Archives

Ai Nói Phụ Nữ Việt Kiều Nước Ngoài Sướng Là Sai Lầm

Phụ nữ Việt Kiều sống ở nước ngoài không sướng tí nào đâu vì họ phải làm việc chăm chỉ để phụ giúp cho chồng, lo cho con cái, và nhịn ăn để được gầy. Vì có quá nhiều chị em tại quê nhà Việtnam muốn tìm đàn ông Vietkieu nên tôi viết bài này để nói lên vài sự thật về cuộc sống của đàn bà VK hải ngoại. Những chị em trong nước không nên nghe các ông bà Viet Kieu “nổ” mà hiểu sai lệt về cuộc sống thực sự của họ tại Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Ý, Đức hay các nước Châu Âu khác.

Làm việc cực khổ (hard working)

Hầu hết phụ nữ Viet Kieu hải ngoại làm việc toàn thời gian (full time) và ngay cả hơn thời gian (overtime) để kiếm tiền cho họ và giúp gia đình, anh chị em, hay thân nhân bà con tại quê nhà. Ví dụ các chị em làm móng tay (nail) thì họ làm khoãng 10 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, mới kiếm được khoãng $3,000 (lương+tip) mổi tháng (khoãng 100 triệu đồng VN). Họ phải lo cơm áo gạo tiền cho con cái mình. Với số tiền này trừ đi phần chi tiêu thì không còn dư bao nhiêu đâu. Họ phải trã tiền nhà, bảo hiểm y tế, chợ búa, v.v. Nếu muốn biết về chi tiêu mổi tháng, xin mời bạn đọc bài cuộc sống VK ở Mỹ nhé.

Còn nhiều việc khác mà tôi thấy con gái Việt Kiều không sướng tí nào. Họ phải tự lo tất cả. Như đà đề cập phần trên, họ làm khoãng 100 triệu một tháng, nếu sống tại VN thì họ có thể mướn Osin để phụ việc nhà. Nhưng ở nước ngoài thì họ làm tất cả. Tôi không thấy người Vietnam mướn Osin ỡ đây. Có một số người mướn người giữ trẻ hay chăm sóc người già. Cho nên họ làm tất cả công việc nhà. Nếu ỡ VN thì họ không cần làm gì mà “cần chỉ tay năm ngón” là xong. Nhưng ở nước ngoài thì ai cũng vậy, họ làm tất cả. Có nhiều chị em phải nấu đồ ăn cho 1 tuần lể và để vào trong tủ lạnh vì họ không có thời gian để nấu vào các ngày họ đi làm.

Nhịn ăn để được gầy

Đàn bà hải ngoại sống trong moi trường với thời tiết lạnh, họ hầu như không có đổ mồ hôi, dể bị mập, nên phụ nữ VK tại Mỹ, Úc, Canada, Đức, Pháp và các quốc gia Tây Âu khác luôn nhịn ăn để được gầy. Cái này theo tôi nghĩ là điều khổ nhất. Thèm mà không dám ăn vì muốn giữ body cho gầy. Tôi có vài cô bạn gái chỉ ăn nữa chén cơm mổi lần để giữ eo. Đàn bà có con rồi thì họ càng kỷ lưỡng hơn trong lúc ăn uốn để giữ eo. Lý do mà họ muốn óm là để mặc áo đầm đẹp. Ỡ hải ngoại, thì vào mùa hè, chị em VK thích mặc áo đầm khi đi vào các khu thương mại của người Việt hay trong các buổi dạ tiệc nên họ cần giữ body cho thon gọn, thì mới mặc áo đầm đẹp. Nhưng lại khổ là phải nhịn ăn.

Trong khi tại Vietnam, phụ nữ VN ăn “xã láng sáng về sớm” luôn. Lần về Viet Nam vài năm trước, mấy chị em bạn dì tôi quất cở 2 hay 3 chén cơm mổi lần, nhìn họ ăn mà mình thấy thèm luôn đó, họ nói ở VN thì ai cũng vậy mà, có chồng con rồi giữ eo làm gì, mà giữ eo cũng đâu có cơ hội mặc áo đầm đâu, vì chạy xe Honda mà mặc áo đầm thì nó bay lên, bọn con trai nhìn kỳ lắm.

Tôi chứng kiến rất nhiều đàn bà Viet Kieu tai Mỷ chỉ xem những món đồ ăn hấp dẫn trên Youtube, Facebook hay các mạng xả hội, mổi lúc họ thèm ăn. Vì hiện tại bây giờ có quá nhiều clip của mọi người đăng về đồ ăn thức uốn tại Saigon, Hà Nội hay các tỉnh thành, miền Bắc, Nam, Tây tại VN. Nên con gái VK mổi khi thèm món nào là cứ mỡ vi tính ra mà xem. Xem vậy chứ họ đâu có dám ăn vì sợ bị mập. Sao khổ thế nhĩ.

Phụ nữ người Việt hải ngoại thường không có mướn Osin mà họ phải làm tất cả việc trong nhà và luôn đi bộ để giữ eo. Họ phải tự láy xe hơi đi làm mổi ngày. Muốn đi chợ hay shopping cũng đều tự láy xe vì bên này thì không có mướn tài xế như bên VN đâu. Hơn nữa là đàn bà Việt nước ngoài họ rất sợ đụng xe cho nên họ tự láy xe là chắc ăn nhất. Đưa con đi học, láy xe đi ra ngoài, họ đều tự làm vì bên đây 99% là đều làm như thế.

Đó là các lý do mà chị em VK hải ngoại sống không thoải mái vì phải làm việc nhiều quá, lo cho gia đình con cái, và phải nhịn ăn để được gầy để khoe bề ngoài của mình. Tôi thấy phụ nữ tại VN sướng hơn đàn bà VK sống tại hải ngoại. Vì phụ nữ tại VN không cần phải nhịn ăn để giữ eo sau khi có chồng và con cái. Đàn bà VN không cần lo việc nhà mà chỉ cần mướn Osin để làm thay mình. Và phụ nữ quê nhà không cần đi làm vì đâu cần phải trả tiền nhà. Thêm vào đó, họ phải lo giữ gìn body vì sợ rằng chồng họ chán, thì hay kiếm cớ về VN, mặt dù họ không mấy thiện cãm với đàn ông Viet Kieu về Vietnam.

Quý chị em bạn gái tại quê nhà không nên tìm chồng ỡ Hoa Kỳ nếu thu nhập của mổi người trên 100 triệu Vietnam đồng mổi tháng. Tôi nói thiệt đó chị em phụ nữ nên suy nghĩ nhé. Tại USA thì con gái phải làm việc cực nhọc và tự lo nhiều thứ. Họ phải tự đi chợ, nấu ăn, cắt cỏ nhà, đi sữa xe hơi, thay nhớt xe, cào tuyết và nhiều thứ linh tinh khác.

Xin nói thêm về thu nhập và giá xăng để các bạn dể so sánh về chi tiêu bên Mỹ nhé. Trong tháng 12 năm 2014, giá xăng trung bình là $2.69/ Gallon (57 ngàn đồng VN). 1 Gallon = 3.5 lít. Vậy 1 lít xăng bằng khoãn 16 ngàn tại US. Giá xăng RON 92 tại Viet Nam là 20 ngàn vào thời điễm này. Vậy thì giá xăng bên Mỹ chỉ hơi rẻ hơn giá xăng tại VN vài ngàn 1 lít thôi. Nhưng tại Mỹ thì chị em phải láy xe khoãn 10 cây số 1 chiều để đi làm nên phải tốn nhiều xăng hơn tại VN.

Cho nên nếu thu nhập của chị em trên 100,000,000 đồng mổi tháng thì ỡ VN sướng hơn nhiều. Nếu quý chị em sang Mỹ vì môi trường tốt hơn, đồ ăn thực phẫm và không khí sạch sẻ, tự do giới tính và đặc biệt là con cái có tương lai hơn vì trường học rất tốt cho học sinh, thì đây là quyết định đúng và chuẫn không cần chĩnh. Nếu muốn hưỡng thụ thì nên sống tại VN.

Tóm lại, quý vị thấy phụ nữ Viet Kieu sống tại hải ngoại có sướng không?

Việt Kiều Thích Quen Gái Việt Nam Mà Không Thích Cưới

Hiện nay có quá nhiều đàn ông Việt Kiều về Vietnam làm quen và đi chơi với phụ nữ VN mà họ không cưới và bảo lảnh sang nước ngoài. Có nhiều lý do trong chuyện này, chị em không nên trách mấy ông VK là phụ tình hay “bỏ của chạy lấy người”. Tôi xin sử dụng các từ bình dân để giúp quí vị dể hiểu nha, mong thông cảm dùm.

Việt Kiều Thích Quen Gái Việt Nam

Việt Kiều Thích Quen Gái Việt Nam

Lý do chính là mấy anh Vietkieu sợ các chị em sang đây rồi ly dị. Trong vài năm qua, có quá nhiều cuộc ly thân ly dị xảy ra tại Mỷ, Canada, và Úc vì khi mấy cô lấy chồng Viet Kieu và có được giấy định cư hộp pháp hay Quốc Tịch ỡ nước ngoài, thì họ chia tay và quen người khác. Các chị em nên hiểu rằng mấy ông VK rất sợ chuyện này nên họ e dè khi bảo lảnh vợ từ VN sang đây. Thông thường họ chỉ lấy vài tuần lể về Viet Nam và quen con gái, vui vẻ vài ngày, và sau đó thì họ trở về nước họ sinh sống và tiếp tục công việc. Năm sau họ có thể trở lại VN và tiếp tục quen gái, giải quyết tình dục, v.v.

Tại sao phụ nữ VN hay chia tay với chồng khi sang nước ngoài?

Có nhiều lý do trong chuyện này. Lý do chính là họ không thấy những gì chồng họ nói là sự thật. Chồng họ “nổ” trong khi về VN. Những điều mấy ông nói khi về VN là không có thật, bao gồm công việc và thu nhập. Lý do thứ hai là về vấn đề tư cách của mổi người. Có nhiều chị em chấp nhận lấy chồng Việt Kiều già hơn mình nhiều để được sang nước ngoài, nên khi sang đây 1 thời gian là họ chia tay. Lý do thứ ba là vì công việc bên đây dể kiếm tiền nên họ có thể tự lo cho bản thân mình thì chuyện chia tay không thành vấn đề nữa. Ví dụ như lương trung bình của 1 người làm móng tay (nail technician) là khoãng từ 40 triệu ($2,000) đến 80 triệu ($4,000) mỗi tháng. Với mức lương này thì họ có thể sống thoải mái nếu đừng có xài đồ “hiệu” mổi tháng.

Thông thường họ vào các trang web tìm bạn bốn phương và làm quen phụ nử cô đơn và độc thân tại Saigon, Hanoi hay các tỉnh khác. Họ tìm hiểu và chit chat 1 thời gian và sau đó về VN để gặp nhau. Họ có thể quen vài cô gái trong 1 lúc để về tận hưỡng các cuộc tình ngắn hạn này. Nhưng rất nhiều anh VK không làm đám cưới đâu vì họ sợ phải hát nhạt phẫm bất hữu của nhạc sĩ Lam Phương “anh đã lầm đưa em sang đây, đễ bây giờ nghe tiếng thỡ dài”. Mổi năm có hàng chục ngàn cặp đôi quen nhau trên mạng hẹn hò làm quen bốn phương, nhưng có khoãng hơn 4,000 cô dâu Việt lấy chồng VK sang định cư ở nước ngoài?

Trách Việt Kiều hay Gái Việt?

Không trách ai cả. Không có ai sai hết. Nhưng có điều này tôi muốn nói ra là không nên nói “xạo” để được “tình”. Mấy ông không nên hứa hẹn gì nếu thích chơi theo kiểu “tình ngắn hạn”. Không nên hứa hẹn “anh sẻ cưới em” hay “nổ” quá làm cho người phụ nữ thơ ngây tại VN tin tưỡng và sau đó thất vọng. Còn mấy cô gái VN không nên lấy chồng VK để được sang nước ngoài và sau đó ly dị. Nói chung, chúng ta không nên dùng “thủ đoạn” đễ đạt được “tình” hay “tiền” hay các thứ khác. Nên sống thật với lương tâm của mình vì mình là người Vietnam.

Phải có hơn con số 4,000 phụ nữ lấy VK sang đây định cư chứ. Nhưng chúng ta cứ xem như là 4,000 phụ nữ “may mắng” hay “trúng số (win the lottery)” mổi năm.

Các Điều Cơ Bãn Bạn Nên Biết Về Cuộc Sống Tại Mỹ

Học tiếng Anh

• Có nhiều nơi tổ chức lớp học nói, đọc, và viết tiếng Anh. Nhiều trẻ em và người lớn ghi danh học Tiếng Anh như là Ngôn Ngữ Thứ Hai ESL (English as a Second Language). Những lớp học này giúp những người không biết tiếng Anh học ngôn ngữ này. Những lớp học này còn được gọi là Lớp Tiếng Anh cho Người Nói Thứ Tiếng Khác ESOL (English for Speakers of Other Languages) hoặc những lớp dạy đọc viết tiếng Anh.
• Trẻ em không biết tiếng Anh sẽ học môn này trong trường. Các trường học công lập Mỹ có những chương trình trợ giúp và giảng dạy đặc biệt cho học sinh cần học tiếng Anh. Những học sinh cần sự trợ giúp thêm thường được gọi là học sinh với Khả Năng Tiếng Anh Hạn Chế LEP (Limited English Proficient).
• Học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh có thể học lớp ESL thay thế cho lớp Anh Văn chính quy. Học sinh có trình độ tiếng Anh cao hơn có thể được xếp trong những lớp chính quy nhưng được trợ giúp thêm. Một số trường học cũng đưa ra những chương trình sau giờ học và dạy kèm để giúp học sinh học tiếng Anh. Trường học của bé sẽ cho quý vị biết họ có những chương trình trợ giúp nào cho học sinh cần học tiếng Anh.
• Người lớn không hiểu tiếng Anh có thể ghi danh học lớp ESL của những trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng hoặc trường ngôn ngữ tư nhân.
• Các chương trình ở trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng thường được tổ chức trong cộng đồng địa phương bởi các sở học chánh và đại học cộng đồng. Những chương trình này có những khoá học ESL có tình nguyện viên địa phương dạy kèm. Những chương trình này thường miễn phí, hoặc quý vị phải trả một khoản học phí nhỏ. Thời gian học có thể ban ngày hoặc ban đêm.
• Hầu hết những thành phố lớn đều có những trường ngôn ngữ tư nhân có lớp học ESL ban ngày hoặc ban đêm. Học phí của những lớp học này thường được tính dựa trên số giờ giảng dạy. Các lớp học ngôn ngữ ở trường tư thường đắt hơn những lớp học công.
• Một số tổ chức cộng đồng, thư viện, và những nhóm tôn giáo cũng có những lớp học ESL miễn phí hoặc giá rẻ. Hãy tìm hiểu trong thư viện công cộng địa phương, cơ quan dịch vụ xã hội, nhà thờ hoặc chùa. Nhân viên tra cứu của thư viện địa phương cũng có thể cho quý vị biết về những chương trình ESL và giúp quý vị tìm sách, băng video, đĩa CD và phần mềm điện toán để học ESL trong thư viện.

Về Cuộc Sống Tại Mỹ

Về Cuộc Sống Tại Mỹ

Đi lại trong nước Mỹ

Có nhiều cách đi lại trong nước Mỹ. Nhiều thành phố có xe buýt, tầu (cũng gọi là tầu điện ngầm), xe điện bánh hơi hoặc xe điện. Ai cũng có thể đi những loại xe này với một khoản lệ phí nhỏ. Ở một số nơi, quý vị có thể mua thẻ có giá trị đi nhiều lần trên tầu điện ngầm hoặc xe buýt. Quý vị cũng có thể trả riêng cho mỗi lần đi. Taxi (taxicab hay taxi) là loại xe hơi đưa quý vị đi đến nơi mình muốn với một khoản phí. Đi taxi đắt hơn nhiều so với những phương tiện giao thông công cộng khác.

Quyền và trách nhiệm

Là một thường trú nhân, những gì quý vị làm bây giờ có thể ảnh hưởng đến khả năng trở thành công dân Mỹ sau này. Quá trình trở thành một công dân Mỹ được gọi là “nhập quốc tịch”.
Là một thường trú nhân, quý vị có quyền:
• Sống và làm việc vô hạn định ở bất cứ nơi nào trên nước Mỹ.
• Nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ khi quý vị hội đủ điều kiện.
• Xin thị thực cho chồng hoặc vợ và con cái còn độc thân đến sống ở Hoa Kỳ.
• Xin hưởng tiền An Sinh Xã Hội (Social Security), tiền Phụ Cấp Bệnh Tật SSI (Supplemental Security Income), và tiền trợ cấp chăm sóc Y tế (Medicare), nếu quý vị hội đủ điều kiện.
• Sở hữu bất động sản trên nước Mỹ.
• Xin bằng lái xe trong tiểu bang hoặc trong khu vực quý vị đang sống.
• Xuất nhập cảnh nước Mỹ trong một số điều kiện nhất định.
• Theo học ở những trường phổ thông và trường đại học công lập.
• Gia nhập vào một số binh chủng của Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ.
• Mua hoặc sở hữu một khẩu súng, với điều kiện tiểu bang hoặc địa phương của quý vị không có hạn chế nào nói rằng quí vị không được phép.
Là một thường trú nhân, trách nhiệm của quý vị là:
• Tuân thủ toàn bộ luật pháp của liên bang, tiểu bang và địa phương.
• Đóng thuế thu nhập cho liên bang, tiểu bang và địa phương.
• Đăng ký với Sở Quân Vụ (Selective Service, thuộc Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ), nếu quý vị là nam giới từ 18 đến 26 tuổi.
• Duy trì tình trạng nhập cư của mình.
• Luôn mang theo giấy tờ chứng minh tình trạng thường trú nhân của quý vị.
• Khi chuyển chỗ ở, phải báo địa chỉ mới trên mạng hoặc gởi thơ báo địa chỉ mới tới Bộ An Ninh
Quốc Nội (Department of Homeland Security hay DHS) trong vòng 10 ngày mỗi lần chuyển chỗ.
Thường trú nhân được phát thẻ Thường Trú Nhân hợp lệ (Permanent Resident Card, dùng Mẫu đơn I-551) để chứng minh cho tình trạng hợp pháp của họ ở nước Mỹ. Có người gọi thẻ này là “Thẻ Xanh”. Nếu quý vị là một thường trú nhân từ 18 tuổi trở lên, quý vị phải mang theo giấy tờ chứng minh tình trạng thường trú nhân của mình. Quý vị phải xuất trình giấy tờ cho nhân viên di trú khi có yêu cầu. Thẻ này có giá trị trong 10 năm và trước khi hết hạn, quý vị phải đổi thẻ mới. Quý vị phải nộp mẫu đơn I-90 để xin thay thế hoặc thay mới Thẻ Thường Trú Nhân của mình.  Quý vị phải trả lệ phí khi nộp mẫu đơn I-90.
Thẻ Thường Trú Nhân của quý vị cho thấy rằng quý vị được phép sinh sống và làm việc ở nước Mỹ. Quý vị cũng có thể sử dụng thẻ Thường Trú Nhân của mình để tái nhập cảnh vào nước Mỹ. Nếu quý vị đi ra ngoài nước Mỹ quá 12 tháng, quý vị cần trình nộp thêm một số giấy tờ để trở lại nước Mỹ với tư cách là một thường trú nhân.
NHỮNG GIẤY TỜ QUAN TRỌNG KHÁC
Hãy cất giữ ở nơi an toàn tất cả những giấy tờ quan trọng mà quý vị đã mang theo từ quốc gia của mình. Những giấy tờ này bao gồm hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy hôn thú, giấy ly dị, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đại học, và những chứng chỉ cho thấy quý vị đã qua những quá trình huấn luyện hoặc có những kỹ năng đặc biệt.

Vì sao nên nhập quốc tịch Hoa Kỳ

Thường trú nhân hưởng phần lớn những quyền của công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có nhiều lý do quan trọng để quý vị cân nhắc việc nhập tịch Hoa Kỳ Sau đây là những lý do cơ bản nhất:
• Bỏ phiếu. Chỉ công dân mới được phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Hầu hết các tiểu bang cũng hạn chế quyền bầu cử, hầu hết các cuộc bầu cử, chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ.
• Làm bồi thẩm viên. Chỉ công dân Hoa Kỳ mới được phép làm bồi thẩm viên liên bang. Hầu hết các tiểu bang cũng hạn chế quyền làm bồi thẩm viên, chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ. Nghĩa vụ làm bồi thẩm viên là một trách nhiệm quan trọng cho tất cả các công dân Hoa Kỳ.
• Có hộ chiếu Hoa Kỳ khi đi du lịch. Hộ chiếu Hoa Kỳ cho phép quý vị yêu cầu yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp mình nếu cần thiết khi đang ở nước ngoài.
• Đem người thân trong gia đình sang Hoa Kỳ. Thường thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ ưu tiên hơn cho những công dân Mỹ nộp đơn xin phép cho người thân trong gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ.
• Nhập tịch Hoa Kỳ cho con cái sanh ở ngước ngoài. Trong phần lớn các trường hợp, những đứa
con được sanh ở nước ngoài của công dân Hoa Kỳ được tự động hưởng tư cách công dân Hoa Kỳ.
• Hội đủ điều kiện làm việc cho chính phủ liên bang. Một số việc làm trong các cơ quan chính phủ đòi hỏi phải có quốc tịch Hoa Kỳ.
• Tranh cử các chức vụ dân cử. Chỉ công dân Hoa Kỳ mới được tranh cử chức vụ liên bang
(Thượng Viện hoặc Hạ Viện Hoa Kỳ) và hầu hết các chức vụ trong chính quyền tiểu bang và
địa phương.
• Quyền thường trú vĩnh viễn. Quyền thường trú của công dân Hoa Kỳ không thể bị tước đoạt.
• Hội đủ điều kiện hưởng tiền trợ cấp và học bổng của chính phủ liên bang. Nhiều khoản tiền trợ cấp sinh viên, bao gồm các khoản học bổng và tiền tài trợ của chính phủ cho những mục đích đặc biệt, chỉ dành riêng cho công dân Hoa Kỳ.
• Hội đủ điều kiện xin trợ cấp chính phủ. Một số khoản trợ cấp của chính phủ được dành riêng cho công dân Hoa Kỳ.

Bảo Đảm An Toàn cho nơi ở và Gia Đình

Hãy chuẩn bị trước để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Dưới đây là một số việc quý vị có thể làm để bảo đảm an toàn:
• Kiểm tra để biết chắc rằng cửa ra vào có ổ khóa tốt và luôn luôn khóa cửa. Không đưa chìa khóa cửa cho người lạ. Hãy cẩn thận khi mở cửa cho người lạ. Hỏi xem họ là ai và muốn gì trước khi quý vị mở cửa.
• Chuông báo khói kêu lớn khi có khói trong nhà hoặc trong căn hộ của quý vị. Kiểm tra để biết chắc quý vị có chuông báo khói gắn trên trần nhà gần các phòng ngủ và trên mỗi tầng nhà. Thay pin trong chuông báo khói một năm hai lần. Kiểm tra chuông mỗi tháng một lần để biết chắc rằng nó vẫn hoạt động tốt.
• Tìm hiều xem các nhà thương, đồn cảnh sát và trạm cứu hỏa gần nhất ở đâu. Để những số điện thoại quan trọng (cảnh sát, cứu hỏa, và bác sĩ) ở gần máy điện thoại, nơi quý vị có thể tìm một cách dễ dàng.
• Tìm những van chính của hệ thống khí đốt, nước và hộp ngắt điện trong nhà quý vị. Kiểm tra để biết quý vị biết cách khóa van lại bằng tay.
• Hãy chuẩn bị một bộ dụng cụ phòng thảm họa, bao gồm đèn pin, radio xách tay, pin dự phòng, mền, túi cứu thương, và đủ thức ăn đóng hộp và nước chai để sử dụng trong ba ngày. Cũng kèm theo túi đựng rác, giấy vệ sinh, và thức ăn cho thú nuôi nếu cần. Hãy cất những thứ này ở một nơi dễ tìm.
• Thực hành với gia đình quý vị cách để thoát ra khỏi nhà trong trường hợp hỏa hoạn hoặc những trường hợp khẩn cấp khác. Nhớ cho con quý vị biết tiếng chuông báo khói kêu như thế nào và phải làm gì nếu nghe thấy tiếng đó. Hãy ấn định trước những địa điểm để gia đình gặp nhau trong trường hợp quý vị không có ở nhà. Chọn một nơi ngay bên ngoài nhà, và một nơi khác bên ngoài khu phố đề phòng những trường hợp quý vị không thể trở về nhà. Hãy nói trước cho một người bạn hoặc thành viên
trong gia đình đang sống ở vùng khác rằng mỗi người trong gia đình sẽ gọi điện thoại cho họ trong trường hợp bị lạc. Kiểm tra để biết chắc rằng mọi người đều biết làm thế nào để gọi, và có số điện thoại của người này.
• Hãy hỏi trường học của con cái mình để biết về kế hoạch đối phó của trường trong trường hợp khẩn cấp. Kiểm tra để biết chắc con quý vị biết phải làm gì. Nhớ hỏi xem quý vị có thể đến đón con ở đâu trong trường hợp khẩn cấp

Duy trì tình trạng thường trú nhân

Có một số điều quý vị phải làm để duy trì tình trạng thường trú nhân của mình. Đó cũng là những điều quan trọng nên nhớ nếu quý vị dự định xin nhập quốc tịch Mỹ trong tương lai:
• Đừng rời nước Mỹ một thời gian dài hoặc tới sống vĩnh viễn ở một nước khác.
• Phải khai thuế thu nhập liên bang, tiểu bang, và, nếu áp dụng, địa phương.
• Phải đăng ký với Sở Quân Vụ (Selective Service), nếu quý vị là nam giới từ 18 đến 26 tuổi.
• Phải thông báo cho DHS biết địa chỉ mới của quý vị.

Duy Trì Tình Trạng Nhập Cư Của Quý Vị
Những thường trú nhân rời Hoa Kỳ một thời gian dài hoặc không thể chứng minh được ý định sống lâu dài ở quốc gia này, có thể mất tình trạng thường trú của mình. Nhiều thường trú nhân cho rằng họ có thể sống ở nước ngoài miễn là họ trở về Hoa Kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Điều này không đúng. Nếu quý vị dự định đi ra ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng, quý vị nên xin một giấy phép tái nhập cảnh (re-entry permit) trước khi ra đi. Quý vị phải nộp mẫu đơn I-131, Đơn Xin Giấy Phép Du Lịch (Application for a Travel Document). Quý vị phải trả lệ phí khi nộp mẫu đơn I-131.
Giấy phép tái nhập cảnh có giá trị tối đa hai năm. Quý vị có thể xuất trình giấy phép tái nhập cảnh, thay cho hộ chiếu hoặc Thẻ Thường Trú Nhân, tại cảng nhập cảnh. Có giấy phép tái nhập cảnh vẫn không bảo đảm là quý vị sẽ được nhập cảnh khi trở về Hoa Kỳ, nhưng giấy phép này có thể dễ dàng chứng minh rằng quý vị trở về từ một chuyến du lịch tạm thời.

Mua nhà

Việc sở hữu nhà là một trong những “ước mơ của Người Mỹ”. Việc sở hữu một căn nhà mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng là một trách nhiệm lớn.
Nhân viên địa ốc có thể giúp quý vị tìm mua một căn nhà. Hãy hỏi bạn bè, đồng sự hoặc gọi tới đại lý địa ốc tại địa phương để tìm một nhân viên địa ốc. Nên tìm một nhân viên biết về khu vực quý vị muốn mua nhà. Quý vị có thể xem phần “Nhà Bán” (Homes for Sale) ở báo “Rao Vặt” (Classifieds). Quý vị cũng có thể tìm bảng hiệu “Bán Nhà” (For Sale) trong những khu nhà quý vị thích.
Hầu hết người ta cần vay tiền để mua nhà; hình thức vay này được gọi là “nợ thế chấp” (mortgage). Quý vị có thể vay thế chấp tại một ngân hàng địa phương hoặc tại một công ty cho vay thế chấp. “Vay thế chấp” có nghĩa là quý vị được cho vay tiền với lãi suất nhất định trong một thời hạn nhất định.
Số tiền lãi quý vị trả trên khoản vay thế chấp có thể được khấu trừ từ thuế thu nhập liên bang của quý vị.
Quý vị cũng cần mua bảo hiểm nhà để giúp trả cho những thiệt hại có thể xảy ra sau này. Bảo hiểm thường bao trả những thiệt hại gây ra bởi thời tiết xấu, hỏa hoạn, hoặc trộm cướp. Quý vị cũng cần trả thuế bất động sản căn cứ vào giá trị của căn nhà.
Nhân viên địa ốc hoặc luật sư chuyên về địa ốc có thể giúp quý vị tìm nơi vay tiền thế chấp và mua bảo hiểm. Họ cũng có thể giúp quý vị điền vào các mẫu đơn để mua nhà. Thông thường, thì nhân viên địa ốc không thu phí khi giúp quý vị mua nhà. Nhưng quý vị có thể phải trả lệ phí điền đơn cho luật sư chuyên về địa ốc. Quý vị cũng sẽ phải trả lệ phí cho việc vay tiền nợ thế chấp và nộp những mẫu đơn pháp lý cho tiểu bang. Các lệ phí này được gọi là “các chi phí hoàn tất hợp đồng sang nhượng bất động sản” (closing costs). Nhân viên địa ốc hoặc nhà cho vay phải nói cho quý vị biết các khoản lệ phí này là bao nhiêu trước khi quý vị ký vào các mẫu đơn cuối cùng để sang nhượng nhà.

Source: usis.us

Việt Kiều Già Hải Ngoại Có Nên Về Vietnam Ở Không

Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ vừa qua. Và có nhiều người trả lời, nhưng tựu trung không ai muốn về sống luôn ở Việt Nam. Tại sao?

 

Việt Kiều Già Hải Ngoại

Việt Kiều Già Hải Ngoại

1. Tại sao lại muốn về Việt Nam ?

Đã là người Việt Nam thì ai chẳng muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác, đó là tiếng Anh mà có nhiều người già không hiểu và không biết nói.

Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình. Đời sống ở Việt Nam thì tương đối đơn giản, thoải mái. Chi phí sống ở Việt Nam cũng thấp hơn sống ở Mỹ. Các món ăn hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ. Nói tóm lại, nếu được về sống ở Việt Nam để gần gũi thân nhân, gia đình và quê hương thì còn gì bằng? Thế mà vấn đề không đơn giản như vậy.

2. Một số người muốn về Việt Nam vì những lý do sau:

Có một số ít người về Việt Nam để xây biệt thự để về hưởng thụ. Ở Mỹ, ai cũng phải làm việc quần quật như trâu bò cả ngày, không ai biết mình là ai. Nay về Việt Nam được người ta trọng vọng, nể vì bởi cái “mác” Việt kiều thì thích chí.. Họ về Việt Nam để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về.

Một số khác để kiếm bồ bịch và hưởng lạc thú xác thịt. Đó là những sự thật trơ trẽn mà ai ai cũng biết…

Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác. Khi chết, họ sẽ đối diện với những tội ác của họ. Gia đình tôi và một số bạn bè tôi là một trong những nạn nhân của hạng người này.

3. Những trường hợp thực tế có thật:

-Một vị linh mục trên 90 tuổi đã suy xét rất kỹ về việc nên về Việt Nam sống và chết hay nên ở lại Mỹ. Kết cuộc, ngài chọn xin vào sống dưỡng lão trong Dòng Đồng Công ở Mỹ mà không về sống ở Việt Nam.

-Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ. Lúc sống hy vọng có các nữ tu đùm bọc, lúc hấp hối hy vọng có người lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng rốt cuộc, các bà không thể về sống ở Việt Nam được, vì một số nữ tu không nhận nuôi các bà, dù cho các bà có trả tiền đi nữa.

-Khi gia đình tôi về thăm Việt Nam, mẹ chúng tôi có ý định về dưỡng già ở Việt Nam nên chúng tôi đi tìm một dòng tu nữ để xin trả tiền cho mẹ tôi được về Việt Nam sống trong tu viện, nhưng bà bề trên nói rằng họ không thể cho bà ở trong tu viện của họ vì Dòng họ không có dòng Ba (dành cho giáo dân), và vì họ sợ sống chung đụng mất lòng.

-Còn một dòng tu khác thì cho giá cả là 100USD tiền thuê phòng, chưa kể tiền cơm nước và công thuê người giúp việc để săn sóc cho bà. Căn phòng quá nhỏ và thiếu tiện nghi tối thiểu. Đi thăm Việt Nam lần ấy về, mẹ tôi bỏ ngay ý định: “Ta về ta tắm ao ta” ngay. Thực tế nói nhiều hơn là trí tưởng tượng!

-Một lần khác, chúng tôi lại đưa mẹ tôi ra Huế. Bà lại có ý định ở lại trong một dòng tu nữ ở Huế. Lần ấy, các nữ tu cho gia đình chúng tôi ở trong những phòng chật chội và nóng bức, thiếu những tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ tôi nhìn thấy thực tế mà tỉnh mộng. Gia đình chúng tôi vội vàng thuê khách sạn ở ngay, và không ai đề cập gì thêm đến chuyện về sống ở Việt Nam nữa.

-Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Mặc dù các con của hai cụ ngăn cản chuyện hai cụ về lại Việt Nam , nhưng không giữ hai cụ được. Cuối cùng, họ gửi tiền về Việt Nam cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng người con nuôi ở Việt Nam đã đối xử rất tồi tệ với hai cụ. Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang cho các con ruột của hai cụ để đòi tiền thêm. Các con ruột của hai cụ nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lầm và lựa sai. Đây là một bài học cho những người già không chịu an phận ở với con cháu.

-Có hai cụ cố là cha mẹ của một vị linh mục. Hai cụ cố chỉ muốn về lại Việt Nam . Khi ra phi trường, hai cụ “cay cú” xé hết giấy tờ di trú vì không còn muốn ở Mỹ nữa. Về Việt Nam được khoảng 6 tháng, hai cụ chịu không được, muốn trở lại Mỹ thì không còn giấy tờ di trú nữa. Thành ra tội nghiệp cho người con linh mục phải lặn lội về lại Việt Nam chạy chọt giấy tờ để đưa cha mẹ trở về Mỹ.

4. Các lý do mà Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam:

Có nhiều lý do mà người Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam . Sau đây chỉ là một số lý do tại sao người ta không về sống ở Việt Nam :

-Điều kiện an ninh chưa tốt, còn có những sự khó khăn và không hoàn toàn tự do. Nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét.

-Khi hậu Việt Nam quá khắc nghiệt, nắng và nóng nực hơn 30 năm về trước nhiều. Đã nóng lại còn ẩm ướt, làm cho con người không được thoải mái.

-Ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe… Ở Sàigòn, không có một con đường nào là yên tĩnh và nên thơ để hít thở chút không khí trong lành. Như vậy con người dễ bị theo đường hô hấp, bịnh phổi, bịnh lao.

-Cách nấu ăn và thức uống không hợp vệ sinh. Đã có trường hợp rượu đế có pha thuốc rầy làm cho nhiều người chết. Rồi nạn bánh phở có chất độc cho bánh dai, làm người ăn chết oan. Nguồn nước uống không trong lành. Người ở Mỹ về thường bị đau bụng tiêu chảy, và bị ngứa ngáy khắp cơ thể.

-Cách lái xe của các tài xế quá ẩu, không có sự an toàn. Họ đã nhiều lần lái xe lấn áp những người lái xe gắn máy cho đến khi người ta té ngã hay chết. Trong thân nhân tôi, có trường hợp một phụ nữ có thai bị chết oan cả hai mẹ con vì bị tái xế xe hàng ép té bể đầu. Bản thân chúng tôi thuê xe đi mà tài xế suýt đụng xe mấy lần. Tại sao mình lại dại dột giao mạng sống mình cho những kẻ mình không biết gì về họ?

-Bước chân ra là tốn đủ mọi thứ tiền: Tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác. Trong khi ở Mỹ, ngoài hai bữa cơm, không tốn tiền xe cộ, và không tốn những món tiền không cần thiết khác.

-Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp..

-Điều kiện chữa trị y tế chắc chắn là thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống y tế tiến bộ nhất thế giới. Khi về già thì hay sinh ra nhiều bịnh. Tại sao lại chọn cái xấu mà chê cái tốt, khi càng già càng mang nhiều bịnh? Đó là chưa kể khi mình bị bịnh nặng, lại mang danh là Việt kiều, liệu các nhân viên y tế có hết lòng chăm lo cho Việt kiều hay là để cho mình chết cho mau?

-Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình

-Điều quan trọng nhất là: những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng gần 900USD. Nếu các ông bà này ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt viện trợ ngay. Vậy khi về ở luôn ở Việt Nam là xem như quý vị không còn tiền trợ cấp xã hội nữa. Liệu có ai hầu hạ và chăm sóc không công cho một người già không tiền hay không?

-Quý vị thử đến thăm thân nhân hay ngay cả các tu sĩ mà không tặng họ tiền, thì sẽ thấy ngay phản ứng của họ. Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?

5. Giải pháp tốt nhất:

Nếu quý vị không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc cho quý vị, thì xin hãy vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California. Chúng tôi đã từng đi thăm nhiều viện dưỡng lão. Tại đó có Thánh lễ hàng tuần và có các Thừa Tác Viên Thánh Thể kiệu Mình Thánh Chúa đến cho quý vị hàng ngày.

-Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng tọa đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời.

-Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã phỏng vấn một số cụ già, cả nam lẫn nữ. Họ rất vui khi ở trong các viện dưỡng lão này.

6. Kết luận:

Vì thế, nhiều người kết luận rằng: Họ chỉ về thăm quê hương và giúp đỡ người nghèo và tàn tật, chứ không về ở luôn tại Việt Nam . Những ông bà cụ có con cháu còn ở lại Việt Nam thì họ về thăm cho đỡ nhớ, rồi sau đó, họ cũng trở lại Hoa Kỳ vì nhiều lý do tế nhị khác mà không thể nói ra hết được.

Tốt hơn hết, mình nên sống ở Hoa Kỳ. Con cháu mình ở đâu thi gia đình mình ở đấy. Nhà mình ở đâu thì tổ ấm ở nơi đấy. Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ.

Kim Hà

Làm Vợ Việt Kiều Và Làm Dâu Ỡ Mỹ Khổ Hay Sướng

Mẹ chồng tương lai ra tận sân bay đón tôi còn bố chồng ở nhà cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad. Tôi cứ thế bước vào hôn nhân và cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói.

Đọc cái tựa đề tôi tự viết xong, tự nhiên tôi có cảm giác như việc đi làm dâu như một điều gì đó to tát, kinh khủng lắm. Mà không sợ sao được khi trước khi lấy chồng phải nghe biết bao câu chuyện xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu, những thay đổi khi di chuyển từ nhà mẹ đẻ sang mẹ chồng và cả những mối quan hệ chị em dâu, cô cậu chú bác đan xen, phức tạp.

Nữ Việt Kiều Mỹ

Nữ Việt Kiều Mỹ

Đấy là còn chưa kể đến những tác phẩm văn học xôn xao dư luận như “Mẹ chồng ăn thịt con dâu” hay bộ phim “Monster-in-law” (Mẹ chồng quỷ quái) lấp ló trên kệ CD như khiêu khích những nàng dâu chuẩn bị bước vào cuộc chiến nhiều tên gọi của hôn nhân này.

Đặc biệt với hình mẫu phụ nữ không giỏi việc nhà, tệ hại việc nấu nướng, đụng đâu đổ đó như tôi thì càng nhiều trở ngại hơn khi phải làm dâu một ai đó. Nói là sợ thì cũng không phải vì tính tôi thích thử thách và không ngại đối mặt với những cái mới. Nói không sợ thì cũng không hẳn vì chẳng biết phía trước là điều gì đó đang chờ mình.

Chỉ biết rằng, ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống Texas sau chặng bay dài từ California, đó là một cái ôm từ người phụ nữ cao lớn, người mà lúc đó là mẹ của bạn trai tôi. Câu đầu tiên người phụ nữ ấy nói với tôi là: “Con thật là xinh đẹp. Chuyến bay của con như thế nào? Hy vọng con sẽ có một khoảng thời gian thật vui ở Mỹ”. Sau đó, người phụ nữ ấy ôm tôi thêm một lần nữa trước khi tôi bước lên xe về thẳng nhà của bạn trai mình.

Vừa vào đến nhà, tôi gặp thành viên thứ hai của gia đình, đó là bố của bạn trai tôi. Phải nói rằng, cảm giác đầu tiên khi tôi tiếp xúc với mọi người trong gia đình bạn trai là sự choáng ngợp trước chiều cao của từng thành viên. Cả gia đình cao dần đều từ 1,82 – 1,92 và 1,95 m và riêng anh của bạn trai tôi cao hơn 2m. Tôi có cảm giác nhỏ bé ngay phút đầu tiên bước vào căn nhà này.

Bố bạn trai tôi lúc đó đang ở trong bếp cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad cho cả nhà. Vài tuần ghé thăm gia đình bạn trai tôi tại Texas, tôi hiểu được nhiều hơn về gia đình chồng tương lai của mình. Ở đây, việc đi chợ được đảm nhiệm bởi hai người đàn ông trong gia đình, việc rửa chén, giặt áo quần, dọn nhà cũng được hai người đàn ông ấy làm nốt.

Người phụ nữ khi nấu nướng cũng được những thành viên còn lại hỗ trợ. Có hôm thời gian cho phép thì người phụ nữ nấu nướng, còn nếu người phụ nữ bận, người đàn ông đi làm về cũng không bao giờ hỏi hôm nay nhà mình nấu món gì mà tự động vào bếp, tự làm cho mình miếng sandwich hay món gì đó nhè nhẹ để ăn. Không bao giờ có lời ra tiếng vào khi người phụ nữ ở nhà mà cơm canh không sẵn sàng. Nói chung nó khác xa nhiều so với viễn cảnh tôi từng tưởng tượng về cuộc sống hôn nhân là như thế nào. 

Lúc đó tôi cảm thấy yên tâm hơn nhiều vì cuộc sống làm dâu sắp tới của tôi chắc không đến nỗi. Đặc biệt là khi bố bạn trai tôi lúc ấy cứ nhắc nhở tôi là có áo quần gì cần giặt, cứ bỏ ra rồi ông giặt cùng đồ của cả nhà vì ông giặt đồ cho cả nhà. Nếu có yêu cầu đặc biệt về loại xà bông, hay nước xả vải loại nào thì cứ nói cho ông biết. Đến lúc đó, tôi cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói. Hóa ra làm dâu còn sướng hơn cả khi làm con gái ở nhà mình.

Tôi cứ thế mà bước vào hôn nhân, vào nhà người Mỹ để làm dâu và cả luôn trải nghiệm cuộc sống mới ở nơi này. Phải nói rằng, làm con dâu gia đình Mỹ thật sướng do họ rất tôn trọng tự do con cái. Đi đâu, làm gì cũng được, miễn là gia đình biết thời gian đi về để khỏi phải lo lắng cho an toàn cho từng cá nhân.

Như bản thân tôi thường làm việc đến tận 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau nên hiếm khi tôi thức dậy vào khoảng thời gian mà những người khác trong gia đình thức dậy. Trước giờ tôi thức giấc bố mẹ chồng tôi đều đi nhẹ nói khẽ và đặc biệt là tránh gọi điện thoại giờ tôi đang ngủ để tiếng điện thoại không đánh thức tôi dậy. Họ quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi như chính tôi là con gái của họ.

Tôi cảm thấy may mắn khi làm dâu một gia đình mà từng thành viên luôn yêu thương lẫn nhau. Đó là những con người tốt, nhân hậu, tình cảm và đề cao giá trị gia đình lên trên hết. Họ sống gắn bó, gần gũi và luôn làm mọi thứ cùng nhau đúng với ý nghĩa của một gia đình thật sự. Họ khác hẳn với những điều tôi nghe về bố mẹ chồng Tây từ kinh nghiệm của những người đi trước.

Tôi nghĩ điều này hình thành từ nền tảng gia đình, mỗi gia đình coi trọng giá trị truyền thồng theo một cách khác nhau. Đặc biệt là ở các gia đình Mỹ, khi mà mối quan hệ mẹ chồng con dâu không thân thiết như những gia đình Việt nơi mà một năm họ chỉ gặp nhau vài lần vào dịp lễ tết, họ yêu thương nhau nhưng không biết nhiều về nhau nên phải tránh tối đa những quan điểm cá nhân, những nhận xét thẳng thắn vì họ không hiểu nhiều về người kia và không muốn làm phật ý họ.

Nếu mối quan hệ con dâu, mẹ chồng không thật sự thân, thoải mái, rất hiếm khi bạn có thể nghe ý kiến theo kiểu nên hay không nên, hay cả chính ý kiến từ mẹ chồng bạn vì họ sợ nhất là làm người kia không hài lòng và nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con trai họ, hay cả nỗi sợ không được gặp con hay gặp cháu của họ. Chưa kể việc khác biệt văn hóa của cả hai càng khiến rào cản ấy như càng khó khăn hơn trong việc tìm hiểu nhau và thật sự thoải mái cùng nhau.

Điều may mắn của tôi là việc bố mẹ chồng tôi sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa khi họ còn rất trẻ. Ở họ đó là sự trải nghiệm, sự giao lưu, hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau khi họ làm việc cho không quân Mỹ.

Họ đã sống ở rất nhiều quốc gia trải dài từ châu Âu sang Ả Rập và đóng quân ở rất nhiều bang khác nhau của nước Mỹ. Bạn bè của họ đến từ khắp châu lục trên thế giới, tuổi trẻ của họ đã đi qua hết 50 bang, đã trải nghiệp hàng chục nền văn hóa khắp nơi từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ nên thế giới quan họ được mở rộng và họ có thể hội nhập, thông hiểu cho các khác biệt của văn hóa.

Đứng trước họ tôi thấy mình nhỏ bé, không chỉ ở tuổi đời mà chính là những trải nghiệm, những suy nghĩ và cả cách họ sống cuộc đời của riêng họ. Đó là những con người giàu tri thức, giàu trải nghiệm, lạc quan và nhân hậu. Tôi học được rất nhiều điều từ họ và tôi cảm thấy tự hào khi được sống chung cùng họ dưới một mái nhà. Ở đây tôi học được rất nhiều điều về nước Mỹ, về người Mỹ, để thật sự hội nhập và yêu thương đất nước này như chính ngôi nhà thứ hai của mình.

Trong 5 năm qua, gia đình chồng tôi biến tôi thành một phần của những hoạt động văn hóa trải dài trên khắp nước Mỹ. Họ khiến tôi yêu nước Mỹ như cách tôi yêu quê hương Việt Nam của mình. Họ giúp tôi học nướng từng cái bánh, đan từng cái giỏ, may từng chiếc bao gối, từng cái giỏ xách, cùng trang trí cây thông, cùng nấu nướng, cùng hồi hộp, cùng mong đợi khi những dịp lễ tết đến.

Họ không ngại lái xe hàng giờ liền để tôi có thể ngắm lá mùa thu, họ không ngại cùng tôi ăn món Việt suốt nhiều ngày trong tuần khi chúng tôi lái xe đến khu người Việt. Họ không ngại ăn nước mắm cùng chả giò, cùng học nấu những món ăn Việt Nam hay cả việc làm kimchi Hàn Quốc bởi vì tôi thích những món đó.

5 năm qua, tôi và mẹ chồng không biết đã có biết bao cuộc trò chuyện dài cả tiếng đồng hồ về những điều ngớ ngẩn, những đề tài về bạn bè, về văn hóa, về mẹ và con gái… những đề tài chẳng đâu vào đâu nhưng lại khiến chúng tôi gần nhau, hiểu và yêu nhau hơn.

5 năm qua, tôi không ngại tặng mẹ chồng những món quà mà cho vàng con dâu cũng không dám tặng trừ khi đã thực sự hiểu và cảm giác thoải mái với nhau. 5 năm qua, chúng tôi là những người bạn, là mẹ và con gái, là bạn tâm giao, là hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông trẻ.

5 năm làm vợ, làm con dâu tôi có thể nói với bạn rằng, trong mối quan hệ tưởng chừng như khó khăn để trở nên thân thiết đó, luôn tồn tại những cơ hội để cả hai có thể tìm hiểu về nhau, yêu thương nhau. Nếu bạn thật sự thành tâm, thật sự yêu thương họ, họ sẽ cảm nhận được và yêu quý bạn nhiều hơn. Mối quan hệ đó đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía, đặc biệt là từ phía bạn để họ có thể thấy rằng họ có thêm một cô con gái, chứ không phải mất đi một người con trai.

Hồng Ngọc

Thi Bằng Viết (Luật) Để Học Láy Xe Tại California

Thân chào các bạn thành viên XNC, sau đây là khoảng 100 câu hỏi cho bài thi viết lấy bằng lái xe ở Cali mà Hong, Tran sưu tầm đuợc từ một người quen sống lâu năm ở San Diego, sau khi học “tủ” xong, đảm bảo thi đậu ngay, khỏi phải mất công thi lại vừa mất thời giờ, vừa tốn tiền ah (mỗi lần đăng ký thi lại mất $31 lận, chưa kể công lao người đưa đón và xăng-xe). Cố lên nhé.
Bài viết này mục đích giúp các bạn và gia đình mình an tâm hội nhập cuộc sống mới, nó cũng dành cho trang Web xuatnhapcanh.com tuyệt vời này.

Lexus Convertible

Lexus Convertible

BÀI THI LẤY BẰNG LÁI XE CỦA CALIFORNIA – CALIFORNIA DRIVER’S EXAMINATION
(From the 2010 California Driver Handbook – New)
là 2 tờ giấy A4 (4 trang) gồm 36 câu hỏi, nếu cần bạn có thể chọn đề thi bằng tiếng Việt cho khoẻ.

Chỉ dẫn: Học kỹ Tập Sách Hướng Dẫn Lái Xe của california trước khi quý vị đi thi. Mỗi câu hỏi có ba câu trả lời để chọn. Hãy chọn một câu trả lời và đánh dấu X vào đúng ô của câu trả lời. Trong lúc thi không đuợc nói chuyện, không đuợc dùng bất cứ sách vở tài liệu hay giấy ghi chép nào hoặc rời khỏi chỗ thi trước khi bài thi của quý vị đuợc chấm. Nếu làm như vậy bài thi có thể bị chấm rớt và quý vị có thể bị ngưng không cho thi hoặc lấy lại bài thi.
___________________________________________________________________
ĐIỂM ĐẬU – NHỮNG NGƯỜI XIN BẰNG LÁI LẦN ĐẦU ĐUỢC SAI 6 CÂU HOẶC ÍT HƠN
NHỮNG NGƯỜI TÁI CẤP BẰNG LÁI (RENEWAL) ĐUỢC SAI 3 CÂU HOẶC ÍT HƠN
___________________________________________________________________

1. Là phạm luật khi người lái xe 21 tuổi hoặc trên có nồng độ rượu trong máu (BAC) là _____ hoặc cao hơn:
a/ 0.08% – Chấm không tám phần trăm
b/ 0.10% – Chấm mười phần trăm
c/ 0.05% – Chấm không năm phần trăm

2. Quý vị phải báo cho DMV biết trong vòng 5 ngày nếu quý vị:
a/ Sơn xe của quý vị qua màu khác
b/ Bị phạt vì vi phạm luật giao thông
c/ Bán hay nhường xe của quý vị

3. Nếu quý vị bị kết tội lái xe khi có nồng độ rượu trong máu (BAC) quá cao, quý vị có thể bị kết án:
a/ Tù sáu tháng
b/ Tù 12 tháng
c/ Không bị tù nhưng phải đóng $500 tiền phạt

4. Quẹo chữ U tại những khu thương mại là:
a/ Luôn luôn trái luật vì nguy hiểm
b/ Đúng luật khi những xe đang chạy ngược đến không phải là nguy cơ
c/ Chỉ hợp lệ tại những giao lộ, trừ khi có để bảng cấm quẹo

5. Khi nào quý vị đuợc phép đi vòng hoặc đi bên dưới của cổng xe lửa?
a/ Không khi nào
b/ Khi quý vị có thể nhìn thấy rõ cả 2 bên
c/ Khi đèn cảnh báo không chớp

6. Vào ban đêm. Một chiếc xe chạy đến ngược hướng quý vị và mở đèn pha (high beam) làm quý vị khó nhìn thấy con đưòng phía trước. Quý vị nên:
a/ Nhìn phía trước của lề đuờng bên trái trong lằn đường quý vị
b/ Nhìn phía trước của lề đuờng bên phải trong lằn đường quý vị
c/ Nhìn thẳng phía trước trong lằn đường quý vị

7. Mở quạt nước kiếng trước và mở đèn trước của xe trong những ngày mưa, tuyết, hoặc sương mù:
a/ Để đèn pha cho sáng
b/ Để cho những người lái xe khác có thể nhìn thấy quý vị
c/ Chỉ mở khi lái xe trên xa lộ

8. Trên con đường có 2 lằn cùng chiều với quý vị. Quý vị đang lái ở lằn đuờng bên trái và có rất nhiếu xe qua mặt quý vị từ bên phải. Nếu người lái sau quý vị muốn lái nhanh hơn, quý vị nên:
a/ Ở trong lằn đường của mình vì như vậy quý vị sẽ không làm cản trở dòng xe lưu thông
b/ Lái xe vào lề đường bên trái để cho xe phía sau qua mặt
c/ Chạy qua lằn đuờng bên phải khi an toàn

9. Tại giao lộ không có đèn kiểm soát giao thông khiến quý vị không thể nhìn thấy các xe băng ngang cho đến khi chạy đến giao lộ, vận tốc giới hạn ở chỗ đó là:
a/ 15 dặm một giờ
b/ 25 dặm một giờ
c/ 20 dặm một giờ

10. Nếu xe của quý vị bắt đầu bị mất độ bám trên mặt đuờng (xe bị lướt trên mặt đường khi có nước), quý vị nên:
a/ Lái xe ở một vận tốc cố định để lấy lại độ bám
b/ Đạp mạnh vào thắng để cho xe khỏi bị trượt đi
c/ Giảm vận tốc từ từ và đừng đạp thắng

11. Bảng hiệu màu trắng (trong đó có chữ: LEFT TURN YIELD ON GREEN) có nghĩa là quý vị:
a/ Chỉ đuợc quẹo trái khi có mũi tên màu xanh
b/ Có thể quẹo trái khi đèn xanh lúc an toàn
c/ Phải chờ cho đến khi đèn xanh trước khi quẹo trái

12. Khi quý vị đậu xe xuống dốc bên cạnh lề đường, nên quay bánh xe trước theo hướng nào?
a/ Quay vào trong lế đường
b/ Quay ra ngoài lế đường
c/ Song song với lề đường

13. Khi lái xe, quý vị nên nhìn phía trước của xe quý vị từ 10 đến 15 giây:
a/ Và chú ý đến giữa con đường
b/ Bởi vì đây là điều đòi hỏi để chạy đúng luật
c/ Để sớm nhìn thấy những nguy hiểm có thể xảy ra

14. Bảng hiệu hình thoi màu cam (trong đó có chữ: SHOULDER WORK AHEAD) có nghĩa là:
a/ Phía trước đang làm đường
b/ Bởi vì đây là điều đòi hỏi để xe chạy đúng luật
c/ Phải đi đường vòng ở phía trước

15. Là trái luật để đi vào giao lộ khi:
a/ Quý vị không thể chạy qua hết hẳn con đường trước khi đèn đổi sang màu đỏ
b/ Đèn đang chớp qua vàng và quý vị không ngừng lại đuợc
c/ Đèn đang vàng và quý vị không thể ngừng an toàn

16. Khi nào quý vị chỉ cần mở đèn đậu xe trong lúc đang lái?
a/ 30 phút sau khi mặt trời lặn hoặc 30 phút trước khi mặt trời mọc
b/ Không khi nào
c/ Vào những ngày có sương mù khi nhìn không rõ

17. Quý vị không đuợc ngừng xe bất cứ lúc nào:
a/ Ở chỗ gần lề đường có sơn đỏ
b/ Ở chỗ gần lề đường có sơn vàng
c/ Phía trước trường học khi đang có trẻ em

18. Bảng hiệu hình thoi màu vàng (trong đó có hình: MŨI TÊN VUÔNG CHỈ TRÁI) có nghĩa là:
a/ Có khúc quẹo gắt bên trái
b/ Lằn đường chỉ đuợc quẹo trái
c/ Chỉ được phép quẹo trái khi có mũi tên xanh

19. Những điều sau đây là cách đúng nhất để đổi lằn đường:
a/ Bật đèn báo hiệu, nhìn vào kiếng của xe, và sau đó đổi lằn đường
b/ Bật đèn báo hiệu, nhìn vào kiếng của xe, và quay đầu nhìn qua vai trước khi quý vị đổi lằn đường
c/ Nhìn vào kiếng, quay đầu nhìn qua vai, sau đó đổi lằn đường

20. Quý vị nên tăng thêm khoảng cách giữa xe quý vị và xe trước khi quý vị:
a/ Theo sau một xe nhỏ
b/ Đang bị bám sát bởi một xe khác
c/ Lái chậm hơn vận tốc giới hạn ghi trên bảng

21. Quý vị đang lái 55 MPH trong lằn đường bên trái ngoài cùng (chạy nhanh) của xa lộ có để bảng 65 MPH. Quý vị có thể bị phạt vì lái quá chậm:
a/ Nếu tình trạng con đường hoặc thời tiết đòi hỏi phải lái chậm như vậy
b/ Nếu quý vị làm cản trở dòng xe lưu thông bình thường và hợp lý
c/ Không có lý do nào khác bởi vì lái xe chậm hơn những xe khác luôn luôn là an toàn hơn

22. Quý vị đang ngừng xe. Quý vị muốn quẹo trái, nhưng có xe đang chạy đến rất gần. Quý vị phải:
a/ Bật đèn báo hiệu và quẹo trái ngay lập tức
b/ Nhường quyền ưu tiên cho xe đang chạy đến
c/ Dành quyền ưu tiên cùa quý vị bằng cách chạy ra ngay trước đầu xe đang chạy đến

23. Câu nào sau đây là đúng về điểm bị khuất:
a/ Quý vị chỉ cần quẹo và nhìn qua vai phải khi đổi qua lằn đường qua bên phải hoặc trái
b/ Nhìn qua vai phải khi đổi qua lằn đường bên phải và nhìn qua vai trái khi đổi qua lằn đường bên trái
c/ Những xe có 2 kiếng bên ngoài sẽ không bị khuất tầm nhìn

24. Quý vị phải nộp bản báo cáo (SR 1) cho DVM khi:
a/ Xe quý vị không qua được kỳ thử khói
b/ Quý vị bị dính dáng đến tai nạn và có người bị thương
c/ Quý vị đổi hãng bảo hiểm xe

25. Khi chạy đến chỗ băng qua đường có người mù đi bộ đang chờ để qua đường, quý vị phải ngừng xe:
a/ Hơn 5 feet cách chỗ băng qua đường để người mù đi bộ không bị chia trí vì tiếng máy xe của quý vị
b/ Tại chỗ băng qua đường và chờ cho người mù đi bộ băng qua đường
c/ Tại chỗ băng qua đường và nói cho người mù đi bộ biết khi nào thì nên băng qua đường

26. Trên đường 2 chiều quý vị đang lái có một lằn đường vẽ dấu giống như trong hình (hình bên phải trang 27 – Sổ tay HDLX California 2009). Lằn đường này là dùng để:
a/ Bắt đầu hoặc kết thúc quẹo trái hay bắt đầu được phép quẹo chữ U
b/ Lằn đường bình thường cho xe chạy trong những lúc đông xe
c/ Qua mặt những xe khác đang chạy chậm

27. Quý vị có thể đuợc phép đậu xe:
a/ Ở chỗ băng qua đường không có đánh dấu
b/ Bên lề đường ngược với chiều xe cộ
c/ Lề đường của xa lộ trong trường hợp khẩn cấp

28. Trừ khi có bảng ghi khác, vận tốc giới hạn trong khu dân cư là:
a/ 35 dặm một giờ
b/ 30 dặm một giờ
c/ 25 dặm một giờ

29. Quý vị phải nhường quyền ưu tiên cho xe cấp cứu bằng cách:
a/ Lái sát vào bên phải của con đường và ngừng lại
b/ Chạy qua lằn đường bên phải và lái từ từ cho đến khi xe cấp cứu đó đã chạy qua
c/ Ngừng lại ngay lập tức, cho dù quý vị đang ở tại giao lộ

30. Câu nào sau đây là đúng về xe mô tô?
a/ Xe mô tô nhỏ bé và dễ nhìn thấy bởi người lái xe khác
b/ Xe mô tô không đuợc dùng chung lằn đường xe hơi
c/ Khi chạy theo sau xe mô tô, nên chạy một khoảng cách xa hơn

31. Câu nào sau đây là đúng về xe vận tải lớn?
a/ Xe vận tải cần một khoảng cách xa hơn để ngừng so với xe hơi thường
b/ Xe vận tải có thắng hơi sẽ giúp xe có thể ngừng lại ngay
c/ Xe vận tải dễ điều khiển hơn xe hơi thường

32. Hai đường kẻ đôi màu vàng liên tục cách nhau từ 2 feet trở lên là:
a/ Chỉ có thể băng qua khi quẹo trái hay quẹo chữ U
b/ Phải xem như đó là bức tường chắn và không đuợc băng qua
c/ Có thể đuợc dùng để bắt đầu hay chấm dứt đường quẹo trái

33. Khi đến giao lộ có đèn vàng đang chớp quý vị nên làm gì?
a/ Giữ vận tốc xe quý vị nhưng hãy để ý xe khác
b/ Ngừng lại trước khi băng qua giao lộ
c/ Giảm vận tốc và băng qua cẩn thận

34. Một người đuợc phép ngồi ở phía sau thùng xe pickup khi:
a/ Hai bên hông xe pickup cao ít nhất là 24 inch
b/ Phía sau xe pickup có mui che kín
c/ Có ghế ngồi của quý vị an toàn và có dùng dây an toàn đuợc chấp thuận

35. De xe an toàn bao gồm tất cả những điều sau đây, ngoại trừ:
a/ Nhìn qua vai phải của quý vị khi de xe
b/ Xem xét phía sau xe của quý vị trước khi vào xe
c/ Bấm còi xe trước khi de

36. Quý vị đang chờ quẹo phải ở chỗ có đèn đỏ. Chỗ đó có người đi bộ phía bên phải xe của quý vị đang chờ để băng qua con đường quý vị muốn đi vào. Ai có quyền ưu tiên khi đèn của quý vị đổi qua xanh:
a/ Người đi bộ có quyền ưu tiên
b/ Quý vị chỉ có quyền ưu tiên nếu chổ băng qua đường không có đánh dấu
c/ Quý vị có quyền ưu tiên vì đèn của quý vị đổi qua xanh

37. Trừ phi có bảng hiệu cấm, quý vị đuợc phép quẹo chữ U tại:
a/ Đèn xanh và mũi tên xanh
b/ Đèn đỏ và mũi tên xanh
c/ Đèn xanh và mũi tên đỏ

38. Quý vị nên ngừng xe ở đâu nếu không có lối băng qua đuờng hoặc đường biên?
a/ Vừa quá góc đường một chút
b/ Ngay tại góc đường
c/ Mười lăm feet trước khi tới góc đường

39. Dùng đèn pha vào ban đêm:
a/ Càng ít càng tốt
b/ Chỉ trên những con đường không có đèm đường
c/ Bất cứ khi nào hợp pháp và an toàn

40. Nếu có một xe khác “cắt” ngang vào trước đầu xe quý vị, quý vị nên:
a/ Đạp thắng bất thình lình
b/ Nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga
c/ Tăng tốc độ để tránh bị “cắt ngang”

41. Quý vị có thể bị phạt tối đa là $1000 và 6 tháng tù nếu bị phạt vì:
a/ Vất hoặc bỏ rơi thú vật trên đường
b/ Quẹo chữ U từ làn đường quẹo trái ở giữa
c/ Đậu xe trong làn đường dành cho xe đạp

42. Quý vị đang lái xe trong làn đường sát phần ngăn đôi ở giữa trên xa lộ có 5 làn đường. Muốn ra khỏi xa lộ phía bên phải:
a/ Thận trọng băng ngang tất cả những làn đường cùng một lúc
b/ Đổi sang từng làn đường một cho đến khi vào đúng làn đường để ra khỏi xa lộ
c/ Giảm tốc độ trước mỗi lần bắt đầu đổi làn đường

43. Giảm tốc độ chỉ để xem tai nạn, công trình xây cất làm đường, hoặc xe bị hư bên cạnh đường:
a/ Làm kẹt xe
b/ Tránh tai nạn đụng xe phía sau
c/ Giúp dòng xe cộ lưu thông dễ dàng hơn vì ngừa đuợc tai nạn

44. Ba lúc quan trọng nhất cần để ý xem xe phía sau quý vị là trước khi:
a/ De xe, quẹo gắt, hoặc băng qua một giao lộ
b/ De xe, đổi làn đường, hoặc giảm tốc độ nhanh chóng
c/ Đổi làn đường, băng qua giao lộ, hoặc giảm tốc độ nhanh chóng

45. Khu vực an toàn là một khu vực có vẽ dấu đặc biệt để hành khách xuống xe buýt hoặc xe trolley. Quý vị không đuợc lái xe băng ngang khu vực an toàn:
a/ Chỉ khi nào có xe buýt hoặc xe trolley đang ở đó
b/ Chỉ khi nào xe buýt hoặc xe trolley đang để hành khách xuống xe
c/ Vào bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do gì

46. Quý vị phải thông báo cho cơ quan công lực và gửi bản phúc trình (SR 1) cho DMV khi:
a/ Quý vị dự định nộp chứng thư không hoạt động xe của mình
b/ Xe quý vị bị kéo đi vì đậu xe bất hợp pháp
c/ Quý vị bị tai nạn và có người bị thương hoặc thiệt mạng

47. Khi nào quý vị nên nhường quyền ưu tiên của mình:
a/ Thường xuyên, ngay cả tại các giao lộ có kiểm soát giao thông
b/ Khi cần để giúp tránh tai nạn
c/ Không bao giờ, làm như vậy khiến những người lái xe khác lẫn lộn khó hiểu

48. Nhấp đèn thắng hoặc bật đèn nhấp nháy khẩn cấp nếu quý vị:
a/ Cần báo cho những người lái xe khác về tai nạn phía trước
b/ Đang tạm đậu xe trong làn đường xe chạy để giao hàng
c/ Đang de xe ra khỏi một chỗ đậu xe

49. Quý vị đang lái xe và có những xe khác đang chạy ngược lại quý vị bên trái và một hàng xe đậu bên phải của quý vị. Quý vị nên lái:
a/ Gần những xe đang chạy ngược lại quý vị hơn là những xe đang đậu
b/ Gần những xe đang đậu hơn là những xe đang chạy ngược lại quý vị
c/ Lái ở giữa khoảng cách từ những xe đang chạy ngược lại quý vị và những xe đang đậu

50. Nếu quý vị bị bắt vì lái xe trong lúc say rượu và quý vị không cho thử nồng độ rượu trong máu (BAC) của mình:
a/ Quý vị sẽ bị treo bằng ít nhất là 1 năm
b/ Quý vị sẽ không bị treo bằng hoặc thu hồi bằng lái ngay lập tức
c/ Quý vị có quyền liên lạc với luật sư trước khi cho thử

51. Quý vị sắp quẹo phải từ một làn chỉ đuợc phép quẹo phải, khi mũi tên màu vàng bật lên cho làn đó. Quý vị phải:
a/ Chuẩn bị để tôn trọng đèn kiểm soát giao thông sắp đổi
b/ Trông chừng người đi bộ rồi quẹo cẩn thận
c/ Ngừng xe chứ không quẹo trong bất cứ trường hợp nào

52. Cách nào sau đây là đúng để đổi làn đường?
a/ Báo hiệu, nhìn kính chiếu hậu, rồi đổi làn đường
b/ Báo hiệu và nhìn ra sau qua vai trước khi đổi làn đường
c/ Nhìn kính chiếu hậu rồi đổi làn đường

53. Quý vị có thể lái xe ra khỏi mặt đường để qua mặt một chiếc xe khác:
a/ Nếu xe trước đang quẹo trái
b/ Nếu có từ hai làn đường trở lên cho xe chạy theo chiều quý vị đang chạy
c/ Không bao giờ đuợc phép làm như vậy

54. Quý vị ra khỏi xa lộ trên lối ra quanh vòng xuống dốc. Quý vị nên:
a/ Giảm xuống tốc độ an toàn trước khi vào khúc quanh
b/ Giảm xuống bằng với tốc độ tối đa cho xa lộ
c/ Chờ đến khi đã vào khúc quanh mới bắt đầu đạp thắng

55. Câu nào sau đây là đúng về vận tốc lái xe:
a/ California không có luật về tốc độ tối thiểu
b/ Tốc độ càng nhanh bao nhiêu, quý vị càng khó điều khiển xe bấy nhiêu
c/ Được phép vượt quá tốc độ tối đa ghi trên bảng để qua mặt một chiếc xe khác

56. Trên xa lộ, quý vị nên nhìn phía trước xa hơn so với lúc lái xe trên đường thành phố:
a/ Để thấy sớm những gì có thể gây nguy hiểm
b/ Vì phải cần 1/4 dặm (mile) để ngừng xe hoàn toàn
c/ Vì giúp quý vị có thể theo kịp dòng xe lưu thông

57. Một người đi bộ bắt đầu băng ngang đường sau khi đèn báo hiệu “DO NOT WALK” (“Đừng Đi”) bắt đầu nhấp nháy. Người đó đang ở giữa đường thì đèn quý vị đổi sang xanh. Quý vị nên:
a/ Thận trọng lái vòng qua người đi bộ
b/ Chạy tới nếu người đó không ở trong làn đường của quý vị
c/ Chờ cho đến khi người đó băng qua đường trước khi chạy tới

58. Bờ lề sơn màu xanh dương có nghĩa gì về việc đậu xe:
a/ Được phép đậu xe trong một thời gian ngắn nếu quý vị ngồi chờ trong xe
b/ Người khuyết tật được phép đậu mà không cần dấu hiệu hoặc bảng số đặc biệt
c/ Người khuyết tật được phép đậu nếu có dấu hiệu hoặc bảng số đặc biệt

59. Quý vị đuợc phép quẹo trái khi đèn đỏ từ một:
a/ Đường một chiều vào đường hai chiều
b/ Đường một chiều vào đường một chiều
c/ Đường hai chiều vào đường một chiều

60. Nếu quý vị bị tai nạn, quý vị phải trao đổi với (những) người khác có dính dáng đến tai nạn, chi tiết bằng lái xe của quý vị và:
a/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm
b/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm và giấy đăng bộ xe
c/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm, giấy đăng bộ xe và địa chỉ hiện tại

61. Khi quý vị đang chạy trong một làn đường dành để quẹo có mũi tên xanh kiểm soát, câu nào sau đây là đúng?
a/ Tất cả xe hoặc người đi bộ trong giao lộ phải nhường quý vị
b/ Tất cả xe và người đi bộ ngược lại quý vị đều phải ngừng vì đèn đỏ
c/ Quý vị có thể quẹo theo hướng mũi tên mà không cần để ý xe khác

62. Khi lái xe trong sương mù hoặc bụi dầy đặc thì nên làm gì?
a/ Cố đừng lái xe cho đến khi bớt sương mù hoặc bụi
b/ Đừng lái quá chậm, vì những xe khác có thể đụng quý vị
c/ Thay đổi khi thì bật đèn cốt, khi thì bật đèn pha để nhìn thấy rõ hơn

63. Câu nào sau đây là đúng về những người lái xe khác?
a/ Tài xế xe vận tải là những người lái xe chuyên nghiệp và ít gây nguy hiểm hơn
b/ Người lái xe bật đèn báo hiệu quẹo luôn luôn quẹo theo hướng đã báo hiệu
c/ Không bao giờ mặc nhiên cho rằng những người lái xe khác sẽ nhường quyền ưu tiên cho quý vị

64. Bảng hiệu màu trắng có hình mũi tên, bên trong mũi tên có chữ “ONE WAY”, có nghĩa là:
a/ Đường 1 chiều – các xe cộ đều đi bên phải
b/ Có một làn đường ở bên phải
c/ Tất cả các xe đều phải quẹo phải ở phía trước

65. Khi ngừng xe ở chỗ có nhiều đuờng rầy xe lửa băng qua, quý vị:
a/ Chỉ được băng qua khi có thể nhìn thấy rõ cả hai bên
b/ Băng qua khi xe lửa vừa qua khỏi con đường của quý vị
c/ Chỉ được băng qua khi có những xe khác bắt đầu băng qua đường rầy

66. Khi nào quý vị có thể nhập vào hàng dành cho xe đạp để quẹo phải?
a/ Không quá 200 feet trước khi quẹo
b/ Không đuợc trong bất cứ trường hợp nào
c/ Không quá 100 feet trước khi quẹo

67. Sau khi qua mặt xe khác, quý vị trở về làn (lane) cũ an toàn khi:
a/ Xe bị qua mặt ra hiệu cho quý vị trở về làn cũ
b/ Quý vị ngoái nhìn lại và thấy xe đó ở phía sau xe mình
c/ Quý vị nhìn thấy cả hai đèn trước của xe bị qua mặt trong kính chiếu hậu

68. Câu nào sau đây đúng về việc uống rượu và lái xe:
a/ Uống cà phê trước khi lái sẽ giúp cơ thể giã hết rượu
b/ Miễn là nồng độ rượu trong máu dưới mức luật định, thì khả năng lái xe của ta không bị suy giãm gì cả
c/ Rượu ảnh hưởng tới khả năng phán xét và tự chế, vốn là những khả năng cần thiết để lái xe an toàn

69. Nếu quý vị lái xe và xem chừng không có gì có thể giúp quý vị tỉnh táo, quý vị phải:
a/ Mở máy lạnh và uống cà phê
b/ Xuống cửa kính và vặn lớn radio
c/ Lái ra khỏi xa lộ và tạm nghĩ

70. Quẹo chữa U trong những khu thương mại thì:
a/ Luôn luôn trái luật vì nguy hiểm
b/ Hợp pháp nếu các nơi đó là nhà thờ, chung cư, hoặc các câu lạc bộ
c/ Hợp pháp tại các giao lộ, nếu không có bảng cấm quẹo

71. Khi lái xe trong làn đường bên phải trong cùng của xa lộ, quý vị:
a/ Nên chuẩn bị cho những xe nhập vào ở những lối vào xa lộ
b/ Phải chạy chậm hơn những xe khác
c/ Phải nhường quyền ưu tiên cho những xe nhập vào

72. Quý vị không nên qua mặt xe khác:
a/ Ở chỗ có người đi vào hoặc băng qua con đường
b/ Trên đường 1 chiều có nhiều lằn
c/ Khi đường kẻ không liên tục, màu vàng nằm ở bên trái của lằn đuờng quý vị

73. Lái xe song song bên phải phía sau của một xe khác là:
a/ Nguy hiểm vì xe của quý vị có thể nằm khuất trong tầm nhìn của người lái xe kia
b/ Cách đề phòng lái xe tốt để khỏi bị ở trong chỗ khuất tầm nhìn của người lái xe kia
c/ Là một cách tốt để giữ khoảng cách cho bên trái của xe quý vị

74. Xe vận tải lớn thường dễ bị giảm vận tốc một cách mau chóng và gây nguy hiểm:
a/ Trên khúc quanh co thoai thoải và dài
b/ Khi lên dốc dài hoặc thật cao
c/ Khi xuống dốc thoai thoải dài

75. Nếu trời bắt đầu mưa vào ngày nóng, con đường sẽ bị trơn nhất:

a/ Khoảng vài phút đầu
b/ Sau khi trời mưa được vài tiếng đồng hồ
c/ Sau khi trời hết mưa

76. Quý vị có thể quẹo phải lúc đèn đỏ:

a/ Chỉ quẹo sau khi đã giảm tốc và thấy không có xe khác
b/ Chỉ quẹo sau khi đã ngừng, trừ khi có bảng ghi khác
c/ Không đuợc quẹo vào bất cứ lúc nào

77. Câu nào sau đây là đúng về cách quý vị dùng đèn báo hiệu quẹo?

a/ Quý vị đừng bao giờ vừa báo hiệu bằng tay và bằng đèn
b/ Nếu quý vị báo hiệu để đổi lằn đường, người lái xe kia phải nhường cho quý vị vào
c/ Một thói quen tốt là luôn luôn báo hiệu khi đổi lằn đường

78. Tại California, bất cứ ai lái xe đều phải đồng ý cho thử nghiệm hoá chất để biết nồng độ rượu trong máu, trong hơi thở, hoặc nước tiểu:
a/ Nếu đuợc yêu cầu bởi nhân viên công lực
b/ Chỉ cho thử nếu quý vị có uống rượu
c/ Chỉ cho thử nếu bị xảy ra tai nạn

79. Lách qua lách lại những lằn đường trên xa lộ trong lúc đông xe là:
a/ Giúp cho dòng xe lưu thông đuợc điều hoà bằng cách tạo ra khoảng trống cho những xe khác nhập vào
b/ Gây kẹt xe thêm vì làm cho những xe khác phải chạy chậm lại
c/ Giúp cho đỡ hao xăng

80. Nhập vào con đường được an toàn nhất nếu quý vị:
a/ Lái thật chậm vào lằn đường gần nhất để người lái xe kia nhường chỗ cho xe quý vị vào
b/ Lái trên lề đường cho đến khi có chỗ vào
c/ Chờ cho đến khi có một khoảng cách đủ rộng để nhập vào dòng xe đang lưu thông trên đường

81. Trẻ em nào sau đây đòi hỏi xe phải có hệ thống cột dây an toàn cho trẻ em?
a/ Sáu tuổi nặng 60 pound
b/ Năm tuổi nặng 55 pound
c/ Năm tuổi nặng 65 pound

82. Quý vị đang bị xe cảnh sát đuổi có đèn và còi hụ đang mở. Quý vị làm ngơ không ngừng lại và bỏ chạy. Trong lúc bị đuổi bắt, có người bị thương nặng. Quý vị sẽ bị:
a/ Ở tù 5 năm trong nhà giam tiểu bang
b/ Bị phạt không dưới $1000
c/ Phải theo học lớp tập kềm chế nóng giận

83. Tai nạn thường xảy ra khi:
a/ Tất cả các xe đi gần nhau hoặc cùng một vận tốc như nhau
b/ Một lằn đường có xe chạy chậm hơn những lằn đường khác
c/ Một chiếc xe chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn dòng xe lưu thông

84. Khi thời tiết đóng băng, vùng nào dễ bị trơn trợt nhất sau trận mưa hoặc tuyết:
a/ Trên đỉnh đồi
b/ Đường xá trong khu vực có bóng mát
c/ Khu vực tráng nhựa hơn là trang xi măng

85. Khi đậu xe trên đường dốc, có 2 chiều, nhưng không có lề đường, quý vị phải:
a/ Bẻ 2 bánh trước về bên trái, quay ra phía ngoài đường
b/ Đậu xéo một chút, hai bánh xe sau sát cạng đường
c/ Bẻ 2 bánh trước về bên phải, hướng vào sát cạnh đường

86. Quý vị gần qua hẳn giao lộ thì chợt nhớ là mình cần quẹo trái thay vì đi thẳng, quý vị phải làm gì?
a/ Ngừng trong giao lộ cho tới khi an toàn để quẹo trái
b/ Tiếp tục đi tới giao lộ kế tiếp và tìm đường quay lại
c/ Lùi xe lại, coi chừng các xe khác rồi quẹo

87. Quý vị đã ngừng xe tại giao lộ, tuy nhiên quý vị không nhìn thấy đường cắt ngang vì bị nhà cửa, các bụi cây, hoặc các xe đậu che khuất. Quý vị phải:
a/ Bắt đầu chạy qua nếu thấy đường xe chiều cắt ngang cũng có bảng STOP
b/ Bắt đầu chạy qua nhưng sẵn sàng để ngừng xe nhanh chóng nếu thấy có xe chạy tới
c/ Từ từ tiến xe cho tới khi nhìn thấy các xe khác rồi mới băng qua giao lộ

88. Ba trong những thời điểm quan trọng nhất phải coi chừng xe chạy phía sau là trước khi:
a/ De xe, quẹo gấp hoặc đi qua giao lộ
b/ De xe, đổi lằn xe hoặc giảm tốc độ nhanh chóng
c/ Đổi lằn xe, qua giao lộ hoặc giảm tốc độ nhanh chóng

bởi: luckyseafood

Khu Đô Thị Sầm Uất Của Người Việt Tại Little Saigon

Little Saigon, một niềm hãnh diện

25 năm trước, vào ngày 18 Tháng Sáu, năm 1988, Thống Đốc George Deukmejian cắt băng khánh thành 13 bảng hướng  dẫn từ xa lộ 405 và 22 vào Đặc khu kinh tế Little Saigon ở vùng Orange County. Sự kiện này được xem là mở màn cho hàng loạt khu thương mại Little Saigon khác với tầm cỡ nhỏ hơn được thành lập tại San Diego, San Jose, Oakland, Sacramento thuộc California và 17 tiểu bang khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng có nhiều khu thương mại mang tên Little Saigon, như một niềm hãnh diện, tự hào cho sự hiện diện của cộng đồng Việt Nam nơi đây.

Little Saigon Phước Lộc Thọ

Little Saigon Phước Lộc Thọ

Sau năm 1975, theo làn sóng di dân, người Việt bắt đầu có mặt tại thành phố Wesmtinster, nơi chỉ là những ruộng dâu, cơ xưởng kỹ nghệ cũ và các bãi đất  trống. Nhưng ngày nay, Little Saigon đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, quan trọng tại Quận Cam. Thống kê cho biết có gần 4,000 cơ sở thương mại của người Việt tại Nam California, mà tập trung đông đảo nhất trên những đại lộ chính, từ hai thành phố Westminster và Garden Grove đã lan rộng đến các thành phố Fountain Valley, Santa Ana, Stanton và Anaheim.

Nhưng ngày nay, Little Saigon đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, quan trọng tại Quận Cam. Thống kê cho biết có gần 4,000 cơ sở thương mại của người Việt tại Nam California

Thống kê dân số năm 2010 cho biết có hơn 1.5 triệu người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Riêng tiểu bang California có khoảng hơn 590 ngàn người Việt. Riêng tại Quận Cam có khoảng 189,500 người, con số này đã gia tăng hơn 200,000 người theo thời gian, trở thành nơi có mật độ người Việt đông nhất  ngoài Việt Nam.

Bốn thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley và một phần phía nam của Santa Ana có số người Việt đông nhất, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, giáo dục và ảnh hướng khá quan trọng đến chính trị tại địa phương.

Cựu dân biểu tiểu bang California, Luật Sư Trần Thái Văn, một trong những người có mặt trong ban vận động thành lập khu vực Little Saigon từ 25 năm trước, cho biết:

“Phải nói rằng 25 năm đi quá nhanh. Chúng tôi còn nhớ như là tuần trước vậy đó. Là vào Tháng Sáu năm 1988, khi ông Thống Đốc George Deukmejian xuống thành phố Westminster để khánh thành và ấn định khu vực này là khu vực Little Saigon đầu tiên tại Hoa Kỳ thì lúc đó chúng tôi còn là một sinh viên năm chót tại đại học UC Irvine. Song song với công việc học hành thì chúng tôi cũng là một phụ tá lập pháp cho ông thượng nghị sĩ Ed Roy giữ liên lạc cũng như vận động cùng với cộng đồng để mà được những bản chỉ định ‘Little Saigon Next Exit’ đầu tiên tại miền Nam California.

Đó là một ngày lịch sử và một ngày vui. 25 năm đã qua, nhìn lại chúng tôi nhận thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng chỉ trong vòng một thế hệ mà thôi. Phải nói rằng vượt bực từ mọi phương diện, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, cũng như văn nghệ nên chúng tôi rất là vui khi cùng với các đồng hương, đồng bào ngày hôm nay có mặt chung vui mừng 25 năm thành lập Little Saigon tại miền Nam California.”

25 năm đã qua, nhìn lại chúng tôi nhận thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng chỉ trong vòng một thế hệ mà thôi. Phải nói rằng vượt bực từ mọi phương diện, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, cũng như văn nghệ…Luật Sư Trần Thái Văn

Là một cư dân ở thành phố Ontario, thuộc San Bernardino County, cách Little Saigon khoảng 30 phút lái xe, nhưng ông Võ Trường Xuân lại là người có nhiều ký ức về vùng đất “Sài Gòn Nhỏ” này:

“Tôi còn nhớ tôi qua Mỹ Tháng Bảy năm 1975. Hai năm sau, khoảng năm 77-78 người Việt bắt đầu dọn về Santa Ana, Westminster. Ở Westminster chẳng có một cái gì hết. Từ năm 78 đến 80, 85 thì băng đảng, giết người nhưng cảnh sát có bao giờ để ý đến điều đó đâu, thành ra nói đến Santa Ana, nói đến Westminster là một sự sợ hãi. Điều may mắn sau này là mình nhờ có những vị dân cử Việt Nam thì đời sống khá đỡ hơn. Bây giờ thì nó đỡ lắm rồi.”

Nhìn lại chặng đường một phần tư thế kỷ từ khi tên gọi Little Saigon chính thức được công nhận, ông Xuân cảm nhận “đó là một sự thay đổi lớn.”

Đó là một sự thay đổi quá lớn. Ngay cả người Mỹ nhìn lại hình ảnh từ những năm 1975, khi chú bước đến thành phố này đến hôm nay, thì những business hoàn toàn thay đổi, nó lại trở thành một điểm du lịch và nó nằm trong tinh thần của một hiệp chủng quốc, và mỗi sắc dân vẫn còn những cá biệt của họ. Nó là cái đẹp của nước Mỹông Võ Trường Xuân

“Đó là một sự thay đổi quá lớn. Ngay cả người Mỹ nhìn lại hình ảnh từ những năm 1975, khi chú bước đến thành phố này đến hôm nay, thì những business hoàn toàn thay đổi, nó lại trở thành một điểm du lịch và nó nằm trong tinh thần của một hiệp chủng quốc, và mỗi sắc dân vẫn còn những cá biệt của họ. Nó là cái đẹp của nước Mỹ.”

Cũng là một trong những thành viên có mặt trong cuộc kiên trì vận động cho danh xưng Little Saigon khi đó là giáo sư Nguyễn Tư Mô, một bác sĩ nhãn khoa trước năm 1975, nay đã 92 tuổi.

Tôi rất vui mừng sau 25 năm thành lập Little Saigon. Quý vị nào ở đây trên 25 năm thì đã thấy khu vực Little Saigon phát triển một cách rõ rệt từ các ruộng ngô ruộng dâu thành ra các cơ sở sầm uất, như khu của Bác Sĩ Phạm Đặng Long Cơ lớn như thế ngày xưa là một khu bán cây cảnh, hay khu Đồng Khánh ngày xưa là một khu đầm lầy. Tôi rất vui mừng là sau 25 năm, năm nay tôi 92 tuổi, tôi hãy còn được trông thấy sự phát triển này.”

Có mặt tham dự lễ hội mừng Little Saigon 25 năm có vợ chồng ông Anh Phan, người quyết định trở lại sinh sống  nơi đây sau nhiều năm sống tại tiểu bang Florida, nêu cảm nghĩ:

“Trước đây tôi đã ở đây rồi nhưng một thời gian ngắn thôi, rồi sang Florida, rồi lại trở về đây vì thấy hợp với tuổi của mình. Hơn nữa giờ tôi đã nghĩ làm rồi, nên thấy thoải mái, thấy cộng đồng người Việt ở đây cũng vui vẻ.”

Cũng chọn Little Saigon làm nơi dừng chân sau hơn 30 năm sinh sống tại tiểu bang Massachusetts, ông Giàu Mai cảm nhận được sự khác biệt một cách rõ ràng cuộc sống tại đây:

“Ở đây cộng đồng có nhiều dịch vụ, đầy đủ hết trơn. Ở kia không bằng đây. Tất cả vấn đề như là kinh tế, mua bán rau cải giá cả bên kia gấp đôi ở đây, ở đây rẻ, đầy đủ dịch vụ, đầy đủ phương tiện chú thích lắm. Về đây từ thời tiết cho tới tình người, đầy đủ hết, không thiếu thốn gì hết.”

Bà Dung Đào, người quyết định chọn Little Saigon làm chặng dừng chân cuối đời, sau nhiều năm sống ở Chicago, nhận xét:

Ở đây cuộc sống thấy vui vẻ hơn, với lại ăn uống gì cũng có, cũng đầy đủ. Bên đó thì lạnh quá, đi đâu cũng xa. Mỗi lần muốn đi đâu như chợ búa cũng xa, ở đây thì cái gì cũng có cũng vui. Chắc tôi ở đây cho hết cuộc đời còn lại.”

Little Saigon tại miền Nam California, biểu tượng cho sức sống và sự trưởng thành của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, đón mừng tuổi 25 của mình trong tình cảm thân thương và quý mến như thế đó.

Nguồn: Ngọc Lan/ RFI

Vì Sao Thanh Niên Việt Nam Ỡ Nước Ngoài Khó Tìm Vợ Việt

Những người đàn ông Việt Nam có một thời gian khó khăn để tìm một người vợ phong nha ở Hoa Kỳ hay ở các nước phương Tây khác. Một trong những lý do chính là người Việt Nam đông hơn phụ nữ ở các quốc gia phương Tây. Mặc dù người đàn ông Việt Nam có giáo dục cao và nghề nghiệp tốt, nhiều người trong số họ vẫn còn duy nhất. Thật khó để tìm thấy những cô gái mà anh ta muốn hay mơ ước có. Một số người trong số họ phải chọn một người vợ không phải là về giáo dục. Tôi có một số bạn nam làm việc như một kỹ sư phần mềm, vợ là kỹ thuật viên làm móng tay. Họ có hạnh phúc không? Tôi nghĩ rằng họ không nhưng họ phải sống. Trừ khi họ quay trở lại Việt Nam và kết hôn với một cô gái ở đó, mà họ không muốn.
Việt Kiều Mỹ

Việt Kiều Mỹ

Vâng, họ có thể tìm thấy một người vợ Việt Nam có trình độ học vấn tương tự như họ, nhưng triển vọng là không có. Oh, người đàn ông, để cân bằng giữa giáo dục và việc xem xét, một số người trong số họ phải chọn những người vợ người làm việc trong các cửa hàng làm móng tay. Đối với những chàng trai Việt Nam không có một mức độ, nó là quá khó khăn để tìm một người vợ Việt tại Mỹ, Canada, Úc và những người khác. Như bạn đã biết, con người Việt Nam đông hơn phụ nữ do đó, những phụ nữ rất tự hào về bản thân. Họ mơ ước kết hôn với một người đàn ông học thức cao cấp, mặc dù họ không được giáo dục cao. Nói chung, nếu một cô gái Việt Nam có triển vọng tốt, cô ấy có thể kết hôn với một người đàn ông có học thức.

Ngoài ra, hàng ngàn kẻ duy nhất Việt quay trở lại Việt Nam để tìm một người vợ tốt. Thông thường, một người đàn ông với mức độ tốt và sự nghiệp hiếm khi làm điều đó. Ông thà chọn một kỹ thuật viên làm móng tay cô gái hơn đi đến Việt Nam kết hôn với một cô gái có trình độ cao. Ông đã có một cơ hội để kết hôn với một cô gái xinh đẹp ở Mỹ. Vì vậy, đó là lý do nhiều người đàn ông Việt Nam là duy nhất trong 30 tuổi.

Tôi đề nghị những gì?

Một khi bạn vẫn còn ở trường đại học, cố gắng tìm một người bạn gái Việt Nam. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn tốt nghiệp, nó bị chậm. Nó là quá khó để có cơ hội đó sau khi bạn làm việc trong một văn phòng. Có một số sinh viên Việt Nam trong trường bạn có thể tán tỉnh. Đừng chờ đợi hoặc bạn đến trễ.

Một số đàn ông người Mỹ gốc Việt chọn cô gái da trắng cho hôn nhân. Đó là một lựa chọn tốt quá. Tuy nhiên, hầu hết các chàng trai chọn vợ Việt vì họ muốn giữ phong tục truyền thống. Vợ Mỹ là tốt đẹp và đẹp, nhưng họ không biết làm thế nào để ăn “nước mắm” hay “nước mắm”.

Khi Quen Việt Kiều Mỹ Trên Mạng Làm Sao Biết Ai Thật Lòng

Làm sao biết anh Việt kiều Mỹ yêu em thật lòng?

Khi yêu, em rất tin tưởng vào anh ấy, ngày nào tụi em cũng nhắn tin cho nhau. Nhưng thời gian gần đây, vì lý do bận việc anh ấy ít liên lạc với em hơn, điều này khiến em cảm thấy hơi buồn và hụt hẫng.

Việt Kiều Mỹ

Việt Kiều Mỹ

Kính gửi độc giả tòa soạn,

Năm nay em 26 tuổi và đang là giảng viên của một trường đại học tại TP. HCM. Trong thời gian công tác, cũng rất tình cờ em quen một anh chàng qua mạng, người ấy đang sống tại Mỹ và cũng là em họ của một chị đồng nghiệp của em. Tụi em nói chuyện rất hợp nhau và tình cảm tiến triển khá tốt đẹp, khoảng 6 tháng sau thì em chính thức nhận lời yêu người đó. Tính đến thời điểm này, tụi em đã quen nhau gần một năm rồi. Tuy nhiên vì bận việc học nên anh ấy chưa về Việt Nam thăm em lần nào cả, chỉ chat, gọi điện thoại và gửi hình cho nhau.

Khi yêu anh ấy, em rất tin tưởng vào tình yêu anh ấy dành cho mình, ngày nào tụi em cũng nhắn tin cho nhau. Nhưng thời gian gần đây, vì lý do bận việc anh ấy ít liên lạc với em hơn, điều này khiến em cảm thấy hơi buồn và hụt hẫng. Hơn nữa, cách đấy mấy tháng, khi kết thúc học kỳ, anh ấy hứa sẽ về thăm em, anh còn nói với em rằng đã mua vé máy bay và biết chính xác ngày về. Tuy nhiên, hai ngày trước khi anh ấy về Việt Nam thì anh nhắn tin cho em bảo là anh không thể về được vì ba của anh nhập viện do bị tai biến. Em không thể tin điều đó là sự thật, có thể có sự trùng hợp đến như thế sao? Em hoàn toàn bị hụt hẫng và mất niềm tin vào anh ấy. Trong thời gian đó, anh ấy cũng không hề gọi điện thoại để giải thích hay an ủi em, càng khiến em nghi ngờ nhiều hơn nữa.

Và còn một chuyện, em không biết mình nên nghĩ thế nào cho đúng. Có nhiều lần, em nhìn thấy hình anh ấy chụp cùng một người bạn gái, họ ôm nhau rất thân thiết. Em từng hỏi anh, nhưng anh nói đó chỉ là một người bạn thân của anh, giữa họ không có chuyện gì. Em đã cố gắng tin tưởng, nhưng sao trong đầu em lúc nào cũng có những câu hỏi không thể giải đáp được.

Mọi người cho em biết, có phải giới trẻ ở Mỹ rất thoải mái trong những chuyện đó hay không? Bạn bè thân thiết có thể ôm nhau chụp hình, đi đường thì nắm tay nhau? Em chỉ thấy anh chụp hình chung với mỗi người con gái ấy. Em băn khoăn lắm, không biết có nên tiếp tục yêu anh ấy không? Em cũng từng yêu, từng thất bại nên em sợ mình lại bị lừa dối. Ở cách xa nhau đến nửa vòng trái đất, em phải làm gì để biết anh ấy có yêu em thật lòng?

Mọi người tư vấn giúp em nhé. Xin chân thành cám ơn!

Nhu Pham

Cuộc Sống Của Người Việt Kiều Ỡ Mỹ Bắt Đầu Thế Nào

Cuộc sống ở nước Mỹ bắt đầu như thế nào?

Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống nơi xứ người, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc…

Sau bài viết “Người Việt sống khoẻ ở Houston“, tôi nhận được nhiều thư hỏi thăm. Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu về đời sống hiện tại ở Mỹ nói chung và Houston nói riêng rất cao, do đó dựa theo một số thắc mắc của bạn đọc, tôi cố gắng tìm tài liệu để viết tiếp bài này.

Một góc thành phố Houston

Một góc thành phố Houston

Tuy rằng nội dung bài viết cũng chẳng có gì cao xa, to lớn như những bí quyết làm giàu, chỉ là một phần kiến thức nhỏ nhoi, nhưng có lẽ cần thiết với một số người đã hay đang có ý định qua đất nước này sinh sống.

Những năm đầu (75-85), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ, cũng như được hưởng quy chế khá cao, nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài lòng với hiện tại, nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn ai để so sánh.

Đời sống ở đâu cũng vậy, phải đi làm mới có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu vật chất theo cuộc sống ngày càng lên cao.

Ngày mới qua, chỉ ao ước có nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng khát vọng con người là thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ, nên sau nhiều năm hội nhập, cuộc sống người Việt ở hải ngoại đã không còn cách biệt với người bản xứ, hay có thể có phần trội hơn. Vì người Việt vốn rất kiên trì chịu khó, cũng như bỏ công bỏ của nhiều để đầu tư cho học vấn con cái, nên sau nhiều năm, thành quả của họ có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, phải nói là đáng ngưỡng mộ.

Còn thành phần mới qua định cư  sau này, hầu hết là ra đi theo quy chế di dân, cá nhân bảo lãnh, như cha mẹ bảo lãnh cho con, anh em bảo lãnh cho nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất, thời gian hỗ trợ giúp đỡ có phần hạn chế hơn nhiều.

Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, cuộc sống ở Việt Nam đã cải thiện hơn xưa. Có những bạn đang có cuộc sống tốt, có nhà (do cha mẹ để lại), có việc làm ổn định, hàng tháng (hay thỉnh thoảng) được thân nhân nước ngoài hỗ trợ một vài trăm đô la, có thể rất giàu hoặc không giàu, nhưng chí ít cũng có cuộc sống ung dung. Do đó có ước vọng rằng đi ra nước ngoài để có cuộc sống dễ dàng hơn, nhất là một cường quốc như nước Mỹ, và điển hình là thấy Việt kiều hải ngoại nhiều người thênh thang áo gấm về làng.

Với suy nghĩ như vậy, nên không ít người qua tới đây, thiếu kiến thức tối thiểu của cuộc sống hải ngoại, khi đối diện với khó khăn không lường trước đã không thích ứng được, dẫn đến suy sụp tinh thần, bất đắc chí, than thân trách phận, có khi oán trách cả người đã bảo trợ họ sang, vì sao giàu thế mà không lo cho họ một cuộc sống như họ muốn. Thành ra cả người bảo trợ lẫn người được bảo trợ đã lâm vào cảnh khó khăn bứt rứt, tiến thoái lưỡng nan, sứt mẻ tình cảm.

Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những bước bắt buộc phải có của cuộc sống mới, mà bạn cần phải vượt qua, nếu muốn tái định cư ở một đất nước xa lạ, mọi thứ từ ngôn ngữ cũng như cách sống hoàn toàn khác biệt.

Sau khi đặt chân đến xứ Mỹ, người thân (người bảo trợ) sẽ mất vài ngày đưa bạn đi làm giấy tờ, hợp thức hoá cần thiết cho cuộc sống ở Mỹ, như thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho bọn trẻ.

Dưới đây là những quyền lợi bạn được hưỡng từ chính phủ:

– Các cháu dưới 18 tuổi sẽ vào học trường tiểu học và trung học gần nhà. Có xe bus đưa rước đi về hai bận, ăn trưa miễn phí ở trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố Anh ngữ. (Nhớ đem theo đầy đủ học bạ ở bên Việt Nam, và cần dịch sang tiếng Anh)

– Các cháu trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương với tên gọi là Community College. Ở đó bạn có thể học tiếng Anh và chọn một nghề nào đó làm kế sinh sống trong tương lai. Tùy theo sở thích và trình độ, bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.

Nếu bạn không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp, thì tất cả miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ (xin học bổng), đây là quyền lợi chung cho mọi công dân Mỹ.

Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.

– Con nít dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).

– Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).

Người bảo trợ, hoặc cho gia đình bạn ở tạm nhà họ một thời gian ngắn cho đỡ tốn kém, hoặc tìm mướn dùm bạn một căn nhà (mắc rẻ tùy theo khả năng) và từ đây sẽ bắt đầu hành trình gian khổ, tự túc tự cường của chính bạn.

Nếu bạn có vốn mang theo, có tiền sống một thời gian không đến nỗi quẫn bách, thì lúc này bạn nên tranh thủ học tiếng Anh, cho dù không cần nhiều, nhưng ít nhất nghe được, nói được chút ít để kiếm việc làm, vì chẳng lẽ họ mướn bạn vào làm, còn phải mướn thêm người thông dịch?

Một điều cấp bách khác là phải học lái xe. Nhờ người thân kiếm mua một chiếc xe, mới cũ mắc rẻ tùy khả năng. Đây là chuyện bắt buộc (nếu không có tiền, bạn cũng phải thương lượng với người thân để hỏi mượn, sau này sẽ hoàn trả). Quỹ thời gian ở nước ngoài rất eo hẹp, không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày đi và về.

Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khoá mở đầu cho cuộc sống, ngày nào còn chưa có hai thứ này thì bạn sẽ còn bế tắc.

Trường hợp bạn không có tiền mang theo, nghĩa là vô sản, thì không thể chần chờ. Bạn phải chấp nhận bất cứ việc làm nào (đương nhiên là lương thiện), dù là những việc làm tay chân nặng nhọc, những việc không cần chất xám, để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Người bảo trợ, họ có thể tự nguyện giúp bạn thời gian đầu trong khả năng, nhưng họ không có bổn phận phải nuôi bạn và gia đình bạn. Hoặc dù họ có muốn, đôi khi cũng không đủ khả năng, vì số phí này không phải là con số nhỏ.

Còn việc làm ở xứ người trong trường hợp bạn là người mới ở đất nước này sẽ như thế nào? Cũng không khó hiểu, này nhé:

Cứ tưởng tượng, một người mới nhập cư đi xin việc làm: không nói, không nghe được chủ muốn nói gì, kinh nghiệm nghề nghiệp không có, đôi khi cũng đã có tuổi, sức khoẻ không còn sung mãn… Tất cả là con số không, không khác đứa bé còn đang chập chững tập đi, thì bạn sẽ làm được những gì, ngoài những việc không ai muốn làm mới tới tay mình.

Vậy thì sao? Có hai trường hợp:

1. Bạn là người năng động, tự tin:

Tôi chấp nhận vì tôi biết, với tôi đây chỉ là tạm thời. Một thời gian nữa, khi quen cuộc sống ở đây, rành đường xá, tiếng Anh giỏi, tôi sẽ tìm một việc làm khá hơn, hợp với khả năng hơn.

Với tôi, đều quan trọng hơn cả là môi trường, điều kiện sống tốt cho tương lai, sự phát triển của các con. Tôi tin với khả năng của mình, tôi chấp nhận dấn thân.

2. Bạn không chấp nhận được thực tại:

– Lỡ ôm một ảo mộng thiên đường.

– Từng nghe cuộc sống bên Mỹ vất vả, mà không hình dung được tới mức này.

– Ở Việt Nam tôi sướng gấp mấy lần, công việc cũ nhàn hạ, có nhân viên, tội gì. Tiếng là qua Mỹ mà tôi phải làm những chuyện nặng nhọc, như làm tiệm phở, làm chợ, giữ con nít.

– Nhìn chung quanh, thấy người qua trước giàu có, trong khi tôi phải làm việc tay chân như thế này, thật là mất mặt, biết vậy tôi không đi.

Hay thậm chí có bạn nằng nặc đòi quay về Việt Nam! Đó là những trường hợp tôi thấy đang xảy ra rất nhiều.

Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải chuyện đơn giản. Ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời giờ, còn có nỗ lực tình cảm của nhiều người thân. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ có mục đích phần nào giúp cho bạn hiểu rõ con đường trước mặt, để có một quyết định sáng suốt nhất.

Những người Việt tha hương từ nhiều năm trước, họ không có chọn lựa nên dù thế nào cũng cắn răng dấn thân, kiên quyết đạp đổ mọi trở ngại. Nhờ vậy, có thể nói gian khổ họ trải qua, nhất là tinh thần, gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của các bạn, nhưng họ đã vượt qua và thành công.

Còn hiện tại, bạn có lợi thế hơn nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn trong cuộc sống mới, có chút tiền mang theo. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã vững mạnh. Về tinh thần, bớt được nhiều cảm giác bơ vơ lạc lõng. Tuy nhiên, thời nào cũng có những việc bạn phải tự làm. Đó là nỗ lực phấn đấu, việc này không ai có thể làm thay thế bạn được.

Tôi hy vọng những thành quả giàu sang của người đi trước sẽ là động lực cho bạn dấn thân, chứ đừng lấy đó so sánh, phân bì để rồi thay vì dấn thân tiến bước, bạn trở thành thất chí, than thân trách phận, dùng ánh mắt cay đắng nhìn đời.

Tôi đã chứng kiến không ít người là nạn nhân của nhân sinh quan sai lầm này. Hãy nhớ những người thành công hiện giờ, họ cũng phải trải qua một thời gian dài phấn đấu, không khác gì bạn bây giờ. Hay có khi còn khổ hơn bạn bây giờ nữa.

Còn nếu bạn đọc xong bài viết này, đã có chút khái niệm, thấy rằng hoàn cảnh mình ở Việt Nam tốt hơn, thì tôi khuyên bạn nên ở lại nước mình, đừng đi làm chi cho phí thì giờ, tốn tiền và tốn công người bảo trợ.

Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước này là thiên đường, chỉ là từ những cảm nhận của một đại đa số nào đó, ưu ái mến tặng cho nó mà thôi. Thiên đường hay địa ngục là do từng trường hợp cá nhân, đừng thần thánh hoá quá, để rồi thất vọng.

Theo quan điểm của riêng tôi, đất Mỹ không là thiên đường một cách huyễn hoặc, xa xôi. Đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết, và nhiều mặt tầm thường như mọi nước khác. Có đều tôi có thể khẳng định, nơi chốn này cho bạn và nhất là giới trẻ rất nhiều cơ hội để tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm lấy hay không mà thôi!

Tôi biết bài viết này chỉ đúng trong một phạm vi nhỏ nào đó, không phản ánh được tất cả. Nếu không phải trong trường hợp mình, cứ xem như đọc một chuyện tầm phào. Cám ơn bạn.

thẻ xanh mỹ – theo Quinhon 11

Câu trả lời hay nhất from Yahoo Answers:

Trịnh Vành Khuyên đã trả lời 2 tháng trước

Người trẻ tuổi đến Mỹ sẽ có cơ hội để thăng tiến. Người khoảng 30,40 đến Mỹ với vốn Anh Văn ít ỏi khó hội nhập vào xã hội hơn vì họ khó học thêm một ngoại ngữ như những người còn nhỏ. Người già đến Mỹ sẽ cảm thấy buồn hiu vì suốt ngày ở trong nhà, đi đâu mà không biết lái xe thì phải nhờ con cháu, lúc nó rảnh (cuối tuần) nó mới có thì giờ đưa đi chơi, có khi nó còn muốn đi chơi riêng thì tuần lễ đó ông bà già phải ở nhà!

Nếu tới Mỹ mà Anh văn không khá, thì phải tốn 5 năm mới có thể hiểu SƠ SƠ những gì mà người ta nói, khoảng 50% thôi. Nếu còn nhỏ dưới 10 tuổi tới Mỹ thì chỉ tốn có 6 tháng là giỏi tiềng Anh như tiếng VN. Nếu tuổi highschool thì cần 1 hay 2 năm vốn tiếng Anh sẽ giỏi như người Mỹ. Nếu còn ở tuổi highschool trở xuống thì sẽ hội nhập hoàn toàn với xã hội, với tất cả sắc dân ở Mỹ, sống hòa đồng và làm bạn với họ. Nếu đã qua tuổi highschool mà vào đại học hay college thì họ sẽ chỉ hòa đồng với một số người trong giới hạn, như cộng đồng VN của họ hoặc vài sắc dân Á Châu, Spanish thôi. (Đa số chứ không phải là toàn bộ). Sau mấy năm đầu phải hội nhập vào một văn hóa mới kể cả tiếng nói, thức ăn, phong tục tập quán mới (hơi khó chịu) nhưng sau đó họ nói rằng họ cảm thấy thích văn hóa Mỹ hơn và họ bắt đầu vui vẻ sống, hòa nhập vào xã hội. Chỉ có những người đau yếu hay trình độ ít ỏi mới không muốn đi học để tìm ra cho mình một cơ hội thăng tiến.

Trường học là nơi chỉ dẫn cho người dân BIẾT CÁCH làm gì nếu họ biết mục tiêu của họ sẽ làm gì. Không phải bằng cấp là hoàn toàn đem đến cho người ta sự thành công, mà khả năng SÁNG TẠO trong lãnh vực mình theo đuổi sẽ dẫn người ta tới thành công vượt bực. Trường học ở Mỹ dạy cho người ta có khả năng nghiên cứu, sáng tạo. Họ dạy cho học sinh TẤT CẢ những gì thế hệ trước đã tìm thấy, phát minh hay hiểu biết trước đó MÀ KHÔNG DẤU NGHỀ như văn hóa VN và Tàu. Cho nên, ai muốn có cơ hội thăng tiến thì hãy đến Mỹ sống. Ngoài ra, khi sống hơn 2 năm người ta sẽ thấy vấn đề NHÂN QUYỀN ở Mỹ là số 1 thế giới. Bất cứ việc lớn việc nhỏ nào đều dựa trên căn bản là quyền con người, con người ở Mỹ có giá trị nhất trên trái đất. Không ai hay chính quyền nào được phép làm tổn thương một ai nhờ pháp luật bảo vệ. Ngoại trừ những kẻ muốn sống hay sử dụng “luật ngoài xã hội” thì họ phải suốt đời sống ngoài vòng pháp luật và không được pháp luật che chở nữa vì họ đã chọn ranh giới bên kia để sống. Nếu muốn “thành công” kiểu tài phiệt hoặc gangsters thì cũng phải có tài mới tồn tại được bạn à. Không thì bị hủy diệt nhanh chóng. Xã hội tự do là thế, ai muốn choọn con đường nào là việc của họ. Khi đã chọn thì phải trả giá cho nó. Nothing is free.