Tag Archive | Việt Kiều

Việt kiều già ham cỏ non nên đọc bài nầy khi về VN

Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. ”

Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già”
1.001 cách thả mồi của hội ‘câu’ Sài Gòn
Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn.

Phu nu Vietnam

Phu nu Vietnam

Sáng thứ bảy, tôi gọi đến số máy của Ái Liên mà anh Quyên Ca đã chuyển cho tôi. Thoạt đầu, giọng cô có vẻ ngập ngừng nhưng khi biết tôi là bạn thân của “Việt kiều David Chương” thì cô đổi tông ngay. Sau vài phút trò chuyện, cô mời tôi trưa mai – Chủ nhật, gặp cô tại quán cà phê M. trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM.

Viet Kieu va phu nu Vietnam

Viet Kieu va phu nu Vietnam

10h45 sáng Chủ nhật, đang trên đường đến cà phê M. thì điện thoại tôi báo có tin nhắn. Mở ra xem, đó là tin nhắn của Ái Liên: “Em xin lỗi vì sự thay đổi này. Mời anh qua quán cà phê S ở đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng, em đợi”.

Gần 11h30, tôi đến cà phê S, một quán khá sang trọng. Sau khi điện thoại để biết chỗ Ái Liên đang ngồi, tôi đến bàn cô. Ái Liên ở ngoài khác hẳn với tấm hình cô dán trong hồ sơ trên trang web VietS nhưng tôi vẫn phải công nhận cô khá đẹp, chỉ mỗi tội là cô hút thuốc lá như ống khói tàu. Suốt cuộc chuyện trò, cô hỏi tôi về “David Chương” và dĩ nhiên là tôi trả lời làu làu.

Ngược lại, cô cũng kể về “David Chương” y như cô là người yêu của ông Việt kiều “6 bó” – nhưng chưa hề tồn tại trên cõi đời này: “Tụi em không phải là gái mại dâm đứng đường, gái gọi hay thứ gì đại loại như thế…”.

Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn”. Tôi hỏi: “Hướng dẫn như vậy thì có thù lao gì không?”. Ái Liên cười: “Tùy lòng hảo tâm của mấy ảnh chứ em đâu đòi hỏi, chủ yếu là mở rộng giao lưu, thêm bè thêm bạn thôi mà”.

Cuối cùng, cô đi thẳng vào vấn đề: “Anh Chương nói là anh sẽ đưa tiền cho em để em lo cho má em…”. Tôi hỏi má cô hiện nay đang nằm khoa nào, phòng nào, giường số mấy ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thì cô đáp: “Em chưa đưa má vào vì chưa đủ tiền”. Tôi nói, đại ý sáng mai tôi sẽ cùng cô đưa má cô vào BV, và tôi sẽ lo toàn bộ viện phí thì cô có vẻ bực dọc: “Má em đang ở dưới quê”. Tôi nói tiếp: “Vậy em về quê đưa má lên đi”.

Lần này Ái Liên đứng dậy, mặt cau có: “Thôi, khỏi làm phiền anh nữa, để em gọi anh Chương. Ảnh nói vì anh thiếu nợ ảnh nên em mới gặp anh chứ không thì ảnh chuyển tiền về cho em từ bữa kia rồi”.

Với các cô “thợ câu”, Việt kiều càng già càng dễ “câu”.

Tôi cố nín cười. Đúng lúc đó một cô gái khác, tuổi xấp xỉ 40 bước đến: “Ê Phượng, thằng chả email cho mày chưa, cái lão ở Thụy Sĩ đó?”. Tôi thấy mặt Ái Liên – bây giờ là Phượng – hơi tái đi: “Ủa, chuyện đó ăn nhằm gì tới bà mà bà thắc mắc”.

Rồi Phượng bước thẳng, không buồn chào tôi. Đến chiếc ghế sắt đặt cạnh bức tường gần cổng ra vào dành cho nhân viên bảo vệ, Phượng ngồi xuống, móc điện thoại bấm nhoay nhoáy. Một lát, chắc là không liên lạc được, cô ra bãi để xe, leo lên chiếc Air Blade màu đỏ phi một lèo.

Tôi chào, cười xã giao với cô gái vừa mới hỏi Phượng rồi mời cô ngồi, trong đầu thầm nghĩ thế là xôi hỏng bỏng không. Người duy nhất có thể giúp tôi khai thác về “Hội câu Sài Gòn” là Phượng thì xem như đã đứt bóng! Tuy nhiên, lần này tôi gặp may. “Nhìn anh chắc không phải Việt kiều?”. Tôi gật đầu. Cô gái – mà sau đó tôi biết tên là Nhi – nói tiếp: “Mọi bữa tụi nó đi cả hội nhưng bữa nay nó đi một mình. Anh mà là Việt kiều thì chắc con Phượng nó luộc anh rồi”.

Nhắm có thể tìm hiểu “Hội câu Sài Gòn” từ Nhi, tôi kể vắn tắt cho cô nghe chuyện Phượng quen David Chương, bạn tôi, rồi chuyện má Phượng bị ung thư, chuyện David Chương nhờ tôi đưa tiền cho Phượng. Nhi cắt ngang lời tôi: “Vậy anh đưa cho nó chưa?”. Tôi lắc đầu, tôi bảo sẽ cùng Phượng đưa má cô ta vào BV rồi tôi thanh toán toàn bộ viện phí, lấy hóa đơn gửi qua Mỹ cho bạn tôi thì Nhi cười khẩy: “Má nó giờ này đang đánh bài tứ sắc ở nhà chứ ung thư ung trứng gì”.

Theo lời Nhi, “Hội câu Sài Gòn” của Phượng gồm 6, 7 người, đôi lúc lên đến 10 người, tất cả đều có học, nhiều người nói tiếng Anh như gió: “Em cũng tham gia với tụi nó…” nhưng có lẽ biết mình nói hớ nên Nhi thòng thêm: “Mà thấy kiểu này không thọ nên em rút lui lâu rồi”. Vẫn theo lời Nhi, những cô trong nhóm “Hội câu Sài Gòn” thường xuyên săn lùng con mồi trên các trang mạng kết bạn bốn phương như VietS, VietCute, Twoo, Badoo…

Hễ thấy ông Việt kiều nào cỡ từ 50 – 60 tuổi trở lên, lai lịch, nghề nghiệp coi được – nghĩa là khả năng có “đôla” là họ tạo hồ sơ làm quen: “Quá trình làm quen thì cũng y như ông bạn anh vậy – cũng bắt đầu từ email, cũng chat.. Con Phượng anh gặp hồi nãy chẳng hạn, có thời gian nó quen 9 ông, có ông nó là em kết nghĩa, có ông nó là cháu tinh thần và có ông nó là người yêu bé bỏng. Anh mà thấy nó chat anh mới kính nể. Cùng một lúc, nó chat với cả… 9 ông nhưng ông nào cũng tưởng nó chỉ chat với một mình ổng”.

Khác với gái mại dâm, gái chat sex kiếm tiền bằng cách cởi quần áo ra rồi kêu con mồi nạp thẻ cào điện thoại để được xem cởi tiếp, “Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. Khi biết chắc cá đã cắn câu, họ đột ngột không liên lạc nữa để tạo cho con mồi tâm lý lo âu, thắc mắc. Sau đó họ mới đưa ra lý do “má em bệnh”, hoặc “em bị mất xe”, hoặc “em bị giật cái túi xách, mất điện thoại, laptop, mất giấy tờ, mất hết cả tiền”, “em bị tai nạn”, “nhà em bị bão thổi sập”…

Và thế là không nhiều thì ít, những đồng đôla bay về. Nhi kể có ông Việt kiều “7 bó” ở Mỹ, sau thời gian quen nhau trên mạng với một cô trong “hội”, ông về Việt Nam để gặp người tình trong mơ. Qua vài lần đi chơi, ăn uống với nhau, cô gái bé bỏng của ông than thở, rằng đi làm mà không có xe, phải đi xe buýt cực muốn chết. Ông hỏi chiếc xe gắn máy bây giờ khoảng bao nhiêu tiền, cô nói mua xe mới đắt lắm nhưng cô có người bạn đang muốn bán lại chiếc Dylan, hồi đó mua gần 100 triệu nhưng vì là chỗ thân tình nên bạn cô “để rẻ” cho cô 60 triệu thôi.

Vậy là, ông Việt kiều móc túi đưa cô 3.000 “đô” mà không hề biết chiếc Dylan đó là hàng nhái của Tàu, chủ nhân của nó đã chạy đến rệu rã và rao bán với giá chỉ 6 triệu bạc. Thế đã hết đâu, trước khi mua, cô ta gặp chủ xe đặt điều kiện là sau 1 tháng cô ta sẽ bán lại với giá… 3 triệu đồng! Tới hồi ông Việt kiều về Mỹ hôm trước thì hôm sau, chiếc Dylan Tàu lại hồi quy chính chủ!

Sống bằng nghề “câu” thông qua email, chat chit nên thường thì đêm nào cũng vậy, các cô trong “Hội câu Sài Gòn” chat với những người tình già đến 2, 3h sáng. Gần trưa ngủ dậy, sau khi trang điểm, họ hẹn nhau tại một quán cà phê nào đó để trao đổi “kinh nghiệm nghề nghiệp”. Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già, vợ chết hoặc đã ly dị, càng già càng dễ câu. Nhi nói: “Nhưng cũng có số anh ơi. Có đứa gửi 10 thư thì được trả lời cả 10 thư. Có đứa đêm nào cũng thức nhưng suốt năm bảy tháng mà chẳng có “cá” nào đoái hoài, túi lúc nào cũng “rỗng”.

Tôi hỏi trong “Hội câu Sài Gòn” có cô nào tên Giang, quen với một Việt kiều Mỹ tên Tâm?”. Nhi nhíu mày suy nghĩ rồi hỏi lại tôi: “Anh tả hình dáng nó coi”. Tôi lắc đầu không biết vì tôi đã gặp lần nào đâu, chỉ biết Giang là tên thật trong giấy tờ. Nhi nói: “Tụi nó mỗi đứa có cả chục tên. Như con Phượng chẳng hạn, quen với bạn anh nó lấy tên Ái Liên, quen với Việt kiều Đậu nó lấy tên Hoài Thương, ngay cả tên Phượng cũng không biết có phải tên thiệt của nó không nữa”.

Câu chuyện càng lúc càng sôi nổi vì dưới mắt Nhi, tôi và bạn tôi – David Chương suýt chút nữa là nạn nhân của “Hội câu Sài Gòn”. Năm ngoái trong hội này có một cô tên Yến trúng quả rất “đậm”. Số là khi lên mạng, Yến gặp được một ông Việt kiều xấp xỉ “7 bó” ở Ottawa, Canada. Chẳng hiểu cô ta tán tỉnh thế nào mà chỉ một thời gian ngắn “yêu nhau”, mỗi tháng ông “kiều” này đều đặn gửi về cho cô 2 “vé”. Được hơn nửa năm, ông bay về Việt Nam gặp Yến.

Nhi kể: “Mặc dù nó không kể nhưng cả hội đều biết nó câu được “con cá mập” qua việc nó mua chiếc xe Piaggio Liberty, mua điện thoại iPhone, đồng hồ Omega, dây chuyền vàng cùng một mớ quần áo, giày dép mới. Căn phòng ở mướn của nó có tivi đời mới, tủ lạnh, bếp ga”.

Chưa hết, biết chắc 6 tháng mùa đông ông già này rất khổ sở vì bệnh thấp khớp nên Yến đưa ông ta đến xem một lô đất rồi nói rằng đấy là đất của cô, chỉ vì cô chưa có tiền chứ nếu không, cô sẽ cất một căn nhà rồi cứ đến mùa đông, ông về ở với cô cho ấm cúng!

Một tháng sau, ông Việt kiều trở lại Canada rồi chuyển cho Yến tổng cộng 60.000 USD để xây nhà, mà là chuyển “chui”. Nhưng sau nhiều lần giục cô gửi hình nhà cửa qua cho ông xem mà Yến vẫn cứ lờ đi như không biết, ông bèn nhờ một người quen đến tận nơi tìm hiểu. Lúc biết miếng đất đó là của người khác, còn cô người yêu bé bỏng thì đã xóa hồ sơ trên trang web VietS, gửi email cô không trả lời, số điện thoại cũng không liên lạc được thì ông “kiều” Canada mới té ngửa bởi lẽ phần lớn tiền dành dụm từ lương hưu, ông đã đổ vào căn nhà trong mơ cả rồi. Bây giờ “bắc thang lên hỏi ông trời, đem tiền cho gái có đòi được không”.

Mở điện thoại cho tôi xem hình ông già này và Yến vai kề vai, má kề má trong dịp Yến mời cả hội đi ăn lúc ông mới từ Canada về, Nhi nói: “Anh để ý quần áo nó coi, lèng xèng hết sức. Vậy mà chỉ vài tuần sau – Nhi cho tôi xem tiếp tấm hình Yến ngồi vắt vẻo trên chiếc Piaggio – nó lột xác y như chuyện thần tiên”.

Trong suốt cuộc nói chuyện, Nhi có vẻ rất ghét Ái Liên (Phượng) vì mỗi lần nhắc đến cô này, Nhi lại nói bằng một giọng khá hằn học. Có lẽ vì thế mà lúc thấy tôi ngồi với Phượng, Nhi đã hỏi về “lão già Thụy Sĩ” một cách cố ý chứ chẳng phải vô tình. Chắp nối những tình tiết mà Nhi kể, tôi hình dung ra câu chuyện: Nhi câu được ông Việt kiều 71 tuổi, tên Đ., đi học bên Mỹ từ trước giải phóng rồi ở lại làm chuyên viên lắp ráp máy bay cho Hãng Boeing, giờ nghỉ hưu. Mỗi năm, ông Đ. chỉ ở Mỹ 6 tháng còn 6 tháng ông về Việt Nam ăn chơi nhảy múa.

Một bữa, ông cùng bạn bè đến một quán vọng cổ “hát với nhau” ở quận 5 thì gặp Nhi, là “đào” của quán này. Thấy ông già “7 bó” mỗi lần vào hát lại vung ra vài ba triệu, Nhi chủ động tấn công. Đang trong giai đoạn thả mồi bắt cá, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà Nhi lại mời ông Đ. đi ăn sáng với “Hội câu Sài Gòn” nên ông lọt vào mắt xanh của Phượng.

Do Phượng trẻ hơn, xinh hơn, lại khéo chiều chuộng hơn nên chưa đầy 2 tuần lễ, ông Đ. “bái bai” quán vọng cổ của Nhi rồi thuê một căn hộ trong khu Phú Mỹ Hưng, đưa Phượng về sống mặc dù ông vẫn còn một căn nhà to đùng ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, do con trai và con dâu ông trông nom. Sau hơn 1 năm, số tiền dành dụm trong tài khoản của ông ở ngân hàng hầu như hết sạch. Nhi nói, giọng rất cay cú: “Con Phượng hốt của cha già đó không dưới 50.000 USD”.

Chưa xong, lúc gần hết tiền, chẳng hiểu có phải Phượng xúi hay không mà ông Đ. về kêu con… bán nhà, ông sẽ chia cho vợ chồng thằng con một nửa. Vẫn theo lời Nhi: “Nhà ổng kêu giá 11 tỷ mà không biết bán được chưa. Bữa nào rảnh anh ghé tới hỏi coi, ổng thường có nhà lúc 3, 4h chiều… Em nói thiệt chứ không nói xạo”.

Để kiểm chứng lời Nhi, 4h chiều Thứ tư tôi ghé địa chỉ mà Nhi đã cho, giả như người đang tìm mua nhà. Đúng như Nhi nói, ông Đ. ở trần, mặc quần short tiếp tôi. Ông hỏi ai giới thiệu mà biết nhà ông đang cần bán? Tôi trả lời “Dạ nghe… Hoài Thương nói”. Ông già “7 bó” trố mắt nhìn tôi: “Cậu quen Thương hả?” rồi mời tôi vào, dẫn đi coi từng phòng: “Có người trả tôi 10,6 tỷ mà tôi chưa bán. Cậu là người quen nên tôi nói thiệt, chắc giá 10,7 tỷ, không bớt đồng nào. Nếu cậu OK thì bữa nào đặt cọc rồi làm giấy tờ”.

Đến tối, lúc đang ngồi viết bài này thì điện thoại tôi reo, trên màn hình là số của Phượng. Cầm máy lên, tôi nghe cô hỏi: “Bữa qua đến giờ anh có liên lạc được với anh Chương không?”. Tôi đáp: “Có email cho ảnh để kể về chuyện vì sao chưa đưa em tiền”. Phượng nói: “Em gọi 3 lần mà ảnh không bắt máy. Mấy lần sau máy lúc nào cũng bận. Em email, nhắn tin cho ảnh cũng không thấy trả lời. Chẳng biết ảnh có đau ốm hay gặp chuyện gì không”.

Một lần nữa, tôi lại cố nín cười: “Không có anh Chương thì vẫn còn… anh Đ., nghe nói ảnh sắp bán được nhà rồi mà”. Đầu bên kia im bặt một lúc rồi giọng Phượng rít lên: “Ê, tôi quen ai thì kệ cha tôi chớ, mắc mớ gì đến mấy người…”.

Nửa tiếng sau đó, tôi vào lại trang web VietS thì hồ sơ mang tên Ái Liên đã hoàn toàn biến mất.

Chúc vui vẻ

Việt Kiều Cần Chuẫn Bị Gì Khi Đi Du Lịch Việtnam

Có rất nhiều bài viết về các bước cần chuẫn bị khi đi du lịch Mỹ, Thai Lan, Sinh, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay đi du học tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, nhưng không có bài viết nào hướng dẫn các bước cần thiết cho Việt Kiều khi đi du lịch về VN, nên tôi xin mạo mụi chia sẻ những kinh nghiệm của riêng mình về vấn đề này. Tôi nghỉ những bước sau đây sẻ hữu ích cho người Việt hải ngoại khi về thăm quê hương VN yêu dấu.

1. Gặp bác sỉ gia đình khoãng 1 tháng rưỡi trước khi đi du lịch VN để tham khảo về việc chích ngừa Vaccine hay đem theo thuốc gì. Vì có rất nhiều người Việt Kiều ở hải ngoại đã mắc phải một số bệnh khi ỡ Việt Nam hay khi trỡ lại nước mà họ đang sing sống như USA, Canada, Úc, Pháp v.v. Các bệnh mà VK thường gặp phải là Bệnh Viêm Gan (hepatitis), Bệnh thương hàn (typhoid fever), Bệnh sốt rét (malaria), Bệnh uốn ván – bạch hầu, bệnh tiêu chảy, v.v. Quý vị có biết là thực phẫm tại Vietnam bây giờ hầu hết đều có chứa chất hóa học (Chemical) để bảo quãn và tăng thêm hương vị cho món ăn, nên rất nguy hiễm cho sức khõe chúng ta.

2. Xấp xếp Vali: mổi đại lý bán vé máy bay sẻ nói cho bạn biết mổi vali được bao nhiêu pounds, đừng có chứa đồ nhiều hơn pounds mà hãng máy bay qui định. Trong vali ký gỡi, quý vị không nên để các đồ có giá trị như đồng hồ Rolex, máy Ipad, Iphone, điện thoại smartphone khác, v.v., vì khã năng bị nhân viên phi trường tại Việtnam lấy trộm rất cao. Tất cả món đồ có giá trị thì nên bỏ vào vali sách tay nhé. Có nhiều hành khách biết trước việc trộm cấp tại phi trường VN nên họ cuốn vali bằng màng quấn công nghiệp, sử dụng băng keo dán những chỗ quan trọng trên vali, hay chọn vali có hình thức bên ngoài cũ kỹ, nhưng cuối cùng vẫn bị trộm.

Trom cap do hanh khach tai Phi Truong Vietnam

Trom cap do hanh khach tai Phi Truong Vietnam

3. Khi đến phi trường Vietnam thì nên “bo” cho nhân viên vài ba đô (2 đến 10 đô la) cho 2 khâu check VISA và check hành lý khi chuẫn bị ra ngoài, để không bị phiền phức. Thật ra, nếu các bạn không cho họ thì sẻ bị 1 vấn đề lớn (big problem) về cái Passport, VISA hay hành lý bị lục tung lên trong lúc kiểm tra.

Có một lần tôi về VN chơi, lúc đến phi trường, tôi lấy 3 đô la kẹp vào trong passport và xếp hàng đợi như mọi người hành khách khác. Có 1 anh nhân viên đi lại gần chố tôi và mọi người và nói “các anh chị làm gì thế, cất tiền vào túi đi”. Đúng thế, hôm đó tôi không cần “bo” 1 xu nào mà giấy tờ vẫn qua nhanh gọn. Tôi mừng quá. Không phải vì tôi không tốn vài ba đô la mà vì tôi nghỉ “Việt Nam quê hương tôi đã thay đổi theo hướng tích cực” nên tôi mừng.

Khi qua trỡ về Mỹ, tôi gọi ngay thằng bạn thân và nói liền: “Hey Mike, Việtnam bây giờ thay đổi quá ông, không còn phải “bo” tiền ỡ phi trường nữa. Mike tỏ vẻ vui lắm “Really, that’s unbelievable. Hai tháng nữa tui về VN nè. Vui quá. Good for Vietnam.”

Đúng 2 tháng sau Mike gọi cho tôi từ VN khi vừa ra ngoài phi trường “Hey buddy, I am in VN”. Tôi nói nhanh trong phone “Không tốn tiền bo cho họ phải không? Tui nói ông mà. Vietnam thay đổi rồi.” Thằng Mike nói giọng giận dữ “Shit, nó kiễm tra VISA và hộ chiếu của tui gần 15 phúc, hỏi hết cầu này đến câu khác, cuối cùng tui đành phải “bo” $5, thì nó cho tui qua liền. Lúc ông về chắc nó có cuộc kiễm tra hay sao đó, nên nó không lấy tiền. Bây giờ tui về hết đợt kiễm tra rồi nên nó trỡ lại bình thường.”

Tôi mới nói “Sorry man, thôi về chơi vui vẽ đi.” Tháng sau gặp lại.

4. Cẫn thận khi ăn uốn tại VN: như tôi đã nói ỡ trên là hầu hết thực phẫm tại Viet Nam đều tẫm hóa chất của Trung Quốc để giữ được lâu hay tăng hương vị cho món ăn. Các bạn phải cẫn thận chọn thực phẫm nào để ăn hàng ngày. Nếu cơ thể yếu thì bạn có thể ói sau vài phúc ăn các thực phẫm như thế. Nếu có thời gian thì quý vị nên nhờ người thân nấu ăn trong nhà thì ít bị nhiễm hóa chất hơn so với lúc mình đi ăn ỡ ngoài.

5. Tránh gây phiền phức với công an và cảnh sát giao thông: nếu quí vị mượn xe máy của bà con hay bạn bè để chạy và bị họ thổi, cho dù quý vị chạy đúng luật hay say luật giao thông, tôi khuyên quý vị nên “bo” một ít tiền thì quý vị sẻ được đi tiếp. Tuyệt đối không nên chống cự hay cải cọ, vì họ sẻ “mời” quý vị về đồn công an. Rất nguy hiễm cho quý vị khi bị “mời” về đồn Congan nhé.

Canh sac giao thong bat nguoi tai Vietnam

Canh sac giao thong bat nguoi tai Vietnam

Đó là 5 điễm mà tôi nêu ra cho tất cả Việt Kiều sống tại nước ngoài, chuẫn bị về VN thăm quê hương. Nếu các bạn có thêm ý kiến hay kinh nghiệm nào mà tôi không nêu ra ỡ đây, vui lòng ghi vào hộp comment. Cám ơn và chúc quý vị 1 chuyến du lịch an lành và hạnh phúc bên cạnh người thân yêu của mình.

Phụ Nữ Việtnam Lấy Chồng Việt Kiều Nên Chọn Loại VK Nào

Lần trước tôi viết bài về Việt Kiều cưới vợ VN nên chọn loại phụ nữ nào, nên hôm nay tôi viết bài này cho công bằng nhé. Khi quen bạn trai Việt Kiều làm chồng, thì con gái Vietnam nên chọn người như thế nào. Quý chị em nên hiểu rằng người Viet Nam sống ỡ nước ngoài khác nhiều lắm so với thanh niên hay đàn ông trong nước.

Trong bài này, tôi thấy nếu nói về các đức tính tốt của đàn ông VK mà các chị em nên lấy làm chồng thì quá nhiều, nên tôi chỉ liệt kê ra các tính nết của Việt Kiều nước ngoài mà phụ nữ không lấy vì có thể sẻ bị khổ về sau.

Việt Kiều lựu đạn

Có rất nhiều anh Việt Kiều lựu đạn hay nổ khi về thăm quê hương. Họ nổ để khoe khoang những chuyện không có thật với mục đích cua gái hay làm lóe mắt người đối diện.

Việt Kiều nói dối

Có nhiều anh VK sẳng sàng nói dối để lấy lòng người khác. Họ luôn tránh các câu hỏi của bạn. Khi nói không thật lần đầu tiên thì sẻ làm mất đi sự tin tưỡng của bạn về sau. Khi yêu hay lấy nhau, lòng tin rất là quan trọng. Bạn nên tránh xa loại Vietkieu này.

Việt Kiều chém gió

Có nhiều anh về que hương hay khoe khoang quá nhiều thứ không có thật, “anh thân với ngài bộ trưỡng Mỹ”, “anh gặp và nói chuyện với ngài Obama rồi”, “anh có nhà hàng bên Canada”, “anh là chủ một công ty tại Úc”, v.v. Đây là các anh VK của thần gió mà chị em nên bái bay.

Hứa nhưng không làm

Nhiều ông Việt Kiều hay thích hứa đại nhưng không thực hiện. Ông ta hay tìm lý do để nói là bận rộn nên quên mất. Những đàn ông này thường thích bay nhảy va đùa cợt trong tình yêu.

Không thể quyết định

Rất nhiều đàn ông không thể quyết định chuyện hệ trọng của đời mình. Khi chị em hỏi “anh ơi, khi nào anh tiến tới với em vậy” mà nhận được câu trã lời “để anh hỏi mẹ anh đã”. Đây là những anh Viet Kieu khong biết làm quyết định, lúc nào cũng núp váy mẹ mình và đợi mẹ mình quyết định cho mình. Sau này chị em sẻ bị khổ vì anh ta không thể lo được cho chình mình, mà luôn nhờ đến mẹ mình.

Gia trưỡng và áp đặc

Có nhiều anh Việt Kiều sang nước ngoài sinh sống mà vẫn còn mang trong mình văn hóa gia trưỡng và áp đặc cổ lố sỉ. Vì phụ nữ chúng ta sẻ bị kìm kẹp và ra lệnh bỡi anh ta sau này. Khi lấy nhau về, anh ta sẻ trỡ thành “tù trưỡng” và cảnh “chồng chúa vợ tôi” sẻ diễn ra ỡ gia đình của quý cô đó. Cảm giác này rất khó chịu nên chị em nên tránh xa.

Ghen điên dại và mù quáng

Nhiều ông VK ghen quá mức sẻ trỡ thành điên dại và mù quáng, rất có hại cho chị em sau này. Ví dụ như anh ta gọi cho chị em mấy chục lần trong ngày và luôn hỏi “em đang ỡ đâu, đi với ai”. Loại người này có máu ghen rất cao và kiểm soát người yêu quá đáng, sau này cưới rồi thì anh ta sẻ còn ghen nhiều hơn thế.

Thờ ơ quá và không quan tâm

Trái ngược với mấy anh VK ghen quá, có nhiều người không thích quan tâm với người khác. Lúc yêu nhau đậm đà mà không thèm gọi cho người yêu và rất thờ ơ mổi khi gặp mặt. Chị em thích làm gì thì làm, thích đi với ai thì đi, anh ta chẳng cần biết.

Nhậu nhẹt và say sĩn

Viet Kieu USA

Viet Kieu USA

Nếu anh ta say sĩn trên 3 lần trong tuần thì chị em nên tránh xa. Vì có nhiều thanh niên thích nhậu nhẹt với bạn trai của mình hơn là người yêu hay vợ. Anh ta có thể bỏ người yêu nhưng không thể bỏ bạn bè được. Khi đà ghiền rượu rồi thì rất là khó bỏ. Họ chỉ quan tâm đến bạn trai để rủ nhau đi nhậu, nên họ sẻ không quan tâm đến bạn sau này đâu.

Viet Kieu Cuoi Vo Vietnam Nen Chon Phu Nu Nao

Việt Kiều Cưới Vợ Vietnam Nên Chọn Phụ Nữ Nào

Có nhiều người đàn ông chỉ yêu một nét nhỏ hấp dẫn nào đó mà phải lấy luôn cả một người đàn bà, rồi cuối cùng thất vọng. Có rất nhiều ông Viet Kieu nước ngoài mắt phải sai lầm khi chọn vợ vì họ chỉ yêu một thứ nhỏ của người đó, mà còn các điễm quan trọng khác họ bỏ qua, về sau thì hối hận, nhưng đã trể vì quyết định sai lầm đó. Vậy thì đàn ông Việt Kiều có ý định cưới vợ bên Vietnam nên chọn loại phụ nữ nào?

Viet Kieu choi dan Guitar

Viet Kieu choi dan Guitar

Phụ nữ ngày nay đã thay đổi rất nhiều trong thế kỹ hiện đại này, đặc biệt là khi họ sang các nước văn minh sinh sống một thời gian, thì họ sẻ quen với nền văn hóa Tây Âu. Khi làm quen với một cô gái Viet Nam thùy mị, nết na thì quý ông phải nghĩ rằng cô ấy sẻ thay đổi khi ra sống tại hải ngoại. Mấy ông phải cần tự điều chỉnh suy nghĩ và tư cách của chính mình để phù hợp với vợ mình hay phải chọn một cô vợ đúng với tiêu chuẫn của mình 150 phần trăm. Khi sang nước ngoài sinh sống, cô ta sẻ thay đổi khoãng 50 phần trăm thì sẻ còn 100%, đúng theo tiêu chuẫn của bạn.

Nếu quý ông sống ở Tây Âu mà vẫn còn cái bãn chất “chồng chúa vợ tôi”, “tù trưỡng”, “bạo lực” đối với vợ mình, thì sẻ nhận phần thiệt thòi về mình mà thôi. Chúng ta sống tại hải ngoại, ai cũng biết 4 chữ này “tự do ngôn luận” mà có nhiều người không hiểu rỏ ý của nó. Có nghĩa là mọi người đều có quyền tranh cải hay phát biểu ý kiến của mình. Mấy ông có thể nói thì mấy cô vợ vẫn có thể nói về những gì họ suy nghĩ. Mặc dù các lời nói đó có thể đụng hay chạm váo tự ái cá nhân của mình, nhưng chúng ta phải tôn trọng các ý kiến đối lập của vợ mình, và tìm ra cách giải quyết êm thấm nhất. Nhưng tuyệt đối không thể nói “tao nói thì mầy im, nếu không im thì tao đập mầy”.

Trước khi quyết định giã từ đời độc thân để lập gia đình, Viet Kieu hải ngoại nên suy nghĩ về mẩu người bạn đời hợp với mình, nếu không muốn cuộc hôn nhân của mình trỡ thành “ngục tù”, mà mình khong thể bước chân ra. Mổi người đều có mẩu người đàn bà mà họ thích nên thay vì liệt kê loại phụ nữ nào mà bạn nên lấy, tôi nói về vài loại phụ nữ mà bạn không nên lấy.

  1. Phụ nữ ghen tuông quá sẻ làm cho đời mình khổ và lo âu đủ thứ. Có nhiều cô ghen một cách điên cuồng và có thể hại đến bạn, nếu họ nghi ngờ bạn phản bội. Có nhiều phụ nữ cắt dương vật chồng khi chồng họ ngoại tình. Vậy thì quý ông hải ngoại không nên cưới mấy cô gái ghen bóng ghen gió một cách điên khùng như thế.
  2. Đàn bà khôn quá sẻ làm quý ông tuột hứng và chán nãn vì mình trỡ thành một người không quan trọng gì cả trong cuộc đời của cô ấy. Phụ nữ đầy tham vọng và muốn đạt được mục đích và quyền lợi cho bản thân. Cô ta trỡ nên hách dịch và sẻ trở thành môt cô giáo của bạn nếu bạn lấy người vợ như thế.
  3. Quý ông hải ngoại cũng không nên cưới phụ nữ quá lệ thuộc vào bạn. Họ không chịu khó chịu cực mà chỉ trông cậy vào đồng tiền các ông mang về. Nếu mấy ông là tỷ phú thì có thể lấy một người như thế. Nếu là đàn ông VK bình thường thì phải tránh xa. Vì phụ nư như thế không hợp với cuộc sống tại nước ngoài.
  4. Thanh niên Viet Kieu nên tránh phụ nữ quá ích kỹ chỉ biết lo cho bãn thân mình, kho quan tâm đến mọi người xung quanh, bà con, họ hàng. Họ sẻ sữ dụng tiền của bạn để châm sóc cho bãn thân mà không cần biết bạn cực khỗ thế nào mối kiếm được số tiền đó. Những người đàn bà này không thể là vợ lý tưỡng được.
  5. Việt Kiều nước ngoài nên tránh xa phụ nữ đam mê vật chất quá nhiều. Khi làm quen với bạn, họ thường hỏi về nghề nghiệp, xe loại gì, lương bao nhiều một tháng, sống với ai, có nhà riêng chưa, tiền bao nhiều trong nhà bank, v.v. Loại đàn bà như thế không thể đồng cam cộng khổ với bạn trong cuộc hành trình vợ chồng được.
  6. Quý ông nên chọn phụ nữ chấp nhận con người thật của mình. Có rất nhiều đàn bà hay muốn thay đổi bạn đê phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Thông thường lúc yeu nhau các ông hay cố gắng thay đổi để người yêu không hờn giận. Nhưng sau khi lấy nhau một thời gian, bạn sẻ cảm thấy cô ta thật sự muốn thay đổi con người bạn để phù hợp với nhu cầu của cô ấy. Bạn nên tìm người vợ chấp nhận tính tình của bạn.
  7. Tránh xa phụ nữ “bà tám” để không hối hận về sau. Có nhiều phụ nữ không thích làm ăn mà chỉ thích nói chuyện gia đình và hàng xóm. Họ sẵn sàng làm cái loa truyền phát tin tức của tất cả mọi người. Mấy phụ nữ thần buôn này thì bạn không nên lấy.

Sau cùng, tôi khuyên đàn ông VK nên chọn một cô vợ Vietnam hợp với tiêu chuẫn của mình. “Cái nết đánh chết cái đẹp” là câu mà quý ông nên nhớ trong lòng. VK nước ngoài khi làm quen bạn gái Vietnam trên mạng, thông thường rất ít thới gian tìm hiểu, nhưng quý ông nên gặp người yêu của mình tại quê nhà, sau đó trỡ qua, và suy nghĩ trước khi quyết định làm đám cưới.

Phụ nữ xinh đẹp cạnh xe sang

Phụ nữ xinh đẹp cạnh xe sang (Ảnh minh họa)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt canh thâu

Xin tham khao bai nay: Phụ Nữ Việtnam Lấy Chồng Việt Kiều Nên Chọn Loại VK Nào

Làm Vợ Việt Kiều Và Làm Dâu Ỡ Mỹ Khổ Hay Sướng

Mẹ chồng tương lai ra tận sân bay đón tôi còn bố chồng ở nhà cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad. Tôi cứ thế bước vào hôn nhân và cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói.

Đọc cái tựa đề tôi tự viết xong, tự nhiên tôi có cảm giác như việc đi làm dâu như một điều gì đó to tát, kinh khủng lắm. Mà không sợ sao được khi trước khi lấy chồng phải nghe biết bao câu chuyện xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu, những thay đổi khi di chuyển từ nhà mẹ đẻ sang mẹ chồng và cả những mối quan hệ chị em dâu, cô cậu chú bác đan xen, phức tạp.

Nữ Việt Kiều Mỹ

Nữ Việt Kiều Mỹ

Đấy là còn chưa kể đến những tác phẩm văn học xôn xao dư luận như “Mẹ chồng ăn thịt con dâu” hay bộ phim “Monster-in-law” (Mẹ chồng quỷ quái) lấp ló trên kệ CD như khiêu khích những nàng dâu chuẩn bị bước vào cuộc chiến nhiều tên gọi của hôn nhân này.

Đặc biệt với hình mẫu phụ nữ không giỏi việc nhà, tệ hại việc nấu nướng, đụng đâu đổ đó như tôi thì càng nhiều trở ngại hơn khi phải làm dâu một ai đó. Nói là sợ thì cũng không phải vì tính tôi thích thử thách và không ngại đối mặt với những cái mới. Nói không sợ thì cũng không hẳn vì chẳng biết phía trước là điều gì đó đang chờ mình.

Chỉ biết rằng, ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống Texas sau chặng bay dài từ California, đó là một cái ôm từ người phụ nữ cao lớn, người mà lúc đó là mẹ của bạn trai tôi. Câu đầu tiên người phụ nữ ấy nói với tôi là: “Con thật là xinh đẹp. Chuyến bay của con như thế nào? Hy vọng con sẽ có một khoảng thời gian thật vui ở Mỹ”. Sau đó, người phụ nữ ấy ôm tôi thêm một lần nữa trước khi tôi bước lên xe về thẳng nhà của bạn trai mình.

Vừa vào đến nhà, tôi gặp thành viên thứ hai của gia đình, đó là bố của bạn trai tôi. Phải nói rằng, cảm giác đầu tiên khi tôi tiếp xúc với mọi người trong gia đình bạn trai là sự choáng ngợp trước chiều cao của từng thành viên. Cả gia đình cao dần đều từ 1,82 – 1,92 và 1,95 m và riêng anh của bạn trai tôi cao hơn 2m. Tôi có cảm giác nhỏ bé ngay phút đầu tiên bước vào căn nhà này.

Bố bạn trai tôi lúc đó đang ở trong bếp cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad cho cả nhà. Vài tuần ghé thăm gia đình bạn trai tôi tại Texas, tôi hiểu được nhiều hơn về gia đình chồng tương lai của mình. Ở đây, việc đi chợ được đảm nhiệm bởi hai người đàn ông trong gia đình, việc rửa chén, giặt áo quần, dọn nhà cũng được hai người đàn ông ấy làm nốt.

Người phụ nữ khi nấu nướng cũng được những thành viên còn lại hỗ trợ. Có hôm thời gian cho phép thì người phụ nữ nấu nướng, còn nếu người phụ nữ bận, người đàn ông đi làm về cũng không bao giờ hỏi hôm nay nhà mình nấu món gì mà tự động vào bếp, tự làm cho mình miếng sandwich hay món gì đó nhè nhẹ để ăn. Không bao giờ có lời ra tiếng vào khi người phụ nữ ở nhà mà cơm canh không sẵn sàng. Nói chung nó khác xa nhiều so với viễn cảnh tôi từng tưởng tượng về cuộc sống hôn nhân là như thế nào. 

Lúc đó tôi cảm thấy yên tâm hơn nhiều vì cuộc sống làm dâu sắp tới của tôi chắc không đến nỗi. Đặc biệt là khi bố bạn trai tôi lúc ấy cứ nhắc nhở tôi là có áo quần gì cần giặt, cứ bỏ ra rồi ông giặt cùng đồ của cả nhà vì ông giặt đồ cho cả nhà. Nếu có yêu cầu đặc biệt về loại xà bông, hay nước xả vải loại nào thì cứ nói cho ông biết. Đến lúc đó, tôi cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói. Hóa ra làm dâu còn sướng hơn cả khi làm con gái ở nhà mình.

Tôi cứ thế mà bước vào hôn nhân, vào nhà người Mỹ để làm dâu và cả luôn trải nghiệm cuộc sống mới ở nơi này. Phải nói rằng, làm con dâu gia đình Mỹ thật sướng do họ rất tôn trọng tự do con cái. Đi đâu, làm gì cũng được, miễn là gia đình biết thời gian đi về để khỏi phải lo lắng cho an toàn cho từng cá nhân.

Như bản thân tôi thường làm việc đến tận 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau nên hiếm khi tôi thức dậy vào khoảng thời gian mà những người khác trong gia đình thức dậy. Trước giờ tôi thức giấc bố mẹ chồng tôi đều đi nhẹ nói khẽ và đặc biệt là tránh gọi điện thoại giờ tôi đang ngủ để tiếng điện thoại không đánh thức tôi dậy. Họ quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi như chính tôi là con gái của họ.

Tôi cảm thấy may mắn khi làm dâu một gia đình mà từng thành viên luôn yêu thương lẫn nhau. Đó là những con người tốt, nhân hậu, tình cảm và đề cao giá trị gia đình lên trên hết. Họ sống gắn bó, gần gũi và luôn làm mọi thứ cùng nhau đúng với ý nghĩa của một gia đình thật sự. Họ khác hẳn với những điều tôi nghe về bố mẹ chồng Tây từ kinh nghiệm của những người đi trước.

Tôi nghĩ điều này hình thành từ nền tảng gia đình, mỗi gia đình coi trọng giá trị truyền thồng theo một cách khác nhau. Đặc biệt là ở các gia đình Mỹ, khi mà mối quan hệ mẹ chồng con dâu không thân thiết như những gia đình Việt nơi mà một năm họ chỉ gặp nhau vài lần vào dịp lễ tết, họ yêu thương nhau nhưng không biết nhiều về nhau nên phải tránh tối đa những quan điểm cá nhân, những nhận xét thẳng thắn vì họ không hiểu nhiều về người kia và không muốn làm phật ý họ.

Nếu mối quan hệ con dâu, mẹ chồng không thật sự thân, thoải mái, rất hiếm khi bạn có thể nghe ý kiến theo kiểu nên hay không nên, hay cả chính ý kiến từ mẹ chồng bạn vì họ sợ nhất là làm người kia không hài lòng và nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con trai họ, hay cả nỗi sợ không được gặp con hay gặp cháu của họ. Chưa kể việc khác biệt văn hóa của cả hai càng khiến rào cản ấy như càng khó khăn hơn trong việc tìm hiểu nhau và thật sự thoải mái cùng nhau.

Điều may mắn của tôi là việc bố mẹ chồng tôi sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa khi họ còn rất trẻ. Ở họ đó là sự trải nghiệm, sự giao lưu, hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau khi họ làm việc cho không quân Mỹ.

Họ đã sống ở rất nhiều quốc gia trải dài từ châu Âu sang Ả Rập và đóng quân ở rất nhiều bang khác nhau của nước Mỹ. Bạn bè của họ đến từ khắp châu lục trên thế giới, tuổi trẻ của họ đã đi qua hết 50 bang, đã trải nghiệp hàng chục nền văn hóa khắp nơi từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ nên thế giới quan họ được mở rộng và họ có thể hội nhập, thông hiểu cho các khác biệt của văn hóa.

Đứng trước họ tôi thấy mình nhỏ bé, không chỉ ở tuổi đời mà chính là những trải nghiệm, những suy nghĩ và cả cách họ sống cuộc đời của riêng họ. Đó là những con người giàu tri thức, giàu trải nghiệm, lạc quan và nhân hậu. Tôi học được rất nhiều điều từ họ và tôi cảm thấy tự hào khi được sống chung cùng họ dưới một mái nhà. Ở đây tôi học được rất nhiều điều về nước Mỹ, về người Mỹ, để thật sự hội nhập và yêu thương đất nước này như chính ngôi nhà thứ hai của mình.

Trong 5 năm qua, gia đình chồng tôi biến tôi thành một phần của những hoạt động văn hóa trải dài trên khắp nước Mỹ. Họ khiến tôi yêu nước Mỹ như cách tôi yêu quê hương Việt Nam của mình. Họ giúp tôi học nướng từng cái bánh, đan từng cái giỏ, may từng chiếc bao gối, từng cái giỏ xách, cùng trang trí cây thông, cùng nấu nướng, cùng hồi hộp, cùng mong đợi khi những dịp lễ tết đến.

Họ không ngại lái xe hàng giờ liền để tôi có thể ngắm lá mùa thu, họ không ngại cùng tôi ăn món Việt suốt nhiều ngày trong tuần khi chúng tôi lái xe đến khu người Việt. Họ không ngại ăn nước mắm cùng chả giò, cùng học nấu những món ăn Việt Nam hay cả việc làm kimchi Hàn Quốc bởi vì tôi thích những món đó.

5 năm qua, tôi và mẹ chồng không biết đã có biết bao cuộc trò chuyện dài cả tiếng đồng hồ về những điều ngớ ngẩn, những đề tài về bạn bè, về văn hóa, về mẹ và con gái… những đề tài chẳng đâu vào đâu nhưng lại khiến chúng tôi gần nhau, hiểu và yêu nhau hơn.

5 năm qua, tôi không ngại tặng mẹ chồng những món quà mà cho vàng con dâu cũng không dám tặng trừ khi đã thực sự hiểu và cảm giác thoải mái với nhau. 5 năm qua, chúng tôi là những người bạn, là mẹ và con gái, là bạn tâm giao, là hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông trẻ.

5 năm làm vợ, làm con dâu tôi có thể nói với bạn rằng, trong mối quan hệ tưởng chừng như khó khăn để trở nên thân thiết đó, luôn tồn tại những cơ hội để cả hai có thể tìm hiểu về nhau, yêu thương nhau. Nếu bạn thật sự thành tâm, thật sự yêu thương họ, họ sẽ cảm nhận được và yêu quý bạn nhiều hơn. Mối quan hệ đó đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía, đặc biệt là từ phía bạn để họ có thể thấy rằng họ có thêm một cô con gái, chứ không phải mất đi một người con trai.

Hồng Ngọc

Việt Kiều Về Viet Nam Cưới Vợ Nên Cẫn Thận Về Tài Sản

Đó không phải là một câu nói vui mà là thực tế. Một Việt kiều kiện vợ cũ ra tòa vì nghi bị mất toi gần 300 tỷ VND. Nhưng sự việc không đơn giản chỉ có thế. Việt kiều có nguy cơ mất trắng số tiền này.

Con gái Việt Nam

Con gái Việt Nam

Vụ kiện 288 tỉ đồng: Theo luật, Ngọc Thúy chưa kết hôn

Vụ kiện đòi siêu mẫu Ngọc Thúy 288 tỉ đồng ở Việt Nam được giải quyết như một tranh chấp dân sự bình thường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng chưa từng làm ghi chú kết hôn tại phòng Hộ tịch (Sở Tư pháp TP.HCM). Thực tế này nảy sinh những vấn đề pháp lý khác, đó là quan hệ hôn nhân có được công nhận tại Việt Nam và việc tranh chấp 288 tỉ đồng giữa chồng cũ (xin tạm gọi như vậy) và Ngọc Thúy sẽ được tòa án Việt Nam giải quyết theo nguyên tắc nào?

Chưa ghi chú, chưa kết hôn

Ngày 6/10, Trưởng phòng Hộ tịch Sở Tư pháp TP.HCM Nguyễn Văn Vũ cho biết theo thông tin lưu trữ tại Sở thì từ năm 2006 (thời điểm Ngọc Thúy kết hôn tại Mỹ) đến nay, hai người chưa làm ghi chú kết hôn. Trong khi đó theo Nghị định 69 (năm 2006) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68 (năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài) thì Ngọc Thúy và chồng phải ghi chú kết hôn thì mới được chấp nhận là có hôn nhân hợp pháp tại Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng về nguyên tắc chung, hai người chưa được luật pháp Việt Nam công nhận là có quan hệ hôn nhân, là vợ chồng hợp pháp của nhau. Bởi hai người đăng ký kết hôn tại Mỹtức làm hôn thú tại nước ngoài, nếu muốn được pháp luật Việt Nam coi là vợ chồng thì họ phải quay lại làm thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định. Việc ghi chú này có ý nghĩa như một thông báo cho cơ quan chức năng tại Việt Nam biết rằng một công dân đã lập gia đình với người nước ngoài.

Siêu mẫu Ngọc Thúy

Siêu mẫu Ngọc Thúy

Luật sư Trương Xuân Tám (Ủy viên BCH Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nhấn mạnh trong vụ này có hai khái niệm cần phân biệt là bản án ly hôn và quan hệ hôn nhân. Về bản án ly hôn ở nước ngoài thì như đã phân tích, nó không được công nhận tại Việt Nam vì giữa hai nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp. Về quan hệ hôn nhân, nếu hai người có làm ghi chú kết hôn tại Sở Tư pháp TP.HCM mới được coi là có quan hệ hôn nhân hợp pháp tại Việt Nam. Nếu không ghi chú thì không thể coi họ là vợ chồng. Như vậy, rõ ràng trong vụ tranh chấp tài sản trên không có yếu tố hôn nhân lồng vào và không bị yếu tố này chi phối.

Ngọc Thúy đang có lợi thế

Vậy TAND TP.HCM sẽ giải quyết vụ án tranh chấp khối tài sản giá trị khoảng 288 tỉ đồng giữa Ngọc Thúy và chồng theo nguyên tắc nào?

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, do hai người không phải là vợ chồng nên không thể áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản theo luật hôn nhân và gia đình (chia đôi khối tài sản). Đây chỉ là quan hệ tranh chấp tài sản đơn thuần giữa hai cá nhân nên tòa sẽ áp dụng nguyên tắc ai có đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì thắng kiện. Cụ thể, chồng cũ của Ngọc Thúy muốn thắng kiện thì phải có bằng chứng chứng minh mình bỏ tiền túi ra mua toàn bộ tài sản đó. Ngược lại, phía Ngọc Thúy muốn thắng kiện cũng phải chứng minh được những tài sản đang đứng tên là sở hữu hợp pháp của cô.

Luật sư Lê Thành Kính (Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn) đồng tình với ý kiến trên nhưng bổ sung thêm, trong tranh chấp trên, theo quy định của Luật Dân sự, đầu tiên tòa phải xem xét để phân chia theo thỏa thuận giữa hai bên đương sự. Nếu giữa siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng cũ không có thỏa thuận nào khác thì hai bên phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó là của mình. Hai bên đương sự cung cấp chứng cứ tới đâu thì tòa xử tới đó. Cuối cùng, luật sư Kính nhận xét hiện tại chứng cứ phía siêu mẫu Ngọc Thúy có phần trội hơn vì cô đang đứng tên sở hữu các tài sản trên.

***

Như thông tin trước đó, theo đơn kiện, năm 2006 ông Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ) kết hôn với Ngọc Thúy tại Mỹ. Trong thời kỳ hôn nhân, ông An nhờ vợ đứng tên giùm để mua nhiều tài sản tại Việt Nam. Tháng 3/2008, ông An yêu cầu ly hôn và Tòa Thượng thẩm Tòa án California, hạt Orange chấp nhận đồng thời tuyên toàn bộ tài sản với tổng giá trị ước tính khoảng 288 tỉ đồng là của ông An. Sau đó, ông An nhiều lần yêu cầu Ngọc Thúy giao trả số tài sản này nhưng cô không giao mà còn có dấu hiệu tẩu tán. Do đó ông khởi kiện, đề nghị TAND TP.HCM buộc Ngọc Thúy trả lại số tài sản trên.

Theo danh sách ông An cung cấp cho tòa, khối tài sản gồm chín căn hộ chung cư cao cấp nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM); 14 lô đất và biệt thự tại TP Phan Thiết; một biệt thự ở quận Bình Thạnh (TP.HCM); ba lô đất ở TP Vũng Tàu; bảy xe hơi các loại và tiền trong tài khoản tại ngân hàng…

Theo Pháp Luật TPHCM

Siêu mẫu Ngọc Thúy bị chồng cũ đòi 228 tỉ đồng

TAND Q.1, TP.HCM cho biết vừa chuyển lên TAND TP.HCM để giải quyết vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và nuôi con” do ông Nguyễn Đức An (một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, ngụ tại P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) khởi kiện bà Phạm Thị Ngọc Thúy (tức siêu mẫu Ngọc Thúy), vợ cũ, để đòi khối tài sản 228 tỉ đồng.

Theo đơn khởi kiện của ông An, ông và siêu mẫu Ngọc Thúy kết hôn vào năm 2006 nhưng đến ngày 26/9/2007 lại nộp đơn ly hôn tại tòa án California, hạt Orange, Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian còn nghĩa vợ chồng (tức năm 2007 đến đầu năm 2008), do không có quốc tịch Việt Nam nên ông An đã dùng tài sản tạo lập trước khi kết hôn để mua bất động sản, xe cộ, lập các tài khoản ngân hàng, cổ phiếu… tại Việt Nam và nhờ Ngọc Thúy đứng tên trên giấy tờ sở hữu, sử dụng.

Trong tổng số tài sản mà ông An khởi kiện đòi bà Thúy giao lại có hàng chục căn hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở TP.HCM và Phan Thiết như Avalon Building, Sailing Tower, Sea Links Golf & County Club… với tổng giá trị ước tính khoảng 228 tỷ đồng.

Khi giải quyết vụ án ly hôn giữa siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng, tòa thượng thẩm California, Hoa Kỳ đã tuyên: Cấp quyền giữ lại làm tài sản riêng, không có tài sản chung mà các bên có được trong hôn nhân. Nghĩa là, các dự án bất động sản, căn hộ, biệt thự, tài khoản và xe cộ mà ông an nhờ siêu mẫu Ngọc Thúy đứng tên ở Việt Nam đều thuộc tài sản độc quyền của ông An, Ngọc Thúy phải trả lại cho ông An sau khi ly hôn.

“Sau khi ly hôn, tôi đã yêu cầu Thúy chuyển tài sản qua công ty để sau này các con sẽ thừa hưởng. Thúy không làm mà còn có hành vi tẩu tán tài sản, chuyển nhượng cho người thân của mình đứng tên và tự ý kinh doanh thu lợi mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi”, ông An cho biết.

Theo ông An, ông đã chấp thuận làm theo yêu cầu của bà Thúy là bán số tài sản và cho phép bà giữ lại phần lời phát sinh, nhưng sau đó bà lại đổi ý và muốn tiếp tục giữ lại toàn bộ tài sản cho riêng mình. Sau nhiều lần thỏa thuận bất thành, ông Nguyễn Đức An đã quyết định khởi kiện Ngọc Thúy ra tòa.

Bên cạnh việc đòi lại tài sản, ông An còn mong muốn quyền trực tiếp nuôi dạy hai con nhỏ là Nguyễn Angelina Dior (sinh năm 2007) và NguyễnValentina Dior (sinh năm 2008). “Tôi luôn có trách nhiệm với con, tôi muốn nuôi dạy hai cháu để các cháu có thể sống tốt hơn”, ông An nói.

Hiện nay, phóng viên đã liên lạc với Ngọc Thúy, tuy nhiên chị không trả lời bất cứ điều gì mà chỉ nói: “Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này”. Còn bà Trương Thị Bê (là mẹ ruột siêu mẫu Ngọc Thúy), trong bản tự khai tại TAND Q.1, TP.HCM, cũng đã thừa nhận hiện đang đứng tên một số tài sản mà Thúy chuyển sang cho bà và đây là tài sản của ông An mà Thúy đứng tên.

Theo Đất Việt

Lý do nhiều chàng Việt kiều già thích về Việt Nam cặp bồ?

WESTMINSTER (NV) – “Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn.

chàng Việt kiều già

chàng Việt kiều già

Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Lý do của ông Hai Lý chỉ là một trong số những lý do mà nhiều người đàn ông lớn tuổi, như ông Nghĩa Nguyễn, ông Nguyên Phạm, đưa ra để giải thích cho câu hỏi, “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?”

Từ cảm giác ‘không có chỗ đứng ở Mỹ’…

Thấy mình “không có chỗ đứng ở Mỹ” là cảm giác của ông Nghĩa Nguyễn, người sắp mừng thọ 75 tuổi và là cư dân thành phố Orange.

Không xuất thân là một tướng tá lên xe xuống ngựa có người săn đón, nhưng hình ảnh của người chồng, người cha trụ cột trong nhà, một viên chức hành chánh của một quận trước 1975, đã khiến ông Nghĩa Nguyễn trở nên có uy quyền đối với vợ con, một lời ông nói ra là “cả nhà ai cũng sợ.”

Như một kiểu gia đình nề nếp, gia giáo, nên dù có lúc “giận nhau bầm gan tím ruột” vợ ông cũng không bao giờ bộc lộ ra ngoài cho con cái hay người ngoài biết để mà còn “giữ thể diện gia đình.”

Năm 1995, lúc ông Nghĩa về hưu cũng là lúc vợ chồng ông sang Mỹ theo diện con cái bảo lãnh. Với ông, cuộc sống ở Mỹ khi đó “giống như địa ngục.”

Bởi, ông “không biết lái xe, không biết tiếng Anh, xin đi làm thì không ai nhận.” Những đứa con đi vượt biên ngày nào giờ đã hấp thụ văn hóa Mỹ, không còn răm rắp nghe lời ông như ngày xưa. Mấy đứa cháu nội, ngoại thì chỉ toàn nói tiếng Mỹ, và dĩ nhiên chúng cũng không muốn nghe lời ông. Vợ ông cũng vậy. Bà dường như không còn thói nín nhịn như ngày xưa. Bà sẵn sàng “đốp chát” lại với ông ngay khi có thể.

Ngột ngạt và tù túng, ông Nghĩa “chỉ muốn quay trở lại ngay Việt Nam,” nhưng các con ông không cho, vì “tụi nó nói dù gì thì đời sống ở Mỹ cũng tốt hơn vạn lần ở Việt Nam.”

Thế là việc trở về Việt Nam trở thành niềm “khao khát” đối với người đàn ông có tuổi đang sống ở thành phố Orange này. Khi dành dụm đủ tiền con cái cho, ông Nghĩa mua ngay vé máy bay về Sài Gòn.

“Về đó lúc đầu thì cũng là đi tìm gặp những ông bạn già ngày trước để hàn huyên, để nhậu nhẹt cho vui thôi,” ông Nghĩa nói lý do về nước của mình. Theo ông, dù từng nghĩ “sống ở Mỹ như địa ngục,” nhưng khi về nhìn lại những người bạn cùng lứa ngày trước, ông Nghĩa lại thấy mình “ngon lành hơn.”

Tương tự như vậy là trường hợp của ông Hai Lý, một cư dân ở Midway City, người cũng đã bước qua tuổi 70, “cổ lai hy.”

Theo lời ông Hai Lý, ông sang Mỹ từ năm 1975, “Việt cộng tấn công vô là tôi đi ngay.” Sau thời gian đi làm “assembly” ở hãng, hiện tại ông Hai đã về hưu, “ly dị lâu rồi,” và “mấy đứa con cũng đều có gia đình ở riêng.”

Ông Hai không có nhà, cũng không có xe vì ông cho rằng “già rồi đi xe bus cho tiện.” Ông không nói lương hưu của ông bao nhiêu, chỉ nói mỗi tháng ông trả $300 tiền thuê phòng, và phải ra ngoài ăn uống một cách tiết kiệm vì “chủ nhà không cho nấu ăn.”

“Ở đây, người ta nhìn tình cảnh của tôi chẳng khác gì thằng cơ hàn,” ông Hai tự đưa lời nhận xét. “Nhưng khi về Việt Nam thì tôi khác à!”

Ðến ‘anh’ Việt kiều được chìu chuộng chăm sóc

“Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn. Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Người đàn ông đậm người, tóc được nhuộm đen không thể nhìn ra một sợi trắng, nói rất tự nhiên, “Về Việt Nam , tôi ít khi ở Sài Gòn, ở đó cái gì cũng mắc mỏ. Tôi còn bạn bè ở Vĩnh Long. Mỗi lần tôi về là họ dẫn tôi đi chỗ này chỗ nọ.”

“Chỗ này chỗ nọ” của ông Hai là những quán cà phê, những tiệm massage cũng “sạch sẽ tươm tất” nhưng giá cả không quá đắt. Ông Hai nói không cần che giấu, “Mình bỏ ra có ba bốn trăm ngàn, chưa đến hai chục đô, mà có người gội đầu, người ngồi cắt móng tay, móng chân, người mát-xa mặt thì còn muốn gì nữa. Ðàn ông mà.”

Ông Hai cũng nhắc đến những nơi ông thích lui tới như “cà phê vườn,” “cà phê võng” nhưng khi được hỏi ở đó có gì khiến ông thích thì ông chỉ cười không trả lời, rồi bắt qua chuyện khác.

Không nhận xét “con gái Việt Nam rẻ như bèo” như kiểu ông Hai Lý, nhưng cảm giác được “chìu chuộng chăm sóc ngọt ngào” cũng là điều ông Nghĩa Nguyễn tìm thấy trong những lần về Việt Nam sau đó.

Ông Nghĩa kể mấy lần sau về Việt Nam, nhiều bạn già, bạn nhậu của ông người thì chết, người thì bệnh bởi những chứng tiểu đường, cao máu. Buồn, thiếu người nói chuyện, ông Nghĩa “đi cắt tóc thanh nữ cho quên sầu.”

Học được cách cho tiền “tip” từ Mỹ, ông Nghĩa “bo” cho cô thợ cắt tóc một ít tiền. Thế là “cô thợ chỉ hơn 20 tuổi kêu tôi bằng anh ngọt xớt.” Ông Nghĩa kể lại mà gương mặt vẫn còn giữ nguyên nét hồ hởi, “Tôi nghe khoái quá! Bởi lâu lắm rồi người ta chỉ kêu tôi bằng chú, bằng bác, vợ tôi thì khi nói chuyện cũng kêu tôi bằng ông. Giờ nghe có người kêu mình bằng ‘anh’ thấy lạ tai và thấy mình trẻ ra.”

Cứ vậy mà ông Nghĩa mê trò “đi cắt tóc, gội đầu, mát-xa.”

Rồi ông cũng chợt nhận ra là ông chưa từng bao giờ hưởng được sự dịu ngọt, chìu chuộng như vậy từ vợ con, họ chỉ từng “sợ” ông khi ông còn là trụ cột trong nhà. Ông cảm thấy hình như đã đến lúc ông cần “phải lo cho bản thân ông nhiều hơn.”

Ông Nghĩa bắt đầu có thú vui mỗi khi về Việt Nam là đi “khám phá” những “tiệm cắt tóc gội đầu máy lạnh” và đi nhậu ngoài quán chứ không còn nhậu với mấy ông bạn già ở nhà như những lần trước.

Ông lại vui hơn nữa là mấy cô gái nơi đó đều gọi ông bằng “anh.” Mà tính ông lại “thương người” nên cứ nghe cô nào ngồi thủ thỉ chuyện gia cảnh khó khăn phải đi làm thế này là ông lại cho tiền, “mỗi lần 50 đô hay có khi cho 100 đô.”

Khi được hỏi, “Ông không nghĩ là những cô gái đó ngọt ngào với ông vì chỉ muốn tiền của ông thôi sao?” ông Nghĩa tỉnh bơ trả lời, “Sao lại không biết! Nhưng tôi cảm thấy tôi happy trong những khoảng thời gian đó thì tôi làm thôi.”

Chỉ muốn ‘ăn bánh trả tiền’ hay thực sự muốn chuyện trăm năm?

“Ăn bánh trả tiền” là điều ông Nguyên Phạm, gần 60 tuổi, chủ một business nhỏ ở Santa Ana, chọn.

Ông Nguyên xác định rất rõ, “Cuộc sống vợ chồng tôi ở đây không hạnh phúc. Nhưng cũng không ly dị vì không muốn giải quyết chuyện phân chia tài sản. Mỗi năm tôi về Việt Nam một đôi lần là để đi chơi, hưởng thụ.”

Theo lời ông Nguyên kể, mỗi lần về Việt Nam, qua lời giới thiệu của “người quen,” ông sẽ “cặp kè” với một cô. Trung bình ông sẽ trả cho cô gái $1,000 cho cuộc sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” trong vòng một tháng. Còn những khoảng ăn ở, đi chơi nơi này nơi khác, ông Nguyên cũng là người chi trả hết.

Người đàn ông này giải thích thêm, “Mỗi lần về Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi như vậy chỉ thấy mình được chìu chuộng, nâng niu. Không có chuyện cãi lộn, gấu ó. Không bị căng thẳng đầu óc vì công việc.”

“Cũng có lúc gặp mấy cô dễ thương, khi qua đây rồi cũng có gọi điện về nói chuyện chơi. Nhưng khi thấy cô nào bắt đầu than ‘má em bệnh, ba em đau, xe em mất’ là tôi ‘bái bai,’ cắt liên lạc luôn để khỏi phiền.” Ông Nguyên nói.

Ông Hai Lý cũng xác định chuyện muốn “hét ra lửa,” vung tay cho tiền những cô gái quê để được chăm sóc, nâng niu cũng chấm dứt khi rời khỏi Việt Nam, bởi ông không muốn có những ràng buộc, “qua đây thân tôi lo còn chưa xong nữa mà đèo bòng thêm chi.”

Riêng ông Nghĩa Nguyễn thì có hơi khác. Không chỉ có cảm giác là mình “thật sự trẻ ra” khi “bước vô quán nào người ta cũng kêu tôi bằng anh,” mà ông còn muốn nếu có ai đó chịu đứng ra bảo trợ tài chánh thì ông sẵn sàng ly dị vợ để cưới ngay một cô từ Việt Nam qua để suốt ngày nghe tiếng “anh” cho thỏa cái lỗ tai.

Ước mơ của ông Nghĩa đang lưng chừng thực hiện được “phíp-ty pờ xen” (50%) vì các con ông chia hai phe. Một phe ủng hộ, “ba già rồi hãy làm điều gì cho ba vui thì làm.” Nhưng phân nửa kia thì cật lực phản đối, “không chịu được cảnh nhìn ba tung tăng đi công viên với một đứa đáng tuổi cháu ngoại.”

Vợ ông Nghĩa đương nhiên biết chuyện “cặp bồ” của ông ở Việt Nam, nhưng bà nói, “Già từng tuổi này rồi, tui chẳng có gì để ghen tuông, mà tui chỉ thấy phát gớm!”

Theo NVonline

Việt Kiều cưới vợ Việt Nam và các câu chuyện đáng thương

Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn?

Việt Kiều cưới vợ

Việt Kiều cưới vợ

From: CN Le
Sent: Monday, May 17, 2010 7:44 AM

Chào anh Khánh Hưng,

Đọc tâm sự của anh tối thứ bảy, định viết vài dòng cho anh nhưng không biết viết sao cho rành mạch vì có những lúc em bất chợt quên hẳn tiếng Việt vì cũng đã xa quê hương gần 16 năm rồi. Mặc dù cố gắng giữ lấy tiếng mẹ đẻ, nhưng em ít khi viết tiếng Việt sau từng ấy năm trời nên em nghĩ sẽ có nhiều sai sót trong những lời em viết cho anh. Em mong anh và độc giả thông cảm nhé.

Em rất hiểu những gì anh đang trăn trở. Giá như anh không phải là người đàn ông thành đạt và cẩn thận thì có lẽ anh sẽ tìm được một mái ấm gia đình dễ dàng hơn. Anh không sai trong vấn đề này, nhưng em được biết đa số đàn ông về Việt Nam cưới vợ là không thành đạt hay mơ được lấy vợ trẻ đẹp, chiều chuộng mà họ không thể có cơ hội tìm được ở Mỹ vì họ nghĩ không có gì để mất nếu có ly dị.

Có nhiều cặp hạnh phúc và cũng có nhiều cặp không được hạnh phúc. Hạnh phúc hay không tùy thuộc vào người con gái muốn lấy chồng ngoại với mục đích gì. Có nhiều người vì tình yêu thật sự nhưng có lẽ rất ít vì làm sao có thể gọi là tình yêu khi chỉ gặp 1-2 lần rồi làm đám cưới một cách chóng vánh như thế được.

Em có biết nhiều trường hợp mấy anh về Việt Nam lấy vợ dở khóc, dở cười. Em sẽ kể anh nghe 2 câu chuyện này nhé.

Em có người anh bà con có người yêu ở Việt Nam. Gia đình ngăn cản không cho anh quen người ở Việt Nam vì sợ họ qua cầu rồi rút ván chỉ vì anh là người tàn tật. Anh này có vẻ rất thương yêu và mê đắm cô này lắm. Theo anh kể thì cô này nói rất là thương yêu anh. Ai cũng nghi ngờ cô này vì nếu anh là người bình thường thì còn dễ hiểu. Bất chấp gia đình ngăn cản anh cũng về Việt Nam cưới cô này và có một đứa con.

Khi gia đình anh nghe cô có con thì hối thúc bảo lãnh cô này qua Mỹ nhưng sao anh không chịu làm. Gia đình la, chửi anh này phải có trách nhiệm với mẹ con cô ta. Em cũng ngồi khuyên anh không nên bỏ vợ con ở Việt Nam như thế thì anh mới tâm sự rằng có lần tình cờ anh nghe cô này nói chuyện với cậu cô ta.

Cậu cô ta hỏi hết Việt Kiều rồi sao lại lấy anh tàn tật. Cô này mới trả lời chỉ mượn anh này để được qua Mỹ thôi. Anh này không thể ngờ rằng người mà nói thương yêu anh vì anh không được gặp may mắn lại như vậy. Em nghe anh kể thì cũng không biết phải khuyên sao cả vì chắc chắn qua bên này cô ta sẽ bỏ anh mà thôi.

Chỉ biết em và anh của em biết được bí mật của anh này chứ gia đình anh không hề biết vì anh vẫn thương cô này, nhưng không dám bảo lãnh mà chỉ cung cấp tiền bạc và một năm về thăm 2 lần. Anh nói thà chịu mọi người chửi anh vô trách nhiệm với con mà còn có vợ và con, còn hơn bảo lãnh qua mất cả vợ và con.

Câu chuyện thứ hai là một người bạn trung học được chồng về cưới. Cô này là giáo viên dạy Anh ngữ. Cha mẹ anh chấm cô này vì cô mướn phòng cha mẹ anh này thành ra họ cũng có thể biết được cô này sống như thế nào mới dám giới thiệu cho con trai mình. Anh này về coi mặt và quyết định cưới nhau một cách chóng vánh và bảo lãnh cô này sang Mỹ.

Mọi người đi dự đám cưới của cô này về ai cũng chê anh này thiếu cách cư xử. Làm như cưới cô này là ban thưởng vậy. Ngày đám cưới mà không mặc một bộ đồ cho đàng hoàng mà mặc áo thun ba lỗ đi cưới vợ vì lý do trời nóng. Còn nhiều nhiều điều chê nữa trong tiệc cưới tưởng chừng ai cũng muốn bỏ về ngay lập tức. Cô này nói như thế này “hy sinh đời chị để củng cố đời em”.

Khi qua Mỹ cô mới biết anh này ham chơi, nhậu nhẹt và còn nợ nần. Trình độ quá chênh lệch nên rất khó khăn trong bước đầu sống chung. May thay cô này là người biết chấp nhận nên không bỏ chồng. Chồng tốt hay xấu cũng là chồng của mình và lại mang ơn anh này nhờ có anh mà cô này được sang Mỹ đi làm rồi giúp đỡ cha mẹ có nhà cao cửa rộng và nuôi các em đi học thành tài mà cô này biết rằng nếu lấy chồng ở Việt Nam thì khó mà giúp đỡ được gia đình như vậy. Nói chung cô này sống trọn vẹn với chồng con và đã thực hiện điều mà cô muốn làm cho gia đình cha mẹ.

Nếu như ai cũng sống giống như cô bạn mình thì có lẽ mấy anh bên Mỹ không phải băn khoăn hay sợ và mạnh dạn hơn trong vấn đề trở về Việt Nam lấy vợ để mấy chị em ta ít phải làm dâu xứ Hàn, Trung Quốc, Đài Loan…

Lấy vợ hay chồng ở xa giống như đánh một ván cờ nhưng mà ai cũng biết mục tiêu của mình là gì mà thôi. Giống như anh, anh biết tại sao anh muốn cưới vợ ở Việt Nam chứ em không tin với người thành đạt như anh lại không thể tìm được một người vợ ở Mỹ mà theo em được biết có vẻ đỡ vất vả trong vấn đề tìm hiểu và dù sao đi nữa cô ta cũng biết được cuộc sống ở Mỹ là như thế nào rồi.

Cách đây 3 năm em vẫn không đồng ý với nhiều người chỉ gặp nhau vài lần là nghĩ tới chuyện lập gia đình. Em tự hỏi làm sao họ có thể hiểu được lẫn nhau trong vòng mấy tháng như vậy. Liệu họ có được hạnh phúc hay không? Nhưng một năm trở lại đây em lại thấy nhiều khi lấy nhau chóng vánh như vậy mà cũng hay. Họ đã đủ chín chắn để xây đắp cho mình một gia đình. Họ biết họ cần tìm những gì họ muốn cần trong người phối ngẫu của họ ngay từ đầu. Họ thẳng thắng với nhau.

Họ không còn trẻ nữa để tìm hiểu nên họ thống nhất với nhau góp gạo thổi thành cơm, mặc dầu tình yêu chưa đủ chín muồi. Em được biết có 3 cặp vợ chồng gặp nhau tại Mỹ không quá 6 tháng là họ quyết định làm đám cưới và hiện giờ họ có những đứa con xinh xắn. Họ rất hạnh phúc. Chính họ đã thay đổi quan niệm sống của em.

Không hẳn thời gian tìm hiểu dài là mình có thể hiểu được nhau. Giống như em, em cũng có mối tình đầu khi vừa xong cấp 3. Quen biết nhau cũng gần 4 năm rồi tụi em phải xa nhau để được đoàn tụ với ba. Ra đi có nhiều hứa hẹn phải quay về, nhưng khi đến Mỹ không giống như em tưởng. Mấy năm đầu quá vất vả nên em buông tay với mối tình đầu.

Rồi 6 năm trở lại có dịp về VN tình cờ gặp lại tình xưa rồi lại nối tình xưa. Em có ý định bảo lãnh qua bên này nhưng lại bị gia đình phản đối. Em lại quá nhu nhược hay nói đúng hơn tình yêu không đủ mạnh nên đành thôi, chia tay lần nữa. Tính ra mối tình này cũng gần 10 năm nhưng có lẽ vì xa mặt cách lòng. Hồi ấy còn trẻ nên chẳng thấy mình bỏ phí thời gian như vậy.

Mối tình thứ hai cũng hơn 6 năm trời. Học xong đại học thì 2 người ra mở kinh doanh. Dĩ nhiên vốn liếng thì anh chịu. Em chỉ bỏ công sức ra mà thôi. Em cứ ngỡ 2 đứa sẽ thành nên không hề có một chút phòng thủ cho mình. Chỉ một câu nói từ anh như thế này “Anh rất hạnh phúc vì có em bên anh trong những lúc khó khăn nhất. Anh thật sự cám ơn em” mà em lại tin tưởng anh ta một cách tuyệt đối.

Hồi mới quen anh, anh gặp rất nhiều khó khăn nên em luôn là nguồn động lực. Em luôn động viên anh trong kinh doanh. Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt thì em càng thấy xa cách anh hơn. Rồi chuyện gì đến đã đến. Chúng em chia tay nhau vì anh không còn là người mà em từng yêu. Bao nhiêu lần chia tay rồi anh năn nỉ làm em lại mềm lòng. Trong thời gian chia tay ấy có nhiều anh muốn đến với em nhưng vì anh mà em không đến với họ.

Cuối cùng có nhiều chuyện làm em không thể tha thứ cho anh và em quyết định chia tay dứt khoát và không còn muốn thấy hay liên lạc với anh nữa. Chỉ có một điều 2 mối tình đã lấy mất tuổi thanh xuân của em mất rồi. Lỗi tại em khi biết không hợp mà không dứt khoát, quá mềm lòng cứ cho người ta quá nhiều cơ hội để sửa sai vì em nghĩ không ai là hoàn hảo cả. 34 tuổi mà em lại quyết định chia tay mặc dầu em biết có thể hết cơ hội tìm cho mình một người khác.

Giờ em đã 36 tuổi rồi, cái tuổi quá đủ chín chắn để tìm vui trong bổn phận nên em không muốn có một mối tình mà phải tìm hiểu lâu dài phí tuổi thanh xuân của mình nữa. Trong vòng mấy tháng mà em cảm thấy không hợp thì không muốn làm quen nữa. Cảm giác của em khi nào cũng đúng nhưng em lại hay đi làm trái với cảm giác của em nên mới ra như vậy.

Qua cách cư xử hay nói chuyện mình có thể đánh giá đối phương là người như thế nào rồi. Đơn giản 2 bên tôn trọng nhau là OK rồi. Vậy mà anh bạn trai của em lại không đồng ý. Muốn tìm hiểu lâu dài hơn nữa. Quen nhau 8 tháng trời mà em lại không hề biết gì về anh thì có được bình thường không đây. Anh nói còn quá sớm để biết gia đình và bạn bè của anh. Thậm chí em không hề biết nhà anh ở đâu nữa. Anh có vẻ là một người khá đàng hoàng vì anh chưa một lần lợi dụng xác thịt, nhưng em lại không hiểu sao anh lại muốn giấu em với tất cả mọi người anh biết.

Nhiều người lại hỏi em tại sao nhìn em thì không ai nghĩ đã 36 tuổi lại dễ thương, lo làm ăn, không đua đòi lại không tìm được cho mình một bờ vai nương tựa. Đã 2 lần em đã nói chia tay với anh nhưng anh không muốn chia tay. Em cảm nhận rằng cuộc tình này chẳng đi về đâu vậy thì tại vì sao em lại không dứt khoát? Nhiều lần anh nói em không có gì để anh phải chê và chưa một lần đòi hỏi gì ở anh hay thậm chí chưa gây khó dễ cho anh. Anh chỉ nói còn quá sớm để em biết gia đình anh. Vậy thôi!

Từ câu chuyện tình em kể cho anh, nếu anh là em thì anh sẽ làm sao? Thành ra em nghĩ không hẳn người con gái ở Việt Nam thiếu kiên nhẫn đâu anh ơi. Phải chăng họ chưa thật sự tin tưởng anh có chắc về cưới họ mà bắt họ chờ anh trong khi đa số mấy chàng bên Mỹ về VN lấy vợ cũng cưới một cách chóng vánh. Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.

Có nhiều người con gái bị lỡ làng cũng vì mấy anh chàng Việt kiều. Thành ra không thể trách họ được khi anh chưa tạo được niềm tin nơi họ. Có nhiều khi anh kể cuộc sống bên này cho họ hiểu chắc gì họ đã hiểu thật sự. Anh muốn lấy vợ phương xa thì phải chịu thiệt thòi là không được tìm hiểu kỹ càng cho lắm. Một năm gặp một lần thì quá ít để hiểu nhau nhưng phải chịu thôi vì anh cũng có việc làm của anh nữa. Nói chung anh phải tạo niềm tin và cho họ hiểu là anh serious với họ mới được. Nói tóm lại vợ chồng cũng có duyên số nữa.

Em hy vọng sẽ có nhiều độc giả góp ý cho anh để anh sớm tìm được bến đỗ. Chúc anh sớm tìm được hạnh phúc anh nhé.

CN

Thủ tục người nước ngoài hay Việt Kiều cưới vợ và đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kết hôn

Khoản 1 và Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006. Theo đó, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thủ tục nộp, nhận hồ sơ

Điều 14, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.

Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

– Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

– Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì UBND cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp.

– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ.

Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 1 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp ông Chen Wenqian công dân Trung Quốc muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, thì hai bên nam, nữ cần phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định nêu trên rồi nộp hồ sơ và lệ phí tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam để thực hiện đăng ký việc kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND  tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn.

Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Luật sư Trần Văn Toàn

Lấy chồng Việt Kiều có phải là sự chọn lựa đúng nhất

Đây là một câu chuyện có thật của chị Nga nói về việc lấy chống Việt kiều hay ngoại quốc, có hạnh phúc hay không, mời bạn cúng đọc nha.

Lấy chồng Việt Kiều

Lấy chồng Việt Kiều

From: T Nga
Sent: Monday, October 13, 2008 9:22 AM
Subject: Gui toa soan: Tim chong tot o nuoc ngoai khong qua kho

Chào các bạn,

Tôi đã đọc ý kiến của nhiều người về vấn đề “chồng nội, chồng ngoại”, xin được góp thêm một vài ý kiến từ vị trí của người lấy “chồng nội” nhưng sống ở nước ngoài.

Ở Việt Nam tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm nhiều năm. Qua đây tôi đi học đại học lại và hiện làm cho một công ty của châu Âu có chi nhánh ở Mỹ. Chồng tôi xuất cảnh năm 20 tuổi, hiện cũng làm việc cho một hãng lớn của Mỹ. Nói chung chúng tôi có cuộc sống khá yên bình trong gia đình và sự nghiệp. Tôi về Việt Nam thường xuyên và vẫn giữ quan hệ tốt với bạn bè.

Trong nhóm bạn nữ của tôi ở Việt Nam (đều tốt nghiệp đại học) hiện giờ thì một người vừa hoàn tất thủ tục ly dị, một đã có chồng thứ hai, một ly dị và vẫn còn một mình, một có chồng ngoại tình cách đây 3 năm, nhưng đã hàn gắn được. Một bạn đang tính chuyện ly dị vì chồng không có năng lực, nhưng chỉ thích làm chủ nên toàn phá hại tài sản, một chưa có chồng. Hai người có cuộc sống khá hạnh phúc. Hai người còn lại thì số ngày chồng không đi nhậu trong một tháng chưa qua khỏi số ngón tay, mà theo các bạn ấy thì “chưa bồ bịch là được”.

Có bạn nói rằng Trúc Quỳnh chẳng dựa trên một nghiên cứu khoa học nào, cũng không phải chuyên gia tâm lý hay xã hội học mà đã so sánh, kết luận này nọ. Có lẽ các bạn quên rằng đây là mục Tâm sự, chứ không phải là diễn đàn của những nhà nghiên cứu, và chúng ta góp ý cho cá nhân chứ không phải đề ra chính sách cho xã hội. Những vấn đề chúng ta đưa ra bàn luận ở đây là từ sự cảm nhận thực tế về những gì đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân. Và với thực tế ở chung quanh tôi và bạn bè tôi, tôi rất buồn mà phải nói rằng cuộc sống hôn nhân ở Việt Nam hiện tại thật sự là một vấn đề trầm trọng.

Các bạn đem những con số thống kê, những câu chuyện “chồng ngoại” đối xử tệ với “vợ nội” để biện hộ rằng “chồng nội” vẫn còn tốt lắm. Các bạn quên rằng chỉ cần bớt đi một người chồng ngoại tình, lang chạ, nhậu nhẹt bê tha, bạo hành thì đã có nhiều cuộc đời (người vợ và những đứa con) được hạnh phúc, hay ít nhất cũng là “kém bất hạnh”. Chỉ cần nhìn một người thân, một người bạn đau khổ trong hôn nhân chúng ta đã thấy xót xa lắm rồi.

Nếu mấy trăm bạn đọc đồng ý với Quỳnh từ cảm nhận thực tế của họ thì sự thật là có biết bao nhiêu người phụ nữ, trẻ con đang phải chịu đựng hậu quả của những cuộc hôn nhân cay đắng. Những con số thống kê chính xác theo tiêu chuẩn khoa học có ý nghĩa gì hơn khi trước mắt chúng ta nhan nhản những cảnh đời nghiệt ngã vì một ông chồng bất nhân, bất nghĩa? Vả lại chồng ngoại có xấu cũng chẳng có nghĩa là “chồng nội” tốt, vì chữ “tốt” chúng ta dùng ở đây không phải là một khái niệm tương đối hay trừu tượng cao xa gì, mà đơn giản là khái quát hóa những tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của một người chồng: chung thủy, tôn trọng, chia sẻ niềm vui, công việc gia đình với vợ con.

Theo tôi về cơ bản có ba kiểu người. Kiểu người có bản chất nhân hậu, được giáo dục tử tế, sống trong môi trường nào cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác về thể chất hay tinh thần. Kiểu thứ hai là người có bản chất xấu, hoặc thiếu giáo dục, chỉ có pháp luật mới có thể bắt họ sống trong khuôn khổ xã hội chấp nhận được. Chiếm đại đa số và quyết định bộ mặt của xã hội là loại người “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Ở Việt Nam, do tác động của nhiều yếu tố nên vài năm gần đây số người xấu quá lộng hành, làm “đen” cả thành phần chiếm đa số. Những người tốt thì quá ít ỏi so với người xấu nên mới có vấn đề “tìm chồng tốt khó quá”. Những nước văn minh có kinh tế ổn định, có chương trình giáo dục nhân cách, pháp luật nghiêm minh, chế tài hiệu quả hơn nên hạn chế được hành vi của nhiều kẻ xấu và làm cho người bình thường hướng về điều thiện nhiều hơn.

Chồng tôi là người Huế, lớn lên trong gia đình nổi tiếng về vấn đề gia trưởng. Tuy vậy vì chúng tôi hiểu biết về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nên gia đình tôi tuyệt đối không có chuyện “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, mà tuyệt đối tôn trọng nhau. Kế bên nhà tôi là vợ chồng người Hàn Quốc. Người vợ gặp chúng tôi thì chào hỏi vui vẻ, còn người chồng thì chỉ lạnh nhạt một tiếng “hi”, thậm chí còn làm lơ. Nhìn trang phục, lối sống của họ tôi nghĩ người chồng là bác sĩ. Họ dọn đến vài tháng thì một buổi tối tôi nghe tiếng la hét của người chồng và tiếp theo là tiếng gào khóc của người vợ.

Tôi rất bồn chồn vì nhà chúng tôi cách nhau khoảng 3 mét, đều có cửa kính hai lớp cách âm khá tốt, nếu nghe tiếng khóc lớn như vậy chắc phải có vấn đề gì nghiêm trọng. Tôi đang tìm phone để gọi cảnh sát thì vợ chồng người Mỹ nhà đối diện nói là họ đã báo rồi. Cảnh sát đến, vào nhà khoảng 30 phút rồi đi. Hôm sau tôi lại thấy vợ chồng tung tăng ngoài đường rất vui vẻ. Từ đó đến nay đã mấy năm không nghe ồn ào lần nào nữa.

Năm ngoái dì chúng tôi ở Huế qua Mỹ du lịch. Tuần đầu tiên dì than thở là “dì qua đây ở nhà không ai lo cho dượng, con gái của dì (30 tuổi) làm sao lo cho ông bằng dì được”. Ba tháng sau gặp lại tôi dì bảo: “Mẹ chồng con sướng quá, dì thấy ba chồng con nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp, làm vườn, chứ chồng dì chỉ có ngồi đọc báo, xem tivi, đợi bưng cơm nước lên tận miệng. Dì hầu hạ ông cả đời rồi, bây giờ về không hầu nữa”.

Nhiều bạn chê bai những người lấy chồng ngoại rồi quay lưng lại với “cây nhà lá vườn”. Thật ra chính vì chúng tôi sống trong một môi trường lành mạnh mới nhìn thấy được lối sống tệ hại của nhiều đàn ông ở Việt Nam, ngay cả trong giới trí thức thành thị. Những chuyện ngoại tình, bạo hành, nhậu nhẹt mà hầu hết bạn bè của tôi đều chặc lưỡi bỏ qua thì chúng tôi không thể nào chấp nhận được.

Nếu dì tôi không qua đây thì cả đời dì hầu hạ ông chồng mà không biết rằng ở nơi khác những người như dì hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi nghĩ Trúc Quỳnh đưa vấn đề này ra cũng chỉ để cho các bạn biết rằng ở nơi khác trên thế giới có nhiều cuộc hôn nhân rất tốt đẹp, hay ít nhất cũng ít tồi tệ như ở Việt Nam hiện tại. Tôi không có tham vọng những lời tâm sự trên diễn đàn này sẽ làm cho những người đàn ông đang đối xử tệ bạc với vợ con một sớm một chiều thay đổi cách sống. Tôi chỉ mong những phụ nữ đang “chịu đựng” hôn nhân của họ có cách nhìn khác hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình và dũng cảm đấu tranh cho những quyền lợi đó.

Tôi cảm thấy rất buồn cho những người phụ nữ sống ở Australia như bạn Nguyen miêu tả. Tuy vậy, nếu họ đau khổ vì sự đối xử tệ bạc đó thì cũng đừng trách những người ngoại quốc xấu, hãy trách họ đã được xã hội bao bọc như vậy mà còn quá phụ thuộc để mất cả lòng tự trọng.

Chuyện người Australia không thích thức ăn Việt Nam, không thích con nói tiếng Việt cũng giống như người Việt không thích mùi thức ăn Ấn Độ hay không thích con nói tiếng Mỹ trong nhà, không nhất thiết liên quan đến việc tôn trọng hay coi thường cả một dân tộc. Trẻ con sinh trưởng ở nước ngoài nếu không được khuyến khích liên tục hay bắt buộc thì chúng cũng chẳng nói tiếng Việt, không cần phải cấm đoán.

Chị tôi không nói tiếng Việt với con ở nhà vì không muốn chúng phải học thêm ESL (English as second language) ở trường. Trong bàn tiệc có nhiều người nước ngoài mà vài người nói tiếng Việt với nhau, tôi cho là hết sức bất lịch sự, và chúng ta phải tự biết điều đó, không đợi ai phải cấm đoán. Người Việt ở đây cũng hay xem thường người Mễ, đơn giản vì đa số dân Mễ làm lao động chân tay, ít học.

Nếu người Australia không thích giao du với người Việt thì chúng ta cũng nên tự hỏi vì sao, phải chăng vì cách sống của một số ít người Việt làm cho họ mất thiện cảm? Những người đi làm đóng thuế đầy đủ như tôi không thể nào thích được những người gian dối để lợi dụng những phúc lợi xã hội. Bài viết của Hằng Nga đã đề cập phần nào thực trạng đáng buồn đó.

Không ít người Việt ở đây làm kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo được tới đâu hay tới nó. Mới đây tôi cũng bị một tiệm khá lớn của người Việt nợ tiền hàng hóa không trả, đợi đến lúc tôi đòi thưa kiện mới chịu giải quyết. Bản thân tôi là người Việt mà còn không muốn giao dịch với người Việt sau vụ tranh chấp đó, thử hỏi người ngoại quốc nghĩ gì nếu họ cũng xui xẻo gặp phải những người như vậy?Tôi không có ý rằng những người Australia kia là không xấu vì tôi không biết cụ thể về cuộc sống, quan hệ của họ với người chung quanh. Tôi chỉ muốn nêu ra một cách nhìn khác của vấn đề.

Điều tôi muốn nhắn nhủ các bạn gái là nước ngoài chỉ tạo cơ hội cho các bạn có một cuộc sống xứng đáng với công sức của các bạn. Các bạn có thấy những người ngoại quốc giàu sang lịch lãm thường cưới những cô gái Việt Nam giỏi giang xinh đẹp ở Việt Nam? Quỳnh, Vân có thể là trường hợp cá biệt vì họ là người xinh đẹp giỏi giang và có được những người chồng quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu các bạn là người độc lập, suy nghĩ đúng đắn, thì sẽ không quá khó khăn (như ở Việt Nam) để tìm được một người chồng Việt hay ngoại quốc tốt.

Tôi cũng tin rằng việc cùng một nguồn gốc văn hóa hay ngôn ngữ không quá quan trọng. Những người thật sự hòa hợp thì không cần nói ra đối phương cũng hiểu họ nghĩ gì, muốn gì. Việc học thêm một ngoại ngữ từ chính chồng/vợ của mình cũng không quá khó khăn. Khi người bạn đời của chúng ta đáng được thương yêu trân trọng, chúng ta sẽ chấp nhận văn hóa của họ một cách tự nhiên. Ngay cả người Việt với nhau cũng không phải lúc nào cũng chấp nhận được “văn hóa” và ngôn từ của người khác.

Còn đàn ông Việt Nam hãy chứng minh sự tốt đẹp của mình bằng hành động cụ thể. Nếu những người vợ, con của các anh thật tình ca ngợi các anh thì chúng tôi sẽ tự thấy rằng sự so sánh của mình là sai lầm, chứ không ai nghe những lời “mèo khen mèo dài đuôi” cả.
Chúc các bạn vui khỏe.

T. Nga