Archive | March 2014

Hoảng khi lấy chồng Việt kiều

Tôi 27 tuổi, cưới chồng được một năm và có con gái 3 tháng tuổi. Tôi và chồng quen biết nhau qua một người bạn cùng cơ quan giới thiệu trong vòng 6 tháng thì đám cưới. Thực sự tôi chưa hiểu nhiều về anh, anh 44 tuổi, sống ở Mỹ từ lúc 5 tuổi và qua Việt Nam làm việc được 6 năm. Anh làm giám đốc tài chính của một công ty nước ngoài, từ khi cưới tôi đến giờ anh chưa hề làm tôi vui. Tôi cảm thấy như một con chim bị nhốt trong lồng, không có các mối quan hệ bạn bè anh em như trước.

Lay chong Viet Kieu

Lay chong Viet Kieu

Tôi làm việc tại phòng kinh doanh cho một công ty du lịch ở TP HCM, mức lương 10-15 triệu/tháng, nhưng tôi rất khó khăn khi muốn về thăm ba mẹ hoặc bạn bè anh em. Ngược lại gia đình muốn đến thăm tôi cũng không được vì khi đến anh không nói chuyện hoặc không tiếp.

Gia đình rất thương tôi, kinh tế ba mẹ tôi không thiếu gì, tôi được coi như lá ngọc cành vàng, người trong dòng họ thường nói như vậy. Đối với anh tôi như con bé ngốc phải nghe theo, tiền của tôi cũng bị anh giữ, cả nữ trang vàng bạc, của hồi môn. Anh giữ xong tôi cũng không biết anh cất ở đâu, mua cái gì cũng do anh quyết. Tôi muốn mua quà cho mẹ anh cũng không đồng ý, đi thăm dòng họ cũng bị anh chỉ trích.

Tôi không hiểu con người này thế nào nữa, anh chỉ muốn thu vào chứ không muốn chi ra. Hôm đám cưới xong một tuần tôi muốn mời ba mẹ lên nhà chơi nhưng anh không đồng ý. Bảo anh đi ra nhà hàng ăn cơm anh không đi, tôi đành đi một mình phải nói dối ba mẹ anh bị bệnh.

Tôi nghĩ anh chưa quen cách sống ở Việt Nam nên ráng chịu nhịn cho qua, nhưng trong thời gian sinh con ở nhà tôi càng nhận ra anh không hề thay đổi, càng tệ hơn. Tôi và ba mẹ đã phải khóc rất nhiều khi ngỡ ngàng biết cuộc đời tôi, bẽ bàng cho gia đình tôi gặp một người con rể như thế.

Tôi dự tính ly hôn nhưng làm vậy thì quá nhanh, cũng thấy rất tội nghiệp cho con gái mới 3 tháng tuổi. Anh chưa bao giờ mời cả nhà tôi một bữa cơm trong khi ba mẹ tôi mỗi lần gọi điện bảo vợ chồng tôi về là mua đủ thứ cho vợ chồng con cái tôi ăn. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, không biết có nên đi tiếp hay dừng lại, xin độc giả cho tôi một lời khuyên. Tôi thực sự không còn đường tránh.

Theo VnExpress

Sống lâu Sống khỏe : Đêm 7, ngày 3, ra vào không kể

ĐÊM 7 , NGÀY 3 , VÀO RA KHÔNG KỂ… Hay quá !!!!!!  Mới thấy cái tựa đề thì tính … rủa và delete nhưng tò mò coi thì thấy hay, nên chuyển quý bà con và bạn hiền đọc và… khuyến khích ráng theo !!!!  

Cảm ơn nhiều nhiều, và chúc luôn bình an đêm bảy ngày ba vào ra  không kể !!!! 
Dấu Hiệu Thu Hút Đàn Ông

Dấu Hiệu Thu Hút Đàn Ông

MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI

Xin Quý vị chỉ cần nhớ :

* Ðêm Bảy :
ngủ trên 7 giờ trong một đêm

* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.

* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.

1. Câu châm ngôn thứ nhất:
“Trongthiên hạ, không có chuyện làmbiếngmàcó thể có một thân thể khỏemạnh.”

2. Câu châm ngôn thứ hai:

-Ði với những việc không vui vẻ củadĩvãngvà nghịch cảnh, không thấy khó chịu.
-Ðối với những ngày sắp tới khôngcóướcvọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnhphúc.


Ba DƯỠNG

1. Bảo dưỡng.
2.Dinhdưỡng.
3. Tu dưỡng.

Bốn QUÊN

1. Quên tuổi tác.
2. Quên tiền tài.
3. Quên con cái.
4. Quên buồn phiền.

Năm PHÚC

1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi làphúc.
2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.
3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.
4. Có người nhớ đến anh, gọi là phúc.
5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.

Sáu VUI

1. Một vui là hưu nhưng không nghĩ.
2. Hai vui là con cái độc lập.
3. Ba vui là vô dục tắc cương.
4. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ..
5. Năm vui là có nhiều bạn hữu.
6. Sáu vui là tâm tình không già.

Bẩy SUNG SƯỚNG

1. Biết đủ thường sung sướng.
2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.
3. Biết đắc chí tìmniềm vui.
4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.
5. Biết dùng người làm vui.
6. Biết vui khi hành thiện.
7. Bình an là vui nhất.

Tám CHÚT XÍU
1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Ðầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Ðộ lượng nhiều hơn một chútnữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.

Chín THƯỜNG
1. Răng thường ngậm.
2. Nước miếng thường nuốt.
3. Mũi thường vê.
4. Mắt thường động.
5. Mặt thường lau.
6. Chân thường xoa (bóp).
7. Bụng thường xoay.
8. Chi thường vươn.
9. Hậu môn thường co bóp.

MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH

1. Ít thịt, nhiều rau.
2. Ít mặn, nhiều chua.
3. Ít đường, nhiều trái cây.
4. Ít ăn, nhai nhiều.
5.Ít áo, tắm nhiều.
6. Ít nói, làm nhiều.
7. Ít muốn, bố thí nhiều.
8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.
9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.
10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn.

Lưu ý 10 điều trên nếu thấy quá nhiều và khó nhớ;Xin Quý vị chỉ cần nhớ :* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.

Hôn Nhân Và Bảo Lãnh Người Đồng Tính Ỡ VN Sang Mỹ

Bạn là Việt Kiều, muốn về Việt Nam cưới vợ và bảo lãnh sang Mỹ? Luật di trú cho phép bạn làm như thế. Và kể từ năm nay, những người đồng tính cũng sẽ được bảo lãnh người phối ngẫu đồng tính vào Hoa Kỳ, sau khi Tòa Tối Cáo Hoa Kỳ gỡ một luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính.

Quyết định của Tòa Tối Cao Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 26-6-2013 khi bác bỏ luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính đã mở đường cho nhiều thay đổi triệt để tại Hoa Kỳ.

Báo Washington Times nói rằng quyết  định tỷ phiếu 5-4 của Tòa Tối Cao Hoa Kỳ nói rằng Luật Bảo vệ Hôn Nhân DOMA là vi hiến, sẽ tức khắc mở cửa di trú cho các cặp đồng tính ở các tiểu  bang nơi hôn lễ đồng tính của họ được công nhân.

Các luật gia cũng nói rằng các cặp hôn nhân đồng tính cũng sẽ hưởng các phúc lợi như quyền thừa kế tài sản (nếu phối ngẫu đông tính chết), và áp dụng cho tất cả các phúc lợi liên bang như tiền Thuế và tiền An Sinh Xã Hội.

Jorge Gutierrez, trong ban lãnh đạo tổ chức bênh vực di dân bất hợp pháp và đồng tính có tên gọi Queer Undocumented Immigrant Project for United We Dream, nói: “Hôm nay là ngày tuyệt vời không chỉ cho phong trào đồng tính mà cả cho phong trào bênh vực quyền di trú.”

Hỏi:

Thân Chào Anh Huy Tôn,

Tôi là boy và người yêu của tôi cũng là boy. Nói thể để Anh Huy Tôn nắm sự việc mà tôi sắp trình bày ra đây:

Chúng tôi yêu nhau đã hơn 10 năm nhưng không thể sống chung vì luật pháp VN chưa công nhận điều này, hơn nữa điều đó khó chấp nhận ở VN.

Tôi xin nhờ Anh Huy Tôn trả lời giúp: Nếu tôi muốn bảo lãnh người yêu tôi qua Mỹ thì việc mở hồ sơ bảo lãnh như vậy có hợp pháp không, thời gian mất bao lâu và chúng tôi cần chứng minh những gì vì đây là tình yêu thật sự và tôi có thể qua Mỹ để phỏng vấn.

Cảm ơn Anh Huy Tôn

Nhất Văn

 Đáp:

Chào anh Nhất Văn,

Trước tiên, SG VISA xin chúc mừng anh và người yêu đã vượt qua tất cả những định kiến của xã hội để có thể cùng nhau xây đắp giấc mơ về một cuộc sống hạnh phúc tại Mỹ. Bên cạnh đó, SG VISA cũng cảm thông và hiểu được khát khao đoàn tụ của anh trong 10 năm qua nói riêng và cộng đồng những người đồng tính khác trên thế giới nói chung.

Hon nhan dong tinh

Hon nhan dong tinh

Những người đồng tính đều có chung ước muốn được xã hội thừa nhận. Họ cũng muốn sống một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác. Tuy nhiên, sự kỳ thị của xã hội vẫn là một rào cản lớn đối với họ. Người đồng tính, chuyển giới cũng là con người nhưng họ đang bị xã hội hay chính gia đình họ bỏ rơi. Tại Việt Nam và nhiều đất nước hiện nay, ngay trong luật gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình cũng không có điều khoản nào bảo hộ cho người đồng tính, và đây là một thiệt thòi rất lớn của họ.

Những năm gần đây, hôn nhân đồng tính đã trở nên cởi mở hơn và không còn xa lạ với chúng ta, nhất là đối với nhưng nước phát triển như Mỹ, Canada, Brazil, một số nước Châu Âu,…

Nói đến nước Mỹ, ngày 26-6-2013, Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act – DOMA ) xác lập lại hôn nhân là sự kết hợp giữa hai cá thể. Chính động thái này đã mở ra một hướng mới cho các cặp đôi đồng tính có mong muốn kết hôn và sinh sống tại Mỹ, cụ thể là nhiều tiểu bang nơi mà hôn lễ đồng tính của họ được công nhận. Tính đến thời điểm hiện nay, các tiểu bang đó bao gồm: California, Connecticut, Delaware, Iowa, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Hampshire, New York, Rhode Island, Vermont, Washington, Washington D.C., 5 bộ lạc Thổ Dân Hoa Kỳ (Native American tribes), và một số tiểu bang khác.

Ngoài ra, các cặp hôn nhân đồng tính cũng sẽ hưởng các phúc lợi như quyền thừa kế tài sản và áp dụng cho tất cả các phúc lợi liên bang như tiền Thuế, tiền An Sinh Xã Hội, kể cả y tế và trợ cấp thất nghiệp (welfare). Như vậy, quyết định này thật đáng mừng và đã mở đường cho nhiều thay đổi triệt để tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, luật pháp về quan hệ đồng tính rất khác biệt ở nhiều nước trên thế giới. Tại Á Châu, hôn nhân đồng tính vẫn đang là vấn đề được tranh luận và hiện vẫn chưa có quốc gia nào đồng ý về việc này. Nếu anh Nhật Văn muốn bảo lãnh cho người yêu đồng tính ở Việt Nam, một số chọn lựa có thể giúp cho người bạn này như đến Mỹ theo con đường du lịch hoặc du học, sau đó kết hôn tại tòa án thành phố hoặc văn phòng chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền tại địa phương, và trở về Việt Nam chờ đợi thủ tục duyệt xét cấp chiếu khán của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Việc duyệt xét của Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam có thể ít gay go hơn Sở Di Trú ở Mỹ trong hồ sơ diện này.

Hoặc công dân Mỹ có thể tiến hành hồ sơ bảo lãnh người yêu theo diện hôn thê mà họ không cần đăng ký kết hôn tại Việt Nam, vì tại Việt Nam luật pháp vẫn chưa cho phép những người đồng tính đăng ký kết hôn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không thể bảo lãnh người yêu theo diện vợ/chồng. Bước đầu để tiến hành hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê/phu là hoàn tất và nộp đơn I-129F, vì đây là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những cặp đôi đồng tính muốn bảo lãnh sang Mỹ này. Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, người được bảo lãnh có thể đến Hoa Kỳ và đăng ký kết hôn trong 90 ngày, và sau đó lập thủ tục xin thẻ xanh Thường trú nhân.

Đơn xin bảo lãnh hôn nhân đồng tính là một lãnh vực mới của luật di trú nhưng theo các giới chức của Bộ Công dân và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), những đơn này sẽ được xét duyệt công bằng như những đơn xin visa khác-giới-tính.

Hồ sơ thông thường có thời gian xét duyệt từ 6-11 tháng. Tuy nhiên, các viên chức USCIS cũng là những con người bình thường và một số người có thể vẫn còn ngần ngại chấp nhận quan điểm về hôn nhân đồng tính. Do do, sẽ có những đơn bảo lãnh được duyệt xét rất kỹ lưỡng, thời gian có thể sẽ lâu hơn những hồ sơ thông thường khác.

Cách đây 8 tháng, SG VISA đã tiếp nhận trường hợp một khách hàng là anh Đồng, anh có người yêu tên Thanh và hai người đã quen nhau hơn 15 năm, từ khi anh Thanh còn chưa đặt chân đến Mỹ. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thỉnh thoảng anh Thanh vẫn về nước để thăm anh Đồng, những lần gặp nhau được vài tháng hoặc có khi chỉ được vài tuần là anh Thanh phải bay về Mỹ vì công việc không cho phép phải ở Việt Nam lâu. Để có thể qua Mỹ kết hôn, trong vòng 10 năm, anh Đồng đã phỏng vấn visa du lịch 3 lần và cả 3 lần đều bị từ chối.

Trong những thời khắc cô đơn và tuyệt vọng, cặp đôi đồng tính này đã tìm tới SG VISA. Đây cũng là thời điểm Tòa Án Tối Cao Mỹ bác bỏ luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Ấn tượng của chúng tôi khi gặp anh Đồng lần đầu tiên là một người đàn ông đã bước qua tuổi trung niên nhưng vẫn còn rất nhiều khép nép, định kiến mấy ngàn năm văn hóa của Việt Nam đã làm cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khởi đầu không mấy suôn sẻ. Tuy vậy, sau hằng giờ lắng nghe những ước mơ, nguyện vọng của anh Đồng cũng như trao đổi qua điện thoại với anh Thanh, chúng tôi đã hoàn toàn hiểu được, cảm thông mối quan hệ của hai người và tư vấn về điều luật mới ban hành của chính phủ Mỹ, cho phép tất cả những người đồng tính có thể bảo lãnh bạn đời qua diện Hôn phu/hôn thê. SG VSIA đã giúp họ nộp những đơn thông thường được yêu cầu (đơn I-129F, G-325A, G-1145) và kèm theo những bằng chứng chứng minh mối quan hệ thật như hình ảnh chụp chung từ lúc quen nhau tới thời điểm hiện tại, hóa đơn gửi tiền, hóa đơn điện thoại thể hiện sự liên lạc với nhau, những lần chat qua yahoo, gmail… như hướng dẫn của SG VISA.

Hiện tại, hồ sơ của anh Đồng đã được USCIS chấp thuận và chúng tôi đang tiến hành giúp anh Đồng, anh Đẳng làm đơn bảo trợ tài chính và chuẩn bị trả lời những câu hỏi cho buổi phỏng vấn lấy visa sắp tới.

Trên lý thuyết, những bước trên sẽ giúp cho các cặp đôi đồng tính có được cơ hội đoàn tụ tại Mỹ, tuy nhiên sẽ rất khó để thuyết phục USCIS mối quan hệ mật thiết giữa hai người đồng tính dẫn đến hôn nhân là chính đáng, và mối quan hệ này đã được thiết lập trong quá khứ không vì mục đích định cư, đang được duy trì vì tình yêu chân thật và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai để có được cuộc sống hôn nhân tại Hoa Kỳ. Thử thách này cũng là hậu quả của hàng trăm ngàn công dân Việt Nam đã lợi dụng luật hôn nhân để được hưởng quyền lợi di trú và định cư tại Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm qua. Bằng tất cả kinh nghiệm về lĩnh vực di trú và lòng nhiệt huyết, SG VISA sẽ cố gắng giúp cho cặp đôi đồng tính hiện tại và những cặp đồng tính sau này ở Việt Nam lấy được visa định cư Mỹ một cách dễ dàng nhất.

Với tư cách là những người lớn lên tại Mỹ, chúng tôi có những cách nhìn văn minh và cởi mở với cộng đồng thế giới đồng tính vì SG VISA tin rằng, tất cả mọi người đều có quyền xây dựng cho mình một giấc mơ và một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Chúng tôi cũng tin rằng, chỉ có cảm thông sâu sắc với khách hàng mới là chìa khóa thành công của chính mình.

======

Hỏi:

Xin chào anh Huy Tôn. Em xin phép được giấu tên của mình. Em là một đồng tính nữ. Quả thật, ban đầu em rất đau khổ vì điều này và không dám thổ lộ với bất kỳ ai, kể cả những người thân trong gia đình em. Cách đây một năm em có quen một bạn cũng đồng tính như em, bạn ấy mang quốc tịch Mỹ gốc Việt. Chúng em tình cờ quen nhau trên facebook, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn ấy đã giúp em vượt qua rất nhiều khó khăn, định kiến của xã hội về những người đồng tính và rồi chúng em quyết định đến với nhau. Khi đọc bài viết “Hôn nhân đồng tính – Mưu cầu cuộc sống tại Hoa Kỳ” trên Báo Trẻ, chúng em rất vui vì biết được chúng em vẫn có cơ hội được sống cùng nhau trên nước Mỹ – một đất nước chấp nhận các cặp đôi đồng tính được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, cho em hỏi những người đồng tính như chúng em liệu khi nộp đơn có gặp bất kỳ khó khăn nào không và chúng em cần làm những gì để có thể thuyết phục được nhân viên Lãnh Sự Quán Mỹ rằng mối quan hệ của chúng em là thật? Em xin chân thành cảm ơn. Chúc anh sức khỏe và ngày càng có những bài viết thật hay và bổ ích cho mọi người.

Một bạn giấu tên

Đáp:

Chào bạn,

Đầu tiên, SG VISA xin cảm ơn những lời chúc chân thành và sự quan tâm sâu sắc của bạn đến những bài viết trên Báo Trẻ. Qua những lời chia sẻ của bạn, SG VISA rất cảm thông và hiểu được ước mơ, mong muốn, khát khao của bạn. Đó là, được đoàn tụ, được xã hội công nhận, được công khai giới tính thật và được cùng nhau xây dựng một cuộc sống gia đình với người bạn đời mà mình đã chọn, cũng giống như biết bao đôi tình nhân bình thường khác trên thế giới.

Hon nhan dong tinh nu

Hon nhan dong tinh nu

Nếu đã đọc qua bài viết “Hôn nhân đồng tính – Mưu cầu cuộc sống tại Hoa Kỳ, chắc hẳn bạn cũng biết rằng luật Di trú Mỹ đã thay đổi. Kể từ ngày 26-6-2013,  Tòa án tối cao Mỹ đã gỡ một luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính (HNĐT) và cho phép những người đồng tính được bảo lãnh người bạn đời đồng tính qua Mỹ. HNĐT hiện đã được xem là hợp lệ, chỉ với điều kiện được đăng ký tại quốc gia có công nhận HNĐT. HNĐT hợp lệ cho mục đích di dân ngay khi cả hai dự tính định cư tại một trong 37 tiểu bang của Mỹ hiện vẫn chưa công nhận HNĐT. Hôn nhân đồng tính cũng có hiệu lực khi đương đơn xin thị thực tại các quốc gia coi hôn nhân đồng tính là bất hợp pháp.

Đây có thể xem là tin mừng lớn nhất cho cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender/Transsexual People) nói chung và những cặp đôi đồng tính nói riêng ở Việt Nam.

Tuy luật Di Trú Mỹ thay đổi và có sự nhìn nhận khác về cộng đồng LGBT nhưng văn hóa và thành kiến của một phần công chúng của xã hội Mỹ vẫn chưa chấp thuận vì tôn giáo và phong kiến của Mỹ. Thành kiến này khiến một số tiểu bang cũng như viên chức trong chính phủ Mỹ có những suy nghĩ và hành động kỳ thị dành cho cộng đồng LGBT, ví dụ: Nhân viên Sở Di Trú (USCIS) có thể trì hoãn hoặc thậm chí không xử lý hồ sơ của các cặp đôi đồng tính ngay khi đến phiên thứ tự mà nhét vào đáy chồng hồ sơ; Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ tìm bất cứ lý do gì để từ chối hồ sơ hoặc yêu cầu đương đơn bổ sung bằng chứng sao cho thật sự thuyết phục hoàn toàn hoặc cũng có thể dành rất nhiều thời gian để điều tra và xem xét kỹ lưỡng về mối quan hệ đó;…

Do đó, để tránh trường hợp bị kỳ thị, đương đơn và người bảo lãnh phải chuẩn bị hồ sơ kỹ hơn những hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê thông thường khác. Cụ thể như sau:

–         Thông tin về nhân thân của hai bên phải thật sự rõ ràng: Đương đơn và người bảo lãnh phải nắm vững thông tin cá nhân, thông tin tài chính của nhau, càng nhiều càng tốt, càng chi tiết càng tốt.

–         Phải có kiến thức về đời sống của nhau, tại Việt Nam cũng như tại Mỹ: Hiểu được điều này sẽ giúp đương đơn dễ dàng trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự liên quan đến việc hòa nhập và xây dựng cuộc sống tương lai tại Mỹ.

–         Bằng chứng về mối quan hệ phải hoàn toàn thuyết phục: Cần làm theo trình tự các mốc thời gian trong mối quan hệ của mình, chi tiết lần đầu tiên gặp nhau rất thường được các viên chức lãnh sự khi phỏng vấn hỏi và xem xét tính hợp lý của câu trả lời cùng với bằng chứng chứng minh thuyết phục. Ví dụ: Hai bạn quen nhau trên Facebook thì nên lưu giữ lại những dòng tin nhắn chia sẻ, tâm sự của những ngày đầu tiên quen nhau. Đồng thời, lưu giữ tất cả những bằng chứng chứng minh rằng mối quan hệ của hai bạn vẫn kéo dài đến hiện tại và ngày càng sâu sắc, mặn nồng.

–         Tâm lý phải thật ổn định và tự tin khi được viên chức LSQ phỏng vấn tại Việt Nam, và khi được nhân viên Sở Di Trú (USCIS) phỏng vấn sau khi đương đơn đã nhập cảnh Mỹ và hồ sơ đang xin Thẻ Xanh.

–         Sự ủng hộ của gia đình hoặc không có điều này cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Vì rất có thể Lãnh Sự Quán sẽ cử người đến nhà của đương đơn và người bảo lãnh để điều tra. Do đó, hai bên phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để vượt qua những định kiến của gia đình (nếu không được gia đình chấp nhận, ủng hộ), và cần phải thật sự quyết tâm cũng như xác nhận thật rõ ràng tình cảm của nhau để tránh mất thời gian, công sức, tình cảm và tiền bạc nhưng lại không đạt được mục đích của mình.

SG VISA hy vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn và các độc giả có quan tâm cùng vấn đề tương tự. Nếu bạn và quý độc giả có những thắc mắc khác, xin liên hệ cùng SG VISA để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Chúc bạn sớm được đoàn tụ và xây dựng một cuộc sống mới cùng người bạn đời tại Mỹ.

Huy Tôn và SG VSIA Team.

Xem them ve tim ban dong tinh nam va nu online tai day.

Visa định cư Mỹ “Quen nhau qua mạng – Việt kiều bảo lãnh hôn thê”

Nguyen Thi Cuc – P.1, Phu Nhuan, HCMC

Tôi có bạn trai là Việt Kiều Mỹ, (tôi 26 tuổi, anh 38 tuổi) chúng tôi quen nhau từ hồi tháng 3/2013 trên internet thông qua một trang diễn đàn. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị các thủ tục theo diện bảo lãnh K1, nhưng do chưa có kinh nghiệm và cũng không có hiểu biết nhiều trong việc này nên đang gặp rất nhiều khó khăn và lo lắng.

1. Tôi có hộ khẩu ở Hưng Yên, nhưng hiện tại tôi sống tại TPHCM từ tháng 10/2012 (chúng tôi quen nhau tại TPHCM), tôi có thể đăng ký xin làm Visa tại TP Hồ Chí Minh được không?

Xin cảm ơn!

=======================

Chào bạn Cúc,

Cám ơn bạn đã gửi thắc mắc đến SG VISA. Trong bài tư vấn vừa rồi chúng tôi đã tư vấn cho bạn về:

1) Chúng tôi không biết những điều kiện và các bước làm thủ tục như thế nào? 2) Phía anh ấy cần làm những gì? 3) Phía tôi ở Việt Nam cần làm những gì? (Từ lúc chuẩn bị nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn). 4) Chúng tôi có cần thuê luật sư ủy quyền không?

Trong bài này SG VISA xin tiếp tục chia sẽ cùng bạn Cúc và các độc giả quan tâm khác về câu hỏi sau đây:

Tôi có hộ khẩu ở Hưng Yên, nhưng hiện tại tôi sống tại TPHCM từ tháng 10/2012 (chúng tôi quen nhau tại TPHCM), tôi có thể đăng ký xin làm Visa tại TP Hồ Chí Minh được không?

==============

Theo cách làm việc của USCIS và LSQ thì đương đơn có thể hoàn tất những đơn dừ ghi nơi sinh sống và địa chỉ gửi thư thực tế để tiện và hiệu quả cho việc liên lạc. Địa chỉ sinh sống của bạn tại HCMC sẽ là nơi hồ sơ của bạn được LSQ mời đến để phỏng vấn. Tuy nhiên, trong suốt quá trình triển khai hồ sơ, nếu bạn có thay đổi địa chỉ sống và liên lạc bạn cần thông báo cho USCIS và LSQ biết để họ chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ và bạn sẽ không bị mất thời gian xét duyệt hồ sơ. Vì nếu USCIS và LSQ không thể gửi những thông tin trong hồ sơ không đến được với gia đình đương đơn trong vòng 12 tháng, rất có thể hồ sơ của đương đơn sẽ bị đóng. Để thông báo cho USCIS về sự thay đổi địa chỉ, bạn cần hoàn tất đơn AR-11 (Online hoặc qua đường bưu điện). Nếu bạn không rõ cách thông báo chuyển đổi địa chỉ, mời bạn liên lạc SG VISA hoặc vào website của SG VISA để có được sự tư vấn chính xác và cụ thể.

Viet kieu bao lanh hon phu

Viet kieu bao lanh hon phu

Trong quá trình tư vấn cho cộng đồng về cách “lấy” visa để đi Mỹ dễ dàng, SG VISA đã gặp hàng chục gia đình gặp rắc rối. Cách đây 6 tháng, SG VISA đã nhận tư vấn cho một hô sơ bảo lãnh diện vợ chồng, và gia đình họ đã kết hôn hơn 6 năm và có 2 người con sinh đôi. Tuy nhiên, sau khi đã nộp đơn bảo lãnh được 6 tháng, người bảo lãnh đãh chuyển nơi làm việc đến 1 thành phố mới, và cũng 1 tháng sau đó người vợ và 2 con đã chuyển nhà từ Hà Nội vào Saigon để tiện cho việc làm hồ sơ đoàn tụ cùng chồng, nhưng gia đình họ không thông báo cho USCIS và LSQ biết về sự di chuyển. Sau 12 tháng USCIS và LSQ không thể liên lạc được gia đình họ để yêu cầu họ đóng tiền xét duyệt lý lịch và đề nghị ngày phỏng vấn nên hồ sơ của gia đình họ đã bị USCIS đóng lại. 3 năm sau, họ không rõ lý do tại sao hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đã có 2 người con chung lại kéo dài quá lâu mà vẫn không có ngày phỏng vấn. Người chồng đã liên lạc cùng một văn phòng luật di trú khá lớn tại Houston, TX và văn phòng này hứa sẽ điều tra và xem xét lại tiến trình hồ sơ. Sau gần 2 năm từ khi thuê văn phòng luật tại Houston, người chồng thỉnh thoảng hỏi bên văn phòng luật và đã được bên văn phòng luật trả lời là hồ sơ của họ đã bị USCIS đóng. Và gia đình họ lại mất thêm 2 năm vô ích chỉ vì không thường xuyên hỏi bên đại diện về tiến trình hồ sơ của mình. Quá bất xúc về tiến trình hồ sơ bảo lãnh nên người chồng đã không còn nhờ bên văn phòng luật tiếp tục đại diện gia đình họ nữa.

Sau khi người vợ tìm đến SG VISA và yêu cầu được tư vấn cách thúc đẩy nhanh hơn thời gian được đoàn tụ cùng chồng để 2 đứa con có thể bắt đầu học cấp 1 tại Mỹ, chúng tôi đã liên lạc cùng USCIS và biết rằng hồ sơ này không thể khiếu nại được vì thời gian gia đình không liên lạc cùng USCIS đã trên 12 tháng, và cách duy nhất để giúp cho gia đình họ đoàn tụ và 2 đứa con được đi học cấp 1 tại Mỹ là mở lại hồ sơ mới. Rất đáng mừng là từ khi mở lại hồ sơ mới đến nay chỉ chưa được 6 tháng mà gia đình họ đã có lịch phỏng vấn tại LSQ vào cuối tháng 10 năm 2013.

Hiện nay SG VISA đang hướng dẫn gia đình họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới, và chúng tôi tin rằng với sự hiểu rõ về thông tin cá nhân của tất cả thành viên trong gia đình; kiến thức vững vàng về đời sống tại Việt Nam của gia đình đương đơn và tại Mỹ của người bảo lãnh, bằng chứng rất thuyết phục về mối quan hệ vợ chồng giữa đương đơn và người bảo lãnh, và tâm lý rất tự tin sau khi được huấn luyện kỹ càng cho buổi phỏng vấn sắp tới, gia đình đương đơn và người bảo lãnh sẽ cung cấp những câu trả lời hướng cho Viên Chức Lãnh Sự đặt tiếp những câu hỏi sau theo ý mà đương đơn mong muốn.

Trong quá trình bảo lãnh theo diện hôn phu hôn thê, cũng như vợ chồng, cha mẹ con, hoặc anh chị em, những điều cơ bản nhất để chuẩn bị hồ sơ là việc hoàn tất các đơn từ do giới chức chính phủ yêu cầu, nộp đầy đủ bằng chứng xác lập mối mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh, trả phí xét duyệt hồ sơ cho USCIS và NVC, thông báo cho giới chức chính phủ về những thay đổi của hồ sơ như địa chỉ, thêm hoặc giảm thành viên trong hồ sơ, và thông báo cho gia đình đương đơn và người bảo lãnh biết về tiến độ phát triển của hồ sơ. Ngoài thông báo cho giới chức chính phủ về sự thay đổi địa chỉ hoặc khai địa chỉ cho đúng trong các đơn từ, đương đơn và người bảo lãnh cũng phải nắm rõ về thời gian và chi tiết địa chỉ của cả đôi bên, vì đây là một yếu tố quan trong mà Viên Chức Lãnh Sự sẽ hỏi xoáy vào trong buổi phỏng vấn.

Trong bài sau SG VISA chia sẽ cùng bạn và quí độc giả về cách xây dựng bằng chứng thuyết phục và trả lời câu hỏi còn lại của bạn:

Nói thêm về bằng chứng chứng minh quan hệ tình cảm: vì chúng tôi nói chuyện qua Google + nên rất ít có Chat (vì anh nói được Tiếng Việt nhưng viết Tiếng Việt không tốt, tôi không nói được Tiếng Anh nên chúng tôi chỉ hay nói chuyện trực tiếp) nên không có nhiều các bản text chat. Nhưng chúng tôi có những hình ảnh khi đi chơi ở Nha Trang, hình tôi chụp cùng gia đình anh ở TPHCM, các thông tin vé máy bay của anh, visa của anh, vé máy bay khi chúng tôi đi Nha Trang, ra miền Bắc, nhẫn đính hôn anh làm tại Mỹ về trao tặng cho tôi (có giấy xác nhận đơn hàng, trên nhẫn có khắc chữ tên của chúng tôi), giấy xác nhận nhận tiền anh gửi về cho tôi.

Nếu bạn Cúc và quí độc giả có thắc mắc khác, vui lòng lạc SG VISA để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Huy Ton & SG VISA Team

Con gái Việt Nam có nên lấy chồng nước ngoài không?

Hiện nay có quá nhiều cô gái trẽ đang phân vân không biết có nên lấy chồng nước ngoài hay không. Họ đều nằm trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, mơ ước có được 1 tấm chồng giàu sang đễ thay đổi cuộc đời. Khi nhìn vào nhà khác giàu sang, đầy đủ tiện nghi, họ mơ ước sao cho mình sau này cũng giống như vậy. Họ muốn thoát khỏi cãnh nghèo nàn nhưng không biết phải làm cách nào. Có nhiều phụ nữ VN lại muốn giúp đỡ gia đình bằng cách nghĩ đến việc lấy chồng nước ngoài.

Lay chong nuoc ngoai

Trên thực tế thì đồng lương công nhân của họ chĩ đủ sống qua ngày thì làm sao có thễ đạt được mơ ước thay đổi cuộc đời nghèo nàn. Giá nhà lại tăng và mọi thứ đều tăng, nhưng đồng lương thì không tăng, vậy họ sẻ làm sao? Có hàng ngàn người con gái Vietnam nảy ý định là lấy chồng nước ngoài rồi đi làm bên đó với thu nhập cao và ỗn định hơn, gừi về giúp cho gia đình. Có nhiều người lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã ăn nên làm ra, gữi tiền về Viet Nam mua nhà cho gia đình, giúp đỡ em úc. Nhưng hầu hết các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan, Trung hay Hàn Quốc đều bị hành hạ, đối xữ tệ bạc, bị bắt làm nô lệ tình dục.

Vậy thì nếu muốn thay đổi cuộc đời nghèo khổ hiện nay thì phụ nữ VN nên lấy chồng ngoại quốc, Tây, Mỹ hay Việt Kiều? Không bàn tới chuyện lấy chồng Đài, Hàn hay Trung Quốc vì sự rủi ro quá lớn. Quá nhiều người bị đánh đập và bạo hành dã man. Hầu hết các cuộc hôn nhân không tình yêu này, xây dựng từ nhu cầu kinh tế, chiếm tỉ lệ quá cao. Còn nếu lấy chồng ngoại quốc như Tây hay Mỹ thì điều kiện bạn không có, vì bạn phai biết ngoại ngữ lưu loát. Vì nếu như bạn không nói và hiễu ngoại ngữ thì không thể tìm được chồng nước ngoài đâu.

Vậy thì không còn cơ hội nào để lấy chồng nước ngoài sao? Dĩ nhiên là có chứ. Tôi rất thích câu “ta về ta tắm sao ta”, Việt Kiều là sự chọn lựa đúng nhất. Vì dù sao đi nửa người Việt Kiều sống ở nước ngoài vẫn tốt hơn và am hiễu nền văn hóa VN hơn bất kỳ dân tộc nào khác. Nhưng không phải lấy VK là không mạo hiễm nhé. Cũng có nhiều VK về VN tìm vợ, nhưng không bảo lãnh sang nước ngoài đâu. Vì họ sợ vợ của họ chia tay khi sang nước ngoài đó. Họ chỉ bõ ra 1 số tiền để vui vẽ với bạn thôi sau đó thì chia tay. Nhưng cũng có nhiều Vietkieu nghiêm túc tiến đến hôn nhân. Đay là những người bạn nên tìm.

Hàng năm có khoãng 5,000 (5 ngàn) cô dâu Việtnam lấy chồng VK và sang định cư ỡ nước ngoài bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Pháp, v.v. Bạn nghỉ bạn có nằm trong con số này năm tới không? Có thễ chứ. Vậy bạn làm sao quen đước VK đây? Hảy nhờ người thân hay bạn bè giới thiệu. Nếu không có quen ai thì bạn vào các trang web tìm bạn bốn phương mà tìm Viet Kieu. Hảy đăng ký 1 hồ sơ cá nhân vào trang web Viet online dating này và tiếp xúc với đàn ông sống ở nước ngoài. Nếu tiếp xúc với đàn ông độc thân lớn tuổi thì cơ hội của bạn tăng lên.