Đi định cư ở Mỹ có cần TOEFL để học lại đại học?

1. Resident và citizen không cần TOEFL để xin vào đại học. Bằng trung học của bạn được chấp nhận. Tiếng Anh kém thì dù ở Mỹ 20 năm hay sinh ra ở Mỹ bạn vẫn phải học lại ESL (English as a Second Language). Khi lấy bài test English, nếu điểm bạn cao, bạn sẽ được xếp lớp cao, tiết kiệm thời gian học cho bạn.

Một góc thành phố Houston

Một góc thành phố Houston

2. Vào đại học, trong trường hợp thông thường (99% người nhập cư) là vào community college, học 2 năm lấy AA certificate. Sau đó tùy theo điểm số và các activity mà bạn có thể được vào university hay không. Khi vào univerisity thì tùy theo số credit bạn đã tích luỹ được về ngành mà bạn muốn học, bạn sẽ học thêm từ 2 đến 4 năm, hoặc lâu hơn, tùy bạn, để lấy được BS, BA. Nếu có sở thích và có khả năng, bạn có thể học tiếp nhiều năm nữa để trở thành Med. D., DDS, Pharm. D., Lawyer… Nên nhớ rằng, có một số trường, đặt biệt là các graduate school, đòi hỏi bạn phải lấy lại test English khi apply vào trường, nếu bạn ở Mỹ dưới 7, 10, 15 năm, hoặc không học high school ở Mỹ, dù cho bạn đã có BA, BS ở Mỹ.

3. Bạn có thể vào thẳng university nếu:
a) bạn thi SAT và TOEFL điểm cao (cao bao nhiêu thì tùy vào từng trường mà bạn apply). Tương tự như vậy, nếu họ cho bạn apply vào grad school, thì GMAT hoặc GRE và TOEL của bạn phải ở mức top.
b) bạn có đủ khả năng tài chính để đóng học phí năm đầu tiên như một international student vì bạn chưa là state resident (thường thì sau 1 năm bạn mới được xem là state resident để được đóng học phí 1/10 – 1/5 so với international)
c) bạn rất may mắn, vì tính cạnh tranh rất cao ở các university, mà bạn thì bị xem là FOB (fresh on the boat), “hai lúa”, không biết gì hết!

Tôi có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Vì biết trước sẽ được nhập cư vào Mỹ, tôi đã apply vào 6 grad school ở California để học MS như là một international student. Tôi rất may mắn được chấp nhận cho tuition fee ở UCI, 90% là nhờ chú tôi là professor và bố tôi là alumni của trường, 10% là nhờ transcript, TOEFL, GRE tốt và reference letters nghe rất rổn rảng . GOD BLESS… ME. GOD BLESS AMERICA!
Tuy nhiên, khi đến Mỹ, tôi phải “năn nỉ” để được đóng tiền học như international student trong semester đầu tiên và chờ xin trường xem xét lại tính hợp lệ của mình, vì tôi đến Mỹ với passport resident chứ không còn là international student như khi apply vào trường. Mô tả để bạn thấy sự phức tạp của vấn đề nếu bạn muốn đi tắt. Vì vậy được thi lấy license mà không cần học lại là hay nhất.

4. Bạn nói rằng bạn có 2 bằng đại học ở VN, 1 bằng về accounting, 1 bằng nữa là gì? Nếu về engineering như electrical, mechanical, civil, enviromental, chemical, electronic, water resource, industrial… thì tôi có thể hướng dẫn bạn cách thi lấy certificate và license mà không cần phải đi học lại. Tuy rằng ở mỗi state có thể thêm bớt một vài yêu cầu, nhưng tôi biết chắc chắn các quy định về foreign degree evaluation, thi lấy certificate và license này được áp dụng trên toàn liên bang.

Với professional certificate bạn có thể kiếm đến 60 ngàn/năm, professional license đến 90 ngàn/năm, đương nhiên là nếu bạn đủ giỏi, kinh nghiệm về chuyên môn và may mắn kiếm được việc làm . Nếu biết trước thì chắc tôi đã không phí 2 năm lội bộ trong cái UCI mắc dịch, tức thật (nhưng mà vui. Với tôi thì không có kinh nghiệm nào lý thú như kinh nghiệm được ngồi học trong một trường đại học lớn của Mỹ, mặc dù UCI chưa lớn lắm).

Em yêu trường em, với bao bạn… blonde và cô giáo… hot… hehehhe

Tôi không biết gì về finance, eco và accounting. Khi đến Mỹ, bạn nên liên hệ với các professional board ở state mà bạn cư ngụ để hỏi xem có quy định nào cho phép bạn không cần học lại mà vẫn có thể thi lấy license hay không. (Đừng hy vọng nhiều nhá , vì bạn có bằng cấp kinh tế từ một quốc gia độc nhất vô nhị, với “nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” )

Chúc vui và thật nhiều may mắn trên miền đất mới.

Source: nuocnonngandam

Visited 1 times, 1 visit(s) today


Vinh Danh THIÊN CHÚA trên trời, 
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" (Luca 2:14)

God Bless VIETNAM!






Facebook: https://www.facebook.com/tonytran3000

Youtube videos Tony: https://www.youtube.com/c/TonyTran3000


Binh luan

Leave a Reply

Muốn đăng ý kiến hay tìm bạn mới, ghi vào khung dưới. Email: Viết không có dấu, các chữ Đ thì viết thành chữ D(ví dụ tên Đăng Điền, bạn ghi DangDien). Nếu không có email, bạn ghi số điện thoại, cộng thêm @gmail.com (không có khoãn trống, ví dụ: 092518287@gmail.com). Bấm vào Choose File và chọn hình. Sau đó, bấm Đăng Ý Kiến *

Optionally add an image (JPEG only)