm về xây dựng, ngay cả lau công, v.v., thì vẩn có thể mua xe hơi chạy, thậm chí mua nhà trả góp để ở. Cái này rất tốt. Ở VN, một người công nhân bình thuờng thì suốt đời không mua được nhà.

Môi trường học hành thì rất tốt. 2 đứa con anh ngày xưa học miễn phí từ khi qua Mỹ cho đến lớp 12. Không đóng tiền trường gì hết, trường cho mượn sách để học, ngay cả mấy năm đầu tiên, trường học còn cho con anh ăn ướng miễn phí, vì thu nhập 2 vợ chồng anh thấp. Đi học thì có xe bus đưa rước mổi ngày.

Mẹ vợ anh thì lãnh tiền trợ cấp cho người già và thẻ bảo hiễm y tế. Nói chung tốt thiệt.

Đối với anh thì nước Mỹ rất tốt, môi trường sạch sẻ, thực phẫm và đồ ăn chất lượng, không bị hóa chấc, giao thông đường xá thì trật tự, rộng rải. Ở Mỹ mấy mươi năm, khi ra đường, anh không lo sợ bị giật đồ, giật phone. Luật bạo hành gia đình thì rất nghiêm túc. Cái luật này cũng làm cho đàn ông mình bị mất quyền, hahahhahah. Nói thiệt, hồi lúc ở VN, trước khi đi Mỹ, anh nói rất lớn tiến, vợ anh cũng râm rấp nghe theo, khi qua Mỹ thì vợ anh cải lại dử lắm, anh thì không dám đánh vợ, vì sợ cảnh sát bắt, kkkkkkkk.

Bây giờ thì anh nói về NHỮNG KHÓ KHĂN THỰC TẾ ở nước Mỹ, đối với cá nhân anh. Ngày đầu tiên qua Mỹ, anh thấy hụt hẫn, và muốn về VN liền. Anh nói thật đó. Sau khi anh đi làm ở tiệm phở vài tháng, thì anh cảm thấy nước Mỹ phủ phàng quá, đối với anh. Lúc đó, anh có doanh nghiệp ở VN, có nhà cữa và tài sãn, ăn sung mặc sướng, mọi người nể trọng, có người làm, nhưng khi qua Mỹ, anh phải làm công việc thấp hèn như thế. Giấc mơ Mỹ đối với người khác thì đúng, còn đối với anh, thì anh thấy không đúng. Sống ở Mỹ 20 mấy năm, anh mới thấy sự thật trần trụi thế nào, cực khổ thế nào. Có nhiều người phải làm 2 job, làm không thấy ánh mặt trời là gì. Để trã bill nhà và ăn uốn. Phủ phàng quá chú Tony.

Bây giờ nhìn lại quãng thời gian đó, anh thấy ngán ngẫm thật sự. Anh bắt đầu từ đầu. Ngán thiệt chú Tony. Lúc đó, anh mang qua Mỹ số tiền bán nhà cữa và doanh nghiệp ở VN, nhưng nó chãng bao nhiêu so với tiền bên Mỹ. Anh nghỉ có thể anh qua Mỹ lúc đó là 40 tuổi, nên mình không còn năng động, giống như thanh niên, nên chỉ làm công việc chân tay thôi. Nếu qua Mỹ lúc tuổi trẻ thì hay hơn.

Lúc trước thì anh về VN chơi mổi năm. Mổi lần anh về VN, a xài 2 hay 3 ngàn đôla trong 1 tháng, là chuyện thuờng. Vì tiền đô đem về VN rất lớn. Và mình cài cả năm trời bên Mỹ, nên về VN thì xài cho nó xướng. Người ta nói Việt Kiều về VN xài tiền như nước. Cái này đúng thật. Nhưng họ không biết ở Mỹ, mình phải cài thế nào mới có tiền. Nên lúc ở Mỹ, mình lại chắc chiêu, để dành từng đồng kiếm được. Về VN thì xài cho đã.

Ở Mỹ mấy chục năm, nhưng anh không thể hòa nhập với người Mỹ, vì tiếng anh của mình dở quá. Anh chỉ biết nghe va nói tiếng bòi, để đi làm thôi.

Khi anh 63 tuổi, thì anh quyết định về VN nghỉ hưu. Bây giờ thì con cái anh học ra trường, có công việc tốt, đã lập gia đình, nên ở Mỹ, anh thấy buồn quá chú Tony. Thôi, anh về VN, vì anh còn bà con ở đây, nên thấy vui và thoải mái hơn.

Ở Mỹ buồn quá chú Tony. Ai cũng đi làm suốt ngày. Đóng cửa nhà kín mít. Bà con hay bạn bè thì vài tuần gặp nhau 1 lần. Không có chuyện giống như ở VN, mình muốn tập hộp, cafe hay nhâm nhi gì đó, thì cứ phone 1 cái là gặp nhau. Anh là người thích bạn bè, thích vui vẻ, nên 20 mấy năm sống ở Mỹ, quá đủ với anh rồi. Ở Mỹ, thời tiết thì tốt nhưng vào mùa đông, lạnh lẻo quá.

Nói tóm lại, anh được gì và mất gì khi định cư ở Mỹ? Anh đã chia sẻ tất cả. Tùy vào quan niệm của mổi người. Anh chúc chú Tony khõe nhé. Khi nào về Viet Nam thì ghé thăm anh. Bye Tony.
Bye anh Phu.

Thưa quý vị, qua câu chuyện cuộc đời của anh Phú, chúng ta rút ra kinh nghiệm gì về cuộc sống Mỹ, định cư ở Mỹ, sống ở Mỹ, được và mất gì. Tôi biết có nhiều người đi lên từ đáy xã hội Mỹ, nhưng hầu hết họ sang Mỹ lúc còn trẻ, dưới 30 tuổi, lúc đó, tuổi trẻ, năng động, có thể đi học, lấy bằng đại học, ra trường làm việc văn phòng, thu nhập gấp mấy lần người lao động tay chân, không phải làm culi như anh Phú, với đông lương ít ỏi. Ở Mỹ, thì công ty trả lương rất cao cho những người có học cao, có bằng cấp. Người có bằng đại học tại Mỹ, thì lương của họ, gấp 3 đến gấp 7 lần, so với người lao động bình thuờng, như thợ may mặc, công nhân bình thuờng trong các hãng xưỡng.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, là câu chúng ta thuờng nghe nói từ xưa đến nay, nhưng câu này rất khó áp dụng thành công, cho những người di dân Việtnam tại Mỹ. Vì ngôn ngử tiếng anh không biết, nên rất khó thành công, khi mình không biết tiếng anh. Có nhiều người Việt tại Hoa Kỳ, làm chủ 5, 7 tiệm nail, và hầu hết họ đều biết tiếng anh.

Đối với anh PHú, qua Mỹ năm 40 tuổi, anh Phú bắt đầu từ đáy xã hội Mỹ, và không đi lên được, kết thúc cũng bằng đáy xã hội. Nhung anh vẩn mua nhà, mua xe hơi được tai My.

Tôi xin mở ngoặc ở đây về những người làm culi tại Mỹ nhé. Cho dù họ đi cắt cỏ, làm lau công, sửa xe, làm nail, thợ sửa nhà, hay công nhân trong hãng xưỡng, nếu họ biết tiết kiệm, họ vẩn mua nhà, mua xe hơi được nhé. Đây là cái rất hay tại Mỹ.

Nếu quý vị nào mới sang Mỹ định cư, giống như anh Phú 20 mấy năm trước, tôi khuyên quý vị nên tìm hiểu về cuộc sống Mỹ, và người Việt tại đây, để không bị bở ngở, lúc mới qua đây. Quý vị không nên hy vọng quá nhiều vào người thân của mình ở Mỹ nhé. Khi qua Mỹ thì phải học tính tự lập. Đừng hy vọng rằng người thân của mình sẻ cho mình vài ngàn đôla, hay cho mình tiền mua nhà, chuyện này không xãy ra đâu nhé. Người thân có thể giúp mình trong thời gian đầu, như dạy học láy xe, chở đi xin việc làm, v.v.

Nếu quý vị nào còn băn khoăn, lo lắng, có nên định cư Mỹ không, Tony khuyên quý vị hãy xem câu chuyện cuộc đời anh Phú, rồi quyết định nhé. Đi hay không là do mình.

Nếu thích clip này thì sub dùm nhé, like và chia sẻ.

Chúc quý vị một ngày tốt lành và hẹn gặp lại nhé.

Sự thật ‘thú vị’ về nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Trung Quốc

Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu “bàng hoàng”.

Tượng Nữ Thần Tự Do Tại Mỹ

Tượng Nữ Thần Tự Do Tại Mỹ

Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp

Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!

Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!

Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

Hồ Flathead, Mỹ – Ảnh minh họa

Hồ Flathead, Mỹ – Ảnh minh họa

2. Kinh tế

Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có chỗ nào mà xa lộ không tới, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!

Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn dăm bữa nửa tháng là gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!

Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.

3. Xây dựng

Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.

Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!

Công trình xây dựng Tại Mỹ

Công trình xây dựng Tại Mỹ

4. Văn hóa

Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.

Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên đã giúp mang lên xe! Người này còn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì nữa không? Thế đấy!

Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).

Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng và trần trụi hơn, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!

5. Ẩm thực

Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.

Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!

Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!

Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật, đó là một xã hội còn quá sơ khai!

Con nai trên xa lộ Tại Mỹ

Con nai trên xa lộ Tại Mỹ

6. Phong cách

Người Mỹ làm như không biết tự trọng!

Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!

Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!

Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!

7. Học đường

Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.

Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.

Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở thành những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!

Học đường Tại Mỹ

Học đường Tại Mỹ

8. Y tế

Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.

Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!

Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!

9. Báo chí

Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!

Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.

Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!

Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn thận đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!

Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

Báo chí Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc

10. Tâm linh

Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.

Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.

Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!

Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống

Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.

Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi…

Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!

Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!

Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..

Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán

Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!

Mua bán hàng hóa tại Mỹ

Mua bán hàng hóa tại Mỹ

13. An toàn 

Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không có tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ còn không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!

14. Giao thông

Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.

Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: Bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!

15. Tình cảm

Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!

16. Nhạy bén

Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung Quốc chúng ta!

Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!

NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận.

Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.

Sưu tầm

Hoa Kỳ Có Còn Được Xem Là Vùng Đất Đầy Cơ Hội Cho Dân Di Cư Đến Mỹ

Hoa Kỳ có còn là vùng đất đầy cơ hội cho dân mới nhập cư? (Is America still considered the land of opportunity?)

Tôi tên là Tony, đã sống trên 25 năm tại Hoa Kỳ, du lịch đến rất nhiều tiểu bang, nên muốn viết bài này để nói rỏ thêm về cuộc sống thực sự ỡ đây thế nào. Có rất nhiều phụ nữ độc thân tại Việt Nam cũng như nhiều người được thân nhân bảo lãnh, có VISA, đang trong chờ giấy tờ hoàn tất để đến Mỹ, muốn hiểu về cuộc sống hiện tại ỡ đây ra sao. Hy vọng bài này sẻ giải thích được phần nào đó cho sự thắc mắc của quý vị.

Dich vu massage nu tai Vietnam

Dich vu massage nu tai Vietnam

Hiện có hàng ngàn phụ nữ Việt Nam di cư sang Mỹ mỗi năm và họ đã ngạc nhiên về cuộc sống ở đất nước này. Vì vậy, Mỹ có được coi là vùng đất của cơ hội? Cái nickname này có còn xứng đáng hay không tại năm 2015?

Trước đây, biệt danh là “vùng đất của cơ hội” mà người Châu Á, Việtnam, người nhập cư gốc Tây Ban Nha, châu Âu và châu Phi gọi Mỹ là vậy bởi vì nó có thể cung cấp nhiều lựa chọn cuộc sống, bao gồm cả tiền kiếm được, lựa chọn nghề nghiệp, giáo dục, không khí trong lành, thực phẩm sạch, và v.v., mà họ không tìm thấy trong quốc gia họ đang sinh sống. Tuy nhiên, có một số rào cản mà những người di dân không biết được là ngôn ngữ tiếng anh, đã trở thành yếu tố chính, làm cho nó khó khăn để thành công tại Hoa Kỳ. Trừ khi bạn nói và viết tiếng Anh tốt, bạn sẽ không có vấn đề để đạt được thành công của bạn ở nước này.

Hầu hết phụ nữ Việt Nam không hiểu về cuộc sống ở Mỹ cái nhìn như thế nào. Họ có thể đã nghe nói nhiều từ người đàn ông Mỹ gốc Việt khoe khoan hay nổ về sự giàu có và phong phú khi họ trở về với quê hương. Những anh chàng này làm việc rất chăm chỉ để kiếm tiền và chi tiêu tiết kiệm, sau đó quay trở về quê nhà, nổ với phụ nữ trẻ về lối sống của họ, làm cho những phụ nữ hiểu sai về Mỹ. Tôi đã sống ở Mỹ 25 năm nên tôi biết chính xác về cha mẹ tôi đã làm việc cần cù và cực khổ, để chăm sóc cho tôi và anh chị em của tôi. Không phải là dễ dàng, chị em ạ, bạn phải làm việc rất chăm chỉ để kiếm sống ở đất nước này. Tôi nhớ thời gian tôi còn ở Vietnam. Cha mẹ tôi có thể mướn một người thợ xây nhà để xây dựng một ngôi nhà nhỏ phù hợp với ngân sách của chúng tôi. Ở Mỹ, chúng ta không thể xây dựng một ngôi nhà như chúng tôi đã làm ở VN. Mỗi nhà phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy hoạch và phát triển.

Một điều nữa là hầu hết các trình độ chuyên nghiệp của bạn không được chấp nhận ở Mỹ. Bạn phải trở lại trường học và nhận được bằng kỷ sư, Cử nhân hoặc Thạc sĩ do Hoa Kỳ cung cấp. Tôi sẽ kết luận rằng biệt danh “vùng đất của cơ hội” của Mỹ vẫn còn phù hợp vì tôi không nhìn thấy bất kỳ nước nào khác phù hợp hơn cho biệt danh này. Tuy nhiên, trong những năm 1980, 1990, 2000, hầu hết những người nhập cư có cuộc sống dễ dàng hơn ở Mỹ. Ngày nay, hầu hết những người nhập cư phải làm việc nhiều hơn nhưng kiếm được ít hơn so với những gì người VN sang trước đây đã làm. Tôi nghĩ rằng vì số lượng người nhập cư đến Mỹ đang gia tăng trong thập kỷ qua, hầu hết mọi người mới đều cảm thấy khó khăn hơn để kiếm sống ở đây.

Mỹ vẫn được xem là đất của cơ hội cho nhiều triệu phú và tỷ phú người Việt muốn đầu tư vào bất động sản và các doanh nghiệp khác như nhà hàng, siêu thị, trạm xăng và các cơ sỡ khác. Hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam có thể bắt đầu một doanh nghiệp mới tại Mỹ một cách dễ dàng và an toàn mà không cần trải qua quá trình tốn kém và kéo dài như họ làm trong nước của họ. Ví dụ, khi bạn mở một công ty mới ở Viet Nam, bạn phải đưa các “phong bì tiền” hay “món quà” đặc biệt cho các quan chức địa phương để có được các giấy tờ đi qua một cách dễ dàng. Khi công ty của bạn đang phát triễn, bạn phải tiếp tục bồi dưỡng cho quan chức để họ không làm phiền. Nhưng nếu bạn mỡ kinh doanh tại Hoa Kỳ, thì bạn không cần hối lộ các khoãn như thế, giấy tờ vần nhanh gọn.

Có hàng ngàn người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ mổi năm. Rất nhiều người trong số họ sang Mỹ để mua bất động sãn, mỡ nhà hàng, hay mỡ các dịch vụ khác. Họ yêu thích sự tự do, không khí trong lành, thực phẫm sách sẻ và ngành giáo dục tuyệt vời mà Hoa Kỳ mang lại. Cũng có rất nhiều phụ nữ Trung Hoa sang Mỹ sanh con để đứa con có quốc tịch Hoa Kỳ. Vậy thì chúng ta thấy được rằng Hoa Kỳ vẫn được xem là vùng đất của cơ hội. Theo tôi nghĩ thì hầu hết người giàu có tại Trung Quốc đều tìm cách nhập cư vào Mỹ bằng cách này hay cách khác. Theo thống kê thì có đến 60% người giàu có Trung Quốc hiện đang sống ỡ Mỹ và đã duy chuyễn tiền từ quốc gia này đến USA đễ làm ăn.

Người Việtnam thì luôn copy cách sống của người China. Theo thống kê của diện EB-5 thì đã có gần 20,000 suất đi theo diện đầu tư và định cữ tại Mỹ dành cho các doanh nhân và người giàu có tại VN, và họ đã duy chuyễn gần 40 tỉ USD đến Hoa Kỳ để làm ăn vào năm 2015.

Có rất nhiều phụ nữ Việt tại trang web hẹn hò trực tuyến của chúng tôi Vietdating.us hỏi tôi về cuộc sống ỡ USA. Như đã đề cập ở trên, tôi nghĩ rằng Mỹ, vào năm 2015, vẫn được coi với biệt danh là vùng đất của cơ hội, nhưng hầu hết người mới phải làm việc chăm chỉ hơn để thành công. Đừng tin tất cả những lời nói từ đàn ông Việt Kiều Mỹ, bởi vì những gì họ nói là những lợi thế mà họ đã trải qua. Có một số người đã có một số rào cản khi thực hiện một cuộc sống ở Mỹ, mà họ không nói ra.

Tiếng Anh là ngôn ngữ mà bạn cần biết. Tôi nghĩ rằng người Philippines, Nga, và di dân phương Tây khác không có vấn đề trong việc nói tiếng Anh. Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái nhập cư thường có vấn đề với tiếng Anh. Nếu bạn không biết tiếng Anh đủ tốt, thì thật khó để tìm được một công việc ở đây, trừ khi bạn làm việc trong nhà hàng hoặc siêu thị mà bạn có thể nói được ngôn ngữ của bạn.

Thật khó để có được một bằng cử nhân tại Mỹ. Như bạn biết, bạn phải biết tiếng Anh để tham dự các trường cao đẳng cộng đồng (community college). Tiếng Anh là yếu tố quan trọng nhất để xác định có hay không bạn đang thành công ở đất nước này. Tiền không phải là về vấn đề quan trọng để học đại học. Bạn có thể xin hỗ trợ tài chính (financial aid) từ chính phủ để trả tiền học phí cho bạn.

Khi đến Mỹ và nếu có cơ hội, tôi đề nghị bạn đi học đại học và kiếm được một bằng cấp, để kiếm tiền tốt hơn. Rất dễ dàng để tìm một công việc có trình độ chuyên nghiệp nếu bạn có bằng Cử nhân (BS). Tiền lương cho một người chuyên nghiệp với bằng BS là khoảng $45,000 mỗi năm (mới tốt nghiệp) và có thể là $100,000 mỗi năm (với 10 năm kinh nghiệm làm việc). Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong một siêu thị hay nhà hàng, thì bạn có thể nhận được khoảng 15.000 USD mỗi năm cho khởi đầu và $20,000 mỗi năm sau 10 năm. Bạn có thấy sự khác biệt?

Vì vậy, tôi hy vọng tôi liệt kê một số lời khuyên quan trọng về cuộc sống ở Mỹ. Nó không phải là những gì bạn đã nghĩ trước đây. Đây là sự thật. Hầu hết phụ nữ Việt Nam đã đến với nước Mỹ sẽ thích nghi với lối sống Mỹ, vì vậy bạn cũng sẻ thích nghi.

Thật ra Hoa Kỳ có gì tuyệt vời chứ?

Tôi xin dịch lại một đoạn trong bài của tác giã Allan Erickson:

  • Bất cứ ai cũng có thể đến đây và hoàn toàn tái tạo lại bản thân mình. Quốc gia này vẫn còn là vùng đất của cơ hội.
  • Qua rèn luyện và làm việc chăm chỉ, một cá nhân có thể phát triển thịnh vượng và tận hưởng sự tự do đến 99,9% của con người.
  • Các cá nhân được tự do theo đuổi ước mơ hay tham vọng, là bởi vì chúng tôi có quyền tự do kinh tế được hỗ trợ bởi một cơ cấu quản lý tồn tại theo sự đồng ý của người dân.
  • US là một quốc gia mà có những nền văn hóa đa dạng và toàn diện nhất trên trái đất.
  • Nước Mỹ vỉ đại bỡi vì người Mỹ rất tữ tế.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì đây là đất nước của những nhân tài thật sự.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì chúng tôi luôn luôn khuyến khích và động viên lẫn nhau, cũng như yêu mọi người.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì con người rất tốt và chúng tôi tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì người Mỹ có lòng rộng lượng, vị tha và hào phóng nhất thế giới.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì người Mỹ không muốn có chiến tranh nhưng không hề sợ hãi đối đầu với kẻ côn đồ và các tên bạo chúa.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì chúng tôi chiến đấu theo nguyên tắc, và khi chúng tôi giành chiến thắng, chúng tôi sẻ đối xữ với các nước cựu thù như bạn bè.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì chúng tôi là nước cộng hòa lập hiến, hệ thống của chúng tôi kiểm tra và cân bằng, về công lý dựa trên các quy định của pháp luật, các giả định vô tội, quyền được xét xử công bằng và bảo vệ khác đòi hỏi chính phủ tôn trọng các quyền của công dân.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì chúng tôi sẵn sàng tiêu diệt các tên bạo chúa, nhưng chúng tôi luôn tìm và giúp đỡ người thấp cổ bé họng, những đứa trẻ mồ côi và người góa bụa.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì người Mỹ hoan nghênh việc người nhập cư đến đây cam kết về mặt pháp lý để trở thành một người Mỹ và hứa hẹn sẽ giúp quốc gia này hình thành một liên minh hoàn hảo hơn.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì mọi người, từng cá nhân, luôn tự nguyện làm quyết định có ý thức, bảo vệ quyền tự do của người khác.
  • Nước Mỹ vỉ đại vì sứ mệnh của chúng tôi là hòa bình và tự do của người dân một cách bình đãng.

Các lưu ý cho những người mới qua Mỹ: tại đây, người ta hay mua đồ trên mạng, khi xe chuyễn hàng đến, họ thường để hàng hóa trước cữa nhà của người đó. Hay các em nhỏ cỡi xe đạp hay quăng xe đạp vào sân nhà xung quanh, hay ỡ vỉa hè, góc đường nào đó. Khi gặp các trường hợp đó, quý vị đừng có lưộm nha. Vì ban ngày thì người ta đi làm nên hay mua hàng trên mạng. Nên quý vị lấy mấy thứ này thì cũng chẵng ai biết. Nhưng làm như vậy mất thể diện người Việt chúng ta lắm. Chỉ có đồ mà người ta quăng tại thùng rác thì quý vị có thể lấy, như TV, đầu máy, tủ lạnh, máy giặc v.v. TỰ GIÁC NHÉ!

Những thứ cần chuẫn bị khi đến mỹ

Có rất nhiều thành viên từ trang web hẹn hò trực tuyến của chúng tôi, VietDating.us, hỏi tôi những câu hỏi về những điều cần làm trước khi đến Hoa Kỳ (USA). Vì vậy, tôi viết bài này để liệt kê một số những điều quan trọng bạn nên làm trước khi đến vùng đất cơ hội này.

Tim ban bon phuong

Tim ban bon phuong

Học tiếng Anh là điều quan trọng nhất khi đến Mỹ. Vì vậy, nghiên cứu làm thế nào để đọc, lắng nghe và viết tiếng Anh trong quốc gia của bạn trước khi bạn đến đây. Ở Mỹ, có một số trường học mà bạn có thể đi học tiếng Anh, nhưng tốt hơn khi bạn có biết cơ bản tiếng Anh trước khi bạn đến đây. Ngoài ra, bạn có thể phải đi làm vào ban ngày, do đó bạn sẽ không có đủ thời gian để học tiếng Anh đầy đủ.

Bạn nên đi khám bệnh ở Vietnam. Khi bạn đến với nước Mỹ, bạn phải chắc chắn rằng bạn có sức khỏe tốt để bạn có thể làm việc và kiếm tiền trong vùng đất của giấc mơ. Thật là khủng khiếp nếu bạn có để đối phó với bất kỳ vấn đề y tế ở đất nước này. Chi phí nằm viện rất cao ở Mỹ. Một cuộc hẹn để gặp bác sĩ ở đây thì không đơn giản như bạn làm trong quốc gia của bạn. Đôi khi, bạn có hẹn bác sĩ đi khám bệnh trước một tuần hoặc một tháng.

Bạn nên đi khám nha khoa tỗng quát ở Viet Nam. Nếu bạn bị xâu răng hay cần phải trám răng, thì bạn làm điều đó ở nước bạn. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn đến với nước Mỹ. Chi phí chăm sóc nha khoa rất đắt tiền ở Mỹ.

Nhận được một giấy phép lái xe để lái xe ở Mỹ là 1 chuyện phải làm. Sẻ tốt hơn nếu bạn biết lái xe bốn bánh tại quốc gia của bạn trước khi đến Mỹ. Ở đất nước này, bạn sẻ phải học để lấy bằng luật láy xe trước khi được học láy xe. Vì vậy, nó cần có thời gian.

Sẻ phụ thuộc vào nơi bạn ở lại tại Mỹ. Một số tiểu bang Hoa Kỳ rất lạnh trong khi một số nơi thì nóng. Nếu bạn đang di chuyển đến sống trong một nơi lạnh, hãy chắc chắn bạn có quần áo ấm như áo len, áo jacket, v.v. Bạn nên thu thập càng nhiều thông tin như bạn có thể về nơi bạn sẽ sống ở nước này.

Bạn cần phải tìm hiểu làm thế nào để nấu ăn. Hầu hết người dân ở đây biết nấu ăn những món cơ bãn. Cuộc sống người dân ở mỷ bận rộn vì vậy hầu hết mọi người đi làm việc, đi học, v.v. Sẻ không có ai phục vụ cho ai đâu. Bạn nên biết làm thế nào để nấu ăn một số thức ăn cơ bản. Nếu vợ của bạn thường nấu các bữa ăn hàng ngày, thì bạn có thể phải nấu ăn cho cô ấy trong nước này (mĩm cười!). Vì vậy, học cách nấu những món cơ bản, nó sẽ giúp bạn.

Bạn phải đỗi tiền để sử dụng ở đất nước này. Hãy chắc chắn rằng bạn có một số tiền xu trong túi của bạn để sử dụng cho điện thoại, xe buýt, và v.v. Như bạn đã biết, không có chợ nào ở Mỹ chấp nhận tiền quốc tế.

Hộ chiếu của bạn là tài liệu quan trọng nhất, do đó bạn cần phải giữ nó một cách an toàn. Sẻ tốt hơn nếu bạn có một hoặc hai tài liệu với ảnh của bạn, nó sẽ giúp chứng minh nhận dạng của bạn.

Cuộc Sống Của Người Việt Kiều Ỡ Mỹ Bắt Đầu Thế Nào