Tag Archive | viet kieu uc

Mục Tìm Bạn Bốn Phương Dành Cho Người Việt Hải Ngoại

Rất nhiều phụ nữ và đàn ông đang sống tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Úc hay Canada vẫn còn độc thân và không biết cách nào hiệu quã để tìm kiếm người bạn đời cho mình. Tony muốn chia sẻ với quý vị cách tìm bạn online dể dàng, thuận lợi và hiệu quã. Quý vị chỉ cần ngồi tại nhà mình hay bất cứ nơi nào có internet, vừa uống Cafe vừa rung đùi và vừa nhìn ngắm những người độc thân trên màng hình computer và chọn người mình thích để tiếp xúc.

Hẹn hò trực tuyến có nhiều đặc quyền và tiện lợi cho cuộc sống bizi của chúng ta tại hải ngoại. Ỡ thế kỹ 21 này, ngày càng có nhiều người tham gia các trang web tìm bạn bốn phương để khám phá và tìm được người bạn đời hoàn hảo cho mình. Vì chỉ có web làm quen trực tuyến này mới giúp họ đọc được thông tin cá nhân của từng người, gồm có sỡ thích, thú tiêu khiễn, công việc, vv, để xem người nào hộp với mình nhất.

Đàn ông và phụ nữ sống ỡ nước ngoài thì quá bizi với công việc bên ngoài, cũng như công việc trong nhà, nên chúng ta không có thời gian để ra ngoài tìm người đặc biệt đó. Thật ra, nói cho cùng thì ra ngoài các khu thương mại người Việt thì cũng không biết quen ai. Làm sao biết ai độc thân mà làm quen đây. Vì ít quá nên chúng ta không thể để ý hay làm quen. Đây là lý do chúng ta nên lên mạng để tìm hiểu và tiếp xúc với người độc thân. Vì tất cả ai đăng ký trên mạng đều là độc thân.

Vì sao có nhiều người còn độc thân ỡ hải ngoại

Lý do duy nhất là họ không có cơ hội để làm quen. Chỉ có sinh viên đại học mới có nhiều cơ hội làm quen trong sân trường Đại Học. Nhưng khi chúng ta lớn rồi thì cơ hội tìm kiếm bạn đời rất khó. Có rất nhiều người quen nhau chỉ để lợi dụng lẫn nhau, rồi cuộc tình không kéo dài được lâu, vài tháng hay vài năm cũng chia tay. Chúng ta hảy tìm người nào thật sự hộp với mình thì tình yêu mới bền vững và lâu dài. Phụ nữ cần tình yêu, đàn ông cần tình dục, cũng nghe có vẻ có lý.

Phụ nữ hải ngoại có giá lắm mà

Không chính xác đâu. Có thể phụ nữ trẻ nước ngoài có giá thật nhưng đàn bà trung niên thì ngược lại. Vì hầu hết phụ nữ trên 40 tuổi thì nhan sắc không còn mặn mòi nữa, bị thừa cân, béo phì, da thịt không còn tươi mát, ngực chảy xệ, và chuyện phòng the không thể đáp ứng đầy đủ cho đàn ông, nên rất nhiều người đã ly dị. Khi ly dị thì đã có con cái, họ khó tìm được người bạn trai chấp nhận vào lo cho con cái của mình. Khi con cái của họ lớn lên, thì họ cũng 45 hay 50 tuổi. Nhan sắc lúc này lại xuống thêm nữa nên cơ hội cáng thêm khó. Cho nên Tony khuyên chị em phụ nữ nên tìm đàn ông độc thân trên mạng. Hảy tìm gần khu vực mình sinh sống đừng để quá muộn nhé.

Đàn ông Việt Kiều khó tìm vợ lắm mà

Dan ong Viet Kieu Hai Ngoai

Dan ong Viet Kieu Hai Ngoai

Câu này cũng không chính xác. Nếu đàn ông trung niên muốn tìm phụ nữ trung niên tại hải ngoại thì không khó đâu. Nhưng họ ngán cái cảnh phải vào nhà bạn gái và lo cho con cái của người khác. Nếu 1 người đàn ông 54 tuổi muốn tìm 1 phụ nữ VK 50 tuổi thì không khó đâu. Nhưng họ lại thích cưới gái trẻ hơn nhiều, khoãng 35 đổ lại, nên hầu hết họ đều tuôn về Việtnam để cưới vợ. Đàn bà hồi xuân thì không thể về VN quen đàn ông vì sỉ diện. Nên Tony thấy đàn ông trung niên tại hải ngoại có giá hơn phụ nữ trung niên tại đây.

Vậy thì chúng ta gặp nhau và làm quen trên mạng

Giải pháp tốt và hiệu quả nhất các bạn ạ. Tony nghỉ rằng phụ nữ hải ngoại nên đăng ký hồ sơ cá nhân lên mạng làm quen trực tuyến hay chị em có thễ viết vài thông tin trong hộp comment bên dưới và úp hình vào. Chị em nước ngoài không nên chờ đợi thêm phút giây nào nữa mà phải hạnh động ngay. Hảy sống vui vẻ và enjoy cuộc sống mối giây phút có thể.

Một khi người đàn ông U50 đã thưỡng thức hương vị ái ân với 1 phụ nữ U30 thì họ không còn muốn quan hệ với phụ nữ U45 hay U55 nữa. Đừng để đàn ông VK về VN lấy vợ trẻ đẹp mà chúng ta phải hạn chế chuyện này xảy ra. Hiện nay mổi năm có khoãng 3,000 cô dâu Việt Nam định cư sang nước ngoài. Mổi 1 người đàn ông về lấy vợ Vietnam là sẻ có 1 chị em phu nữ chúng ta bị ế. Buồn thiệt đó. Đàn bà hải ngoại có tư duy mạnh mẻ, chủ động, đầy niềm tin, nên có thể đứng ra giải quyết bất cứ chuyện gì. Vậy chị em nên giải quyết chuyện tình duyên của mình nhé. Tony nghỉ chị em sẻ thành công để tìm cho mình 1 người bạn đời lý tưỡng trên mạng . Chúc quý vị nhiều may mắng.

Những câu hỏi phỏng vấn diện Vợ Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu

Phỏng vấn xin visa diện vợ chồng, hôn thê, hay hôn phu giống như một cuộc thi, giám khảo là những Ông Bà Mỹ trắng, hay Cô Mỹ đen, Anh Đại Hàn, Chị Thái Lan…cùng Cô thông dịch viên sinh đẹp Việt Nam. Mà thí sinh là những người đang xin thị thực Visa để mong được đòan tụ với Người Thương sau bao ngày xa cách, cũng như những ước muốn sắp hiện thực cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Sau một quá trình dài chờ đợi cho các thủ tục giấy tờ, không kém phần lo lắng hồi hộp, mong mỏi. Và ngày phỏng vấn cũng đã đến, cũng là ngày đem lại những thay đổi lớn cho cuộc sống những Người Vợ, Người Chồng, Fiancee. Và cũng là một chuỗi ngày u buồn, thời gian càng dài thêm cho họ không vượt qua đuợc cuộc phỏng vấn.

Các Viên Chức Lãnh Sự (VCLS) là những Người được đào tạo, am hiểu Phong Tục Tập Quán Việt Nam. Thậm chí, có Người còn nói tiếng Việt lưu lóat. Và Họ cũng rất nhạy bén, xâu sắc để có thể nhận ra những mối quan hệ mà họ gọi là “không trong sáng” trong quá trình phỏng vấn để từ chối cấp Visa.

Các Người Vợ, Người Chồng, hôn thê, hay hôn phu khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một kiến thức tổng quan, một sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của Mình. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà Người Tham Dự phỏng vấn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ tơi. Và nếu trả lời không biết, thì Họ sẽ nghi ngờ và sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.

Theo kinh nghiệm bản thân, và qua quan sát những Bạn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẻ lại. Kiuvii có bài viết này, để giúp các Bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quá trình phỏng vấn. Cũng như cách ứng xử khi phỏng vấn. để có thể giúp ích cho các Bạn. Nhằm đạt được kết quả thật tốt, sau khi phỏng vấn trong niềm vui đòan tụ.

Thông thường, các câu hỏi phỏng vấn được chia ra làm 3 phần chính. Trong 3 phần chính bao gồm các câu hỏi phụ. Những câu hỏi phụ này rất quan trọng, mà có thể Bạn sẽ không trả lời được. nhưng cũng có những cách, để Bạn vượt qua.

Phần 1: Quá trình quen biết nhau.

Thông thường quá trình quen biết nhau gồm những yếu tố sau;

  • Quen nhau do Người Thân giới thiệu.

  • Quen nhau qua mạng internet.

  • Quen nhau tình cờ.

  • Quen nhau qua làm chung nơi làm việc.

  • Quen nhau từ thời còn đi học, sống chung cùng địa phương.

Thông thường, Các VCLS khi bắt đầu vào câu hỏi chính như : Nêu lý do tại sao quen nhau? Hay quen nhau trong trường hợp nào ? thì theo sau đó là mộ số câu hỏi phụ mà các Bạn cần lưu ý.

Ví dụ: Trường hợp quen nhau do Người Thân giới thiệu có thể có những câu hỏi như: Lý do tại sao quen nhau? Ai là Người giới thiệu? Người giới thiệu có quan hệ như thế nào với (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ? Người giới thiệu ở cùng Tiểu Bang hay khác Tiểu Bang của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu)? đã từng gặp người giới thiệu chưa? Sau khi nêu lý do quen nhau NVLS hỏi tiếp…Gặp nhau lần đầu khi nào? Gặp nhau ở đâu ? Lúc mấy giờ? Khi gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì? Ai hỏi thăm truớc? hỏi thăm câu gì? Gặp nhau trong bao lâu? Có ai làm chứng? lần đầu gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) có nắm tay không? Có hôn không?

Tuy mỗi tình huống gặp nhau và cách đặt câu hỏi có khác nhau. Nhưng cách phỏng vấn của các VCLS đều muốn nguời phỏng vấn trả lời được các câu hỏi. có những bạn đã bất ngờ và không trả lời được các câu hỏi như: lúc mấy giờ? khi gặp (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo gì? Gặp nhau trong bao lâu? Các Bạn khó có thể nhớ được các thời gian và những chi tiết như vậy, mà nếu các Bạn trả lời không nhớ, không biết. thì sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Mà nếu “bịa ra”…đây là một cách khôn khéo của từng Người. Các Bạn có thể làm những cách tốt nhất, để mình có thể những kết quả tốt. Nhưng cũng cần lưu ý: Bạn không nhớ được khi gặp nhau (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì, Bạn trả lời là màu đỏ chẳng hạn.. Nhưng khi VCLS hỏi Bạn có hình ảnh không? Nếu Bạn nói có và Họ yêu cầu xem hình. nhưng khi họ nhìn hình thì họ thấy màu xanh. Hoặc bạn nói là gặp nhau lúc 7 giờ tối mà trong hình trời vẫn còn sáng… Hoặc gặp lần đầu mà bạn cho nắm tay, thì nó trái với Truỳên Thống nết na của Người Con Gái Việt Nam… do vậy các Bạn nên cân nhắc và luờng trước các tình huống có thể xảy ra. Có những tình huống mà VCLS khó có thể kiểm tra được, như là khi gặp lần đầu hỏi thăm câu gì? Hay nói về vấn đề gì? Những câu hỏi như vậy Họ chỉ mục đich kiểm tra phản ứng của Bạn. Mà qua câu trả lời của Bạn, Họ sẻ đánh giá về quá trình hôn nhân của Bạn. Để xem – Bạn hiểu biết về Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) của Bạn như thế nào!

Nói về tình huống quen nhau qua mạng:

Khi các Bạn Quen nhau qua mạng, các VCLS có thể đặt những câu hỏi sau: Quen nhau trong trường hợp nào? Trang Web Tên gì? Nick name trên mạng là gì? Tại sao lại chat với nhau? Ai chat trước? nói câu gì trước? trả lời thế nào ? có biết Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống bên Mỹ không? Có hứa hẹn làm đám cưới không? Chat trong thời gian bao lâu? Lúc mấy giờ? Nói câu gì khi kết thúc? Có hẹn lần tới chat tiếp không? Sau mấy ngày thì chat tiếp? Có nói nhớ khi chat lần 2 không? Chat bao nhiêu lần tuần?

Cũng giống như tình huống ở trên, VCLS sẽ kiểm tra sự phản xạ của người phỏng vấn. Khi Bạn trả lời là quen nhau ở một trang web nào đó hay ở một chat room nào đó. Có thể các VCLS sẽ yêu cầu Bạn nói Tên, địa chỉ trang web , hay chat room đó. Và họ sẽ kiểm tra xem trang web, hay chat room đó có tồn tại không.

Ai cũng biết quá trình hôn nhân phải qua một giai đọan tìm hiểu, và sau khi tình cảm thắm thiết thì mới dẫn đến hôn nhân. Nhưng những lần gặp đầu tiên,, hoặc chỉ một thời gian rất ngắn ngủi mà đã thương yêu nhau. Mà trên một thế giới mạng ảo, rất hiếm có những tình yêu chân thật.. Cho nên các Bạn cần lưu ý, chỉ vài lần gặp nhau trên mạng. Mà chưa lần nào gặp nhau trực tiếp mà nói lời yêu thương nhau thì khó thuyết phục được các VCLS về một mối quan hệ trong sáng.

Có một trường hợp quen nhau qua mạng, khi phỏng vấn các VCLS hỏi rất nhiều câu hỏi như: Tại sao quen biết nhau? Tại sao vào website đó? Kể tên trang web? Lần nói chuyện đầu tiên nói về vấn đề gì? Lần thứ 2 là nói chuyện khi nào? Nói về vấn đề gì? Thời gian bao lâu thì quan hệ trở nên nghiêm túc.? Sau một màn dạo đầu như vậy thì các VCLS mới chuyển qua các câu hỏi khác.

Cũng có những trường hợp, tình cờ quen nhau.. Qua các chuyến đi du lịch, hoặc chỉ gặp nhau trên đường đi. Hay quen nhau từ nơi làm việc …Những tình huống quen nhau như vậy thì các VCLS sẽ đặt câu hỏi xóay vào trọng tâm lúc quen nhau các câu hỏi như: : Quen nhau trường hợp nào? Ai là người làm quen trước?, lần đầu gặp nhau ở đâu? Nói chuyện về vấn đề gì? Đây là những câu hỏi bắt đầu, tùy vào hòan cảnh trả lời mà các VCLS. Sẽ hỏi những câu hỏi phát sinh cho tình huống đó.

Về tình huống quen nhau từ khi còn đi học, sau đó Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ra đi đòan tụ và sau này thì về lại VN để làm đám cưới. Có thể các VCLS sẽ hỏi về quá trình quen nhau từ thời còn là học sinh bằng các câu hỏi như: Quen nhau trong hòan cảnh nào? Học lớp mấy thì bắt đầu biết nhau? Ai là cô giáo chủ nhiệm năm học …? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) học giỏi môn gì? Trong lớp có bao nhiêu học sinh? Tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cẩp 3 năm nào? …

Phần 2: Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân

Sau những câu hỏi dạo đầu về những tình huống, hòan cảnh quen biết nhau. Các viên chức lãnh sự, sẽ tiếp tục hỏi về những diễn biến sau lần quen biết nhau bằng các chủ đề như:

  • Sau khi làm quen với nhau rồi thì thời điểm nào quen thân?

  • Thời điểm nào hai người cảm thấy yêu nhau?

  • Cầu hôn khi nào?

  • Đám hỏi khi nào?

  • Đám cưới khi nào?

Sau khi hỏi các chủ đề chính thì có thể các VCLS sẽ hỏi them các câu hỏi phụ nữa . Ví dụ như: Khi quen thân thì liên hệ với nhau bằng cách nào? Sau khi Hai Người yêu nhau thì có hay về thăm nhau không? Lúc nhớ nhau thì làm gì? Về thăm nhau được bao nhiêu lần? kể ra những lần về lần đi? Khi cầu hôn có ai làm chứng không? Có tặng nhau gì không? Các Bạn lưu ý điểm này: Theo văn hóa Mỹ khi cầu hôn Người con trai sẽ tặng người Bạn của mình nhẫn Diamond, tùy thuộc vào khả năng của người đó mà có thể tặng nhẫn giá trị ít hay nhiều? nếu không tặng nhẫn, thì dễ gây cảm giác là hôn nhân không thật. Nhưng nếu tặng nhẫn thì cần có những bằng chứng, để chứng minh như: receipt , nếu mua bằng credit card thì cần bank statement chứng mình cho việc chuyển tiền…

Đám hỏi là Phong Tục Truyền Thống của Người Việt Nam, diễn biến của một cuộc hôn nhân theo phong tục truyền thống tùy địa phương. Nhưng sẽ qua các bước chính như: Dạm Ngõ, Đính Hôn, Thành Hôn. Các VCLS rất am hiểu về tập quán Người Việt Nam, nên theo Họ diễn biến cho một cuộc hôn nhân được xem là trong sáng phải đúng theo trình tự và tập quán của Người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên nền Văn Hóa Phương Tây cũng được áp dụng như việc Đeo Nhẫn Cưới sau Kết Hôn. Nhiều Bạn lầm tưởng ở Việt Nam thì không quan trọng lắm về việc đeo nhẫn cưới sau khi Kết Hôn. Nhưng Người Bạn đời của Bạn hiện đang sinh sống Tại Mỹ, ít nhiều thì cũng am hiểu về việc đeo nhẫn cưới. Vì ở Mỹ Người Đàn Ông Hay Phụ Nữ đi ra đường mà ngón tay có đeo nhẫn, chứng tỏ rằng Người này đã Kết Hôn. Và chiếc nhẫn thể hiện tình yêu thương gắn kết Vợ Chồng nên Họ trân trọng. Vì Vậy khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng nên đeo nhẫn cưới vào, việc này cũng ít nhiều tạo được niềm tin nơi Các VCLS.

Trong chủ đề đám cưới có thể sẻ có những câu hỏi sau: Đám cưới tổ chức ở đâu? Đãi bao nhiêu bàn tiệc? mời bao nhiêu khách? Có Ai ở nước ngòai về tham dự? câu hỏi này đa số các Bạn đều bị hỏi, vì tập quán khi hỏi cưới phải có đại diện Cha Mẹ hai bên. Họ sẽ tin tưởng hơn khi có mặt các người thân ở nước ngòai về dự đám cưới. Vì nếu đám cưới giả thì ít ai chịu bỏ một số tiền lớn cùng các chi phí để các thành viên trong gia đình về VN dự đám cưới. Ngòai ra có Bạn cũng bị hỏi những câu hỏi dường như Bạn không để ý tới như: MC trong bữa tiệc tên gì? Ca Sĩ nào lên hát trong đám cưới? Đám cưới kết thúc lúc mấy giờ? Hoặc là những câu hỏi về các lễ vật khi làm lễ đón dâu gồm những lễ vật gì? Ai là trao? Ai là người nhận? Ai là người làm chứng?

Các Bạn nào theo đạo công giáo thì nên nhớ các thông tin sau: Nhà thờ nơi cử hành Thánh Lễ, ngày cử hành thánh lễ, Tên Cha chủ hôn, Tên người làm chứng…Ngòai ra khi kết thúc Thánh Lễ các Bạn sẽ được cấp một cuốn sổ Gia Đình Công Giáo – Khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng cần mang theo để chứng minh cho hôn nhân của mình là đúng sự thực .

Hay những cuộc đi chơi sau đám cưới gọi là Honey Moon, Các Bạn nên nhớ ngày tháng , thời gian, địa điểm, Những lần đi chơi sau đám cưới mà các VCLS có thể hỏi tới.

Phần 3: Cuộc sống sau hôn nhân.

Sau đây là những câu hỏi , diễn biến sau hôn nhân:

Vợ/chồng các lần gặp nhau về và đi, liên lạc với nhau như thề nào? Nói chuyện bao nhiêu lần 1 tuần ? mỗi lần kéo dài bao lâu? Những câu hỏi này thuộc dạng trắc nghiệm tâm lý. Trong thực tế có những Bạn được ví như là “nấu cháo” điện thọai hay chat “miệt mài” hay email “như mưa”… Thực tế có thể là như vây, nhưng cuộc sống ở bên Mỹ rất khác ở Việt Nam. Cùng với việc trái ngược về thời gian … cho nên có những bạn gặp phải những câu hỏi này thì thật thà nói ra ngày nào cũng nói chuyện …câu trả lời này cũng có thể gây nghi ngời đối với các VCLS. Khi các VCLS đặt câu hỏi về các lần người (Vợ/Chồng) về thăm các Bạn cần phải trả lời chính xác ngày giờ về lần thứ nhất, ngày giờ đi lần thứ nhất …lần thứ hai …lần thứ 3…khi các Bạn trả lời thì các VCLS sẽ ghi chép lại. đối với những Bạn trong ngày phỏng vấn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về Việt Nam thì khi Bạn đi phỏng vấn nên mang theo passpot và cùi vé máy bay phòng khi các VCLS yêu cầu cho xem. Điều này cũng rất có lợi cho Bạn. có những Bạn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về VN theo trình tự thời gian như: lần 1 gặp làm quen , lần 2 đám hỏi, lần 3 đám cưới, lần 4 về thăm hoặc đón đi. Đó cũng là một trình tự thời gian mà các VCLS dễ chấp nhận.

Kế tiếp là những câu hỏi liên quan đến người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu), thân nhân, công việc, cuộc sống, nơi ở, sở thích.. .

Các câu hỏi như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) qua Mỹ năm nào? Đi diện gì? Ai bảo lãnh? Qua Mỹ được bao lâu? Các câu hỏi này thì các Bạn dể dàng trả lời . nhưng phải để ý những tình huống sau: Ví Dụ Cha Mẹ của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) trước đây qua Mỹ diện HO thì có thể có những câu hỏi như: Trước đây Ba (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) làm chức vụ gì? Đóng quân ở đâu? Giải ngũ năm nào ???

Những câu hỏi công việc của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như là: Làm Ngành nghề gì? Thu nhập bao nhiều ..tuần/tháng/năm? Làm việc bao nhiêu giờ một tuần? có làm ngòai giờ không ? Công việc như thế nào? Làm đuợc bao lâu? Trước đây làm gì? Tại sao nghĩ việc ? Có bao nhiều người làm chung? Nơi làm có bao nhiêu nhân viên? Kể tên một vài người Bạn làm chung? Từ nhà đến nơi làm việc bao xa? Xếp tên gì? Địa chỉ nơi làm việc? Website, Số phone, Email nơi làm việc ??? Đôi lúc các Bạn không thể biết Tên Người quản lý nơi làm việc của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) , hay có bao nhiêu người làm chung? Hay kể tên một vài người làm chung….Những tình huống này Bạn nên tham khảo với Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Bạn trước để nếu bị hỏi các Bạn có thể trả lời được. Thông thường Các VCLS khi phỏng vấn Họ có thể căn cứ vào một số chi tiết trong hồ sơ để đặt câu hỏi phỏng vấn. ví dụ như: Trong mẫu đơn bảo trợ tài chánh NVC yêu cầu Bạn phải nộp thư xác nhận việc làm và các cùi lương hàng tuần, hoặc hàng tháng. Trong Thư giới thiệu việc làm Người ký giấy sẽ là bộ phận nhân sự hoặc Người quản lý cũng như những Người ký vào check lương. Hay những thông tin như địa chỉ. Website, email, số phone đều thể hiện trong thư xác nhận việc làm. Bạn nên nhớ thông tin và tên những người này.và các chi tiết kể trên.

Về những câu hỏi về cuộc sống của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) những câu hỏi có thể như sau: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống với ai? Bao nhiêu người sống trong một nhà? Nhà trả tiền (Mortgage) Bao nhiêu tháng? Nhà rộng bao nhiêu square feet? Ai làm chủ căn nhà? Nhà có bao nhiêu phòng ngủ? bao nhiêu phòng tắm? Có biết địa chỉ không? Tên đường là gì? hoặc những câu hỏi về phương tiện di chuyển như? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) lái xe gì? Xe đời nào? Trả góp hay mua đứt? trả góp bao tiền một tháng? Hay những câu hỏi về đồ dùng như: Xử dụng lap top hiệu gì? Điện thọai lọai nào? Sử dụng dịch vụ điện thọai hãng nào? Trả bao nhiêu tiền một tháng? …Đi chợ ở đâu? Cách nhà bao xa? Hay Mua những gì? Các chi phí trang trãi hàng tháng???

Các câu hỏi về sở thích của (Vợ chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như: Thích môn thể theo nào? Chuơng trình giải trí gì trên TV? Yêu thích bài hát nào, Ca Sĩ nào? Thích đọc truyện gì? Thích đi du lịch ở đâu? Bằng phương tiện gì? Thích mặc quần áo hiệu gì? Mặc size số mấy? giầy dép, măt kính, đồng hồ hiệu gì? Nước hoa, mỹ phẩm hiệu gì? Món ăn yêu thích là gi?

Có trường hợp bị hỏi như: Khi rãnh Chồng Bạn thích làm gì? Chồng Bạn uống bia lọai gì? Nhiều khi Bạn biết Chồng Bạn thích uống bia, nhưng Bạn không biết khi ở Mỹ Chồng Bạn uống lọai bia nào? Cần nói thêm – Ở Mỹ có hai lọai bia thông dụng được bán hầu hết ở các tiệm tạp hóa, cũng như ở các Super Market đó là bia Heneiken và Corona. Rất khó tìm được bia Tiger như ở VN, vì vậy nếu Bạn gặp câu hỏi này mà trả lời là bia Tiger thì không hợp lý cho lắm.

Các câu hỏi về thói quen (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Nằm ngủ phía bên nào? Sau khi dùng bữa trưa, chiều tối xong thì làm gì? Có thói quen gì đặc biệt? có hút thuốc lá không? Hút thuốc lá lọai nào?

Các câu hỏi về nơi chốn (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sinh sống? Nơi ở của Vợ chồng có gì đặc biệt? tủy tiểu bang của người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang ở có thể kể ra như ví dụ: ở tiểu bang New York có tượng Nữ Thần Tự Do, hay ở Cali có Golden Gate Bridge nổi tiếng … Sau câu trả lời VCLS có thể sẽ hỏi về khỏang cách thời gian như từ nhà đến đó bao xa? Đa số các trường hợp phỏng vấn VCLS hay hỏi về câu này.

Những Bạn theo đạo công giáo thì nên quan tâm đến những câu hỏi sau? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đi lễ nhà thờ nào? Nhà Thờ Tên gì? Cách nhà bao xa? Đi Lễ vào ngày nào? Tên Thánh (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) là gì’? Cha Xứ tên gì? Có những trường hợp trả lời được Tên Nhà Thờ nhưng không biết Tên Cha Xứ.

Ngòai ra còn có một số câu hỏi tế nhị như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Mặc đồ lót màu gì? Size mấy? trên cơ thể có gì đặc biệt như nốt ruồi hay vết sẹo? ngủ với nhau lần cuối khi nào? Vậy các Bạn tự hỏi rằng, các câu hỏi tế nhị này các VCLS có điểu tra không? Nếu mình nói sai thì làm sao Họ biết được? Rất hiếm các trường hợp VCLS gọi điện để hỏi thăm về các câu hỏi tế nhị này. Họ chỉ hỏi khi phỏng vấn để xem phản xạ lúc đó của Người phỏng vấn. Có những Bạn ngại, hay ấp a ấp úng , không trả lời dứt khóat sẽ bị nghi ngờ. Vì theo quan điểm của các VCLS nếu là Vợ Chồng thật với nhau sẽ am hiểu nhau đến từng sợi tơ kẻ tóc. Trừ khi những trường hợp phỏng vấn hai người cùng một lúc mà khác nơi. Thì Họ sẽ đem đối chiếu kết quả của câu trả lời.

Các Bạn đã từng có (Vợ/Chồng) đã ly dị thì cần biết những câu hỏi sau:

Tên người Vợ/Chồng cũ?, Thời điểm kết hôn? Nguyên nhân li dỵ? Sống với nhau được bao lâu? Có bao nhiêu người con? Ai là người nuôi con ???

Con cái bao nhiêu tuổi? Học trường nào? Cách nhà bao xa? Có hay thăm viếng Vợ/Chồng cũ không? Lần gặp cuối khi nào? Đang sinh sống ở đâu? Hơn nhau bao nhiêu tuổi? Vợ Chồng Cũ đã tái hôn chưa? Tái hôn khi nào?

Khi các Bạn đọc hết các câu hỏi trên, Các Bạn sẽ tự hỏi sao có quá nhiều câu hỏi? có những câu hỏi các Bạn nghĩ là không cần thiết!. Nhưng trong thực tế đó là những câu hỏi đã được các VCLS hỏi đến mà các Bạn khác đã chia sẻ lại, cũng như từ kinh nghiệm bản thân mà Kiuvii viết ra đây để cùng chia sẻ lại với các Bạn. Cầu chúc các Bạn sẽ vượt qua được cuộc phỏng vấn hay như các Bạn khác nói “get pink” tức màu hồng của một tương lai tốt đẹp, để có một cuộc sống mới, bên Người Mình Yêu Thương sau bao ngày xa cách. Và hãy là một thí sinh giỏi để khi kết thúc phỏng vấn các VCLS cho Bạn một “điểm 10 chất lượng” Một điểm 10 mà bao người đang mong đợi và sắp sửa mơ ước đuợc thấy.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Xin Visa Diện Hôn Phu, Hôn Thê

Theo điều luật 214(d) của bộ luật di trú Mỹ, có quy định rằng hai người yêu nhau phải gặp mặt nhau trong vòng hai năm trước khi tiến hành nộp đơn bảo lãnh sang mỹ theo diện hôn phu/ hôn thê.

Tiến Trình Xin Visa Bảo Lãnh Định Cư Diện Hôn Phu/Hôn Thê

Cũng như những diện định cư khác, xin visa diện hôn phu/hôn thê cũng có những câu hỏi của các viên chức Lãnh Sự Quán Mỹ liên quan đến những vấn đề:Thông tin cá nhân.Thông tin gia đình, tài chính gia đình.Bằng chứng mối quan hệ.

1/ Thông tin cá nhân:

Thường thì ở diện hôn phu, hôn thê các viên chức Lãnh Sự Quán thường đi rất sâu vào câu hỏi cá nhân từ nơi ở, tình trạng hôn nhân hay thậm chí là toàn bộ quá trình sinh sống của bạn và thường bạn phải nắm bắt được tất cả các yếu tố sau:

Họ tên chồng/vợ, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán của cả hai.

Hôn phu đi Mỹ năm nào, đi theo diện gì, đi với những ai?

Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào ở trại tỵ nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ, có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không , họ tên, tuổi người bảo lãnh.

Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?

Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở bao lâu, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì?

Cần biết rõ địa chỉ số điện thoại của chồng/vợ, phân biệt tên đường thành phố tiểu bang.

Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay nằm trong khu chung cư, nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?

Thời gian rãnh chồng/ vợ bạn thích làm gì? Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất? Chồng/ vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất , ca sĩ nào thích nhất.

Chồng/ vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu, thường chơi thời gian nào. Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất.

Chồng/vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn chồng/vợ bạn thích là gì? Chồng vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì, màu gì?

Bạn bè: Vợ chồng bạn có bạn thân không, liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?

Thành phố nơi chồng/vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đăc biệt không ví dụ như bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào. Thành phố đó có bao nhiêu mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?

Anh/Chị dự định làm gì khi đến Mỹ?

Anh chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi địa chỉ, đi Mỹ khi nào ,đi theo diện gì?

Có ai đồng bảo trợ cho hsơ anh/chị ko? Họ tên, tuổi , nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với anh/chị và vợ/chồng anh/chị?

Chồng/vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm nào?

2/ Thông tin gia đình – Tài chính?

Gia đình có bao nhiêu anh chị em, liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu?

Bạn là con thứ mấy trong gia đình? Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp địa chỉ cư ngụ của ba mẹ, ba mẹ còn sống hay đã mất, nếu mất thì mất năm nào, vì sao mất?

Tình trạng hôn nhân, chồng/vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa, họ tên tuổi vợ/chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu, ly thân năm nào, ly hôn khi nào, lý do vì sao ly hôn, (nêu cụ thể). Bây giờ vợ/chồng cũ đã có gia đình mới chưa, đang ở đâu?

Có con cái chung hay không, bao nhiêu người con chung, tên tuổi của các con, hiện đang sống với ai, có gia đình hay chưa? Các con có còn đi học không? Học lóp mấy, ngành gì? Trường nào? Nếu đi làm thì làm gì, làm ở đâu? Chồng/vợ bạn có hay gặp con riêng ko? Bao lâu gặp 1 lần? Có chu cấp tiền hàng tháng cho con không? Chu cấp bao nhiêu 1 tháng?

Công việc: Chồng/vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu, thu nhập bao nhiêu 1 tháng/ tuần/ năm, làm riêng hay làm cho ai. Tên sếp/người quản lý của chồng/vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung?

Trước công việc này thì làm việc gì, kê khai công việc từ khi qua mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?

Chồng/vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/trường dạy nghề nào không, học ở đâu, tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
Sở thích?

3/ Bằng chứng mối quan hệ của 2 bạn:

Hai bạn có hình ảnh chụp chung không?

Bạn đã qua thăm hôn phu của bạn bao giờ chưa? Nếu có bạn có hình ảnh nào không?

Hai bạn thường liên lạc với nhau qua phương tiện nào?Bạn có tin nhắn hay đoạn ghi âm nào chứng minh không?

Hai bạn có chuẩn bị gì cho tương lai tại Mỹ chưa?

Bạn sẽ làm gì khi qua Mỹ.

Tất cả những bằng chứng về mối quan hệ của bạn như hình ảnh, tin nhắn, các cuộc gọi điện thoại thư từ hay thậm chí là những người bạn quen của cả hai mà có thể làm chứng về mối quan hệ của hai bạn sẽ là những lý do thuyết phục viên chức Lãnh Sự Quán nhất.

Trả lời được tất cả những câu hỏi nêu trên và kèm theo những bằng chứng thực tế sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn xin visa.

Và còn rất nhiều những câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách trả lời và khám phá thêm nhiều câu hỏi mới để có thể nắm chắc hơn phần thắng trong tay mình nhé.

Source: SG VISA

Sẽ có những đối thoại thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Chị có gì chứng minh mối quan hệ với chồng chị?
Đương đơn: Tôi có nhiều hình chụp.
Viên chức LSQ Mỹ: Với một máy ảnh kĩ thuật số, trong một tiếng đồng hồ, tôi có thể tạo được hàng trăm tấm hình như thế này.
Đương đơn: Tôi có nhiều bill điện thoại
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự nói chuyện điện thoại? Nếu chị mở điện thoại rồi để đó một lúc để lấy bill có được không?
Đương đơn: Chúng tôi có hóa đơn khách sạn….
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự ở cùng một khách sạn ngày hôm đó hay chỉ thuê phòng để lấy hóa đơn?

Hoặc là:
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ ?
Đương đơn: Tôi rất thích đi du lịch để mở mang.
Viên chức LSQ Mỹ: Thế tại sao trong passport của anh lại mới đi có mỗi 2 nước?

Thế nhưng lại có:

Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ?
Đương đơn: Tôi thích đi du lịch, tôi đã đi rất nhiều nước trên thế giới, bạn có thể thấy điều này trong passport của tôi
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh lại đi du lịch quá nhiều như vậy? Có phải là để chuẩn bị cho lần phỏng vấn này?

Thật oái ăm phải không? Là vì chúng ta là khách, nhân viên lãnh sự là chủ, chúng ta hoàn toàn bị động với những phản ứng và tâm trạng của họ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể biến khách thành chủ, từ bị động thành chủ động?

Tôi ví dụ một trường hợp như sau:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Khoảng 2 năm trước.
Viên chức LSQ Mỹ: Gặp nhau ở đâu, có ai làm chứng không, ngày tháng nào? chính xác là mấy giờ?

Nếu như trả lời khác đi như thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Chúng tôi gặp nhau vào năm 2012, hẹn nhau vào buổi tối trong quán cà phê, tôi còn nhớ anh ấy mặc áo sơ mi màu xanh, vừa nhìn tôi đã nhận ra ngay vì anh không khác hình trong profile đăng trên mạng là bao.
Viên chức LSQ Mỹ: Vậy là hai người quen nhau qua mạng?

Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời tiếp theo đã được chuẩn bị vì người trả lời đã biết trước sẽ được hỏi như thế, từ thế bị động đã chuyển sang chủ động, từ khách đã thành chủ.

Source: Thu tuc cap VISA My

Tony xin chúc quý vị nhiều may mắng.

Việt kiều già ham cỏ non nên đọc bài nầy khi về VN

Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. ”

Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già”
1.001 cách thả mồi của hội ‘câu’ Sài Gòn
Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn.

Phu nu Vietnam

Phu nu Vietnam

Sáng thứ bảy, tôi gọi đến số máy của Ái Liên mà anh Quyên Ca đã chuyển cho tôi. Thoạt đầu, giọng cô có vẻ ngập ngừng nhưng khi biết tôi là bạn thân của “Việt kiều David Chương” thì cô đổi tông ngay. Sau vài phút trò chuyện, cô mời tôi trưa mai – Chủ nhật, gặp cô tại quán cà phê M. trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM.

Viet Kieu va phu nu Vietnam

Viet Kieu va phu nu Vietnam

10h45 sáng Chủ nhật, đang trên đường đến cà phê M. thì điện thoại tôi báo có tin nhắn. Mở ra xem, đó là tin nhắn của Ái Liên: “Em xin lỗi vì sự thay đổi này. Mời anh qua quán cà phê S ở đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng, em đợi”.

Gần 11h30, tôi đến cà phê S, một quán khá sang trọng. Sau khi điện thoại để biết chỗ Ái Liên đang ngồi, tôi đến bàn cô. Ái Liên ở ngoài khác hẳn với tấm hình cô dán trong hồ sơ trên trang web VietS nhưng tôi vẫn phải công nhận cô khá đẹp, chỉ mỗi tội là cô hút thuốc lá như ống khói tàu. Suốt cuộc chuyện trò, cô hỏi tôi về “David Chương” và dĩ nhiên là tôi trả lời làu làu.

Ngược lại, cô cũng kể về “David Chương” y như cô là người yêu của ông Việt kiều “6 bó” – nhưng chưa hề tồn tại trên cõi đời này: “Tụi em không phải là gái mại dâm đứng đường, gái gọi hay thứ gì đại loại như thế…”.

Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn”. Tôi hỏi: “Hướng dẫn như vậy thì có thù lao gì không?”. Ái Liên cười: “Tùy lòng hảo tâm của mấy ảnh chứ em đâu đòi hỏi, chủ yếu là mở rộng giao lưu, thêm bè thêm bạn thôi mà”.

Cuối cùng, cô đi thẳng vào vấn đề: “Anh Chương nói là anh sẽ đưa tiền cho em để em lo cho má em…”. Tôi hỏi má cô hiện nay đang nằm khoa nào, phòng nào, giường số mấy ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thì cô đáp: “Em chưa đưa má vào vì chưa đủ tiền”. Tôi nói, đại ý sáng mai tôi sẽ cùng cô đưa má cô vào BV, và tôi sẽ lo toàn bộ viện phí thì cô có vẻ bực dọc: “Má em đang ở dưới quê”. Tôi nói tiếp: “Vậy em về quê đưa má lên đi”.

Lần này Ái Liên đứng dậy, mặt cau có: “Thôi, khỏi làm phiền anh nữa, để em gọi anh Chương. Ảnh nói vì anh thiếu nợ ảnh nên em mới gặp anh chứ không thì ảnh chuyển tiền về cho em từ bữa kia rồi”.

Với các cô “thợ câu”, Việt kiều càng già càng dễ “câu”.

Tôi cố nín cười. Đúng lúc đó một cô gái khác, tuổi xấp xỉ 40 bước đến: “Ê Phượng, thằng chả email cho mày chưa, cái lão ở Thụy Sĩ đó?”. Tôi thấy mặt Ái Liên – bây giờ là Phượng – hơi tái đi: “Ủa, chuyện đó ăn nhằm gì tới bà mà bà thắc mắc”.

Rồi Phượng bước thẳng, không buồn chào tôi. Đến chiếc ghế sắt đặt cạnh bức tường gần cổng ra vào dành cho nhân viên bảo vệ, Phượng ngồi xuống, móc điện thoại bấm nhoay nhoáy. Một lát, chắc là không liên lạc được, cô ra bãi để xe, leo lên chiếc Air Blade màu đỏ phi một lèo.

Tôi chào, cười xã giao với cô gái vừa mới hỏi Phượng rồi mời cô ngồi, trong đầu thầm nghĩ thế là xôi hỏng bỏng không. Người duy nhất có thể giúp tôi khai thác về “Hội câu Sài Gòn” là Phượng thì xem như đã đứt bóng! Tuy nhiên, lần này tôi gặp may. “Nhìn anh chắc không phải Việt kiều?”. Tôi gật đầu. Cô gái – mà sau đó tôi biết tên là Nhi – nói tiếp: “Mọi bữa tụi nó đi cả hội nhưng bữa nay nó đi một mình. Anh mà là Việt kiều thì chắc con Phượng nó luộc anh rồi”.

Nhắm có thể tìm hiểu “Hội câu Sài Gòn” từ Nhi, tôi kể vắn tắt cho cô nghe chuyện Phượng quen David Chương, bạn tôi, rồi chuyện má Phượng bị ung thư, chuyện David Chương nhờ tôi đưa tiền cho Phượng. Nhi cắt ngang lời tôi: “Vậy anh đưa cho nó chưa?”. Tôi lắc đầu, tôi bảo sẽ cùng Phượng đưa má cô ta vào BV rồi tôi thanh toán toàn bộ viện phí, lấy hóa đơn gửi qua Mỹ cho bạn tôi thì Nhi cười khẩy: “Má nó giờ này đang đánh bài tứ sắc ở nhà chứ ung thư ung trứng gì”.

Theo lời Nhi, “Hội câu Sài Gòn” của Phượng gồm 6, 7 người, đôi lúc lên đến 10 người, tất cả đều có học, nhiều người nói tiếng Anh như gió: “Em cũng tham gia với tụi nó…” nhưng có lẽ biết mình nói hớ nên Nhi thòng thêm: “Mà thấy kiểu này không thọ nên em rút lui lâu rồi”. Vẫn theo lời Nhi, những cô trong nhóm “Hội câu Sài Gòn” thường xuyên săn lùng con mồi trên các trang mạng kết bạn bốn phương như VietS, VietCute, Twoo, Badoo…

Hễ thấy ông Việt kiều nào cỡ từ 50 – 60 tuổi trở lên, lai lịch, nghề nghiệp coi được – nghĩa là khả năng có “đôla” là họ tạo hồ sơ làm quen: “Quá trình làm quen thì cũng y như ông bạn anh vậy – cũng bắt đầu từ email, cũng chat.. Con Phượng anh gặp hồi nãy chẳng hạn, có thời gian nó quen 9 ông, có ông nó là em kết nghĩa, có ông nó là cháu tinh thần và có ông nó là người yêu bé bỏng. Anh mà thấy nó chat anh mới kính nể. Cùng một lúc, nó chat với cả… 9 ông nhưng ông nào cũng tưởng nó chỉ chat với một mình ổng”.

Khác với gái mại dâm, gái chat sex kiếm tiền bằng cách cởi quần áo ra rồi kêu con mồi nạp thẻ cào điện thoại để được xem cởi tiếp, “Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. Khi biết chắc cá đã cắn câu, họ đột ngột không liên lạc nữa để tạo cho con mồi tâm lý lo âu, thắc mắc. Sau đó họ mới đưa ra lý do “má em bệnh”, hoặc “em bị mất xe”, hoặc “em bị giật cái túi xách, mất điện thoại, laptop, mất giấy tờ, mất hết cả tiền”, “em bị tai nạn”, “nhà em bị bão thổi sập”…

Và thế là không nhiều thì ít, những đồng đôla bay về. Nhi kể có ông Việt kiều “7 bó” ở Mỹ, sau thời gian quen nhau trên mạng với một cô trong “hội”, ông về Việt Nam để gặp người tình trong mơ. Qua vài lần đi chơi, ăn uống với nhau, cô gái bé bỏng của ông than thở, rằng đi làm mà không có xe, phải đi xe buýt cực muốn chết. Ông hỏi chiếc xe gắn máy bây giờ khoảng bao nhiêu tiền, cô nói mua xe mới đắt lắm nhưng cô có người bạn đang muốn bán lại chiếc Dylan, hồi đó mua gần 100 triệu nhưng vì là chỗ thân tình nên bạn cô “để rẻ” cho cô 60 triệu thôi.

Vậy là, ông Việt kiều móc túi đưa cô 3.000 “đô” mà không hề biết chiếc Dylan đó là hàng nhái của Tàu, chủ nhân của nó đã chạy đến rệu rã và rao bán với giá chỉ 6 triệu bạc. Thế đã hết đâu, trước khi mua, cô ta gặp chủ xe đặt điều kiện là sau 1 tháng cô ta sẽ bán lại với giá… 3 triệu đồng! Tới hồi ông Việt kiều về Mỹ hôm trước thì hôm sau, chiếc Dylan Tàu lại hồi quy chính chủ!

Sống bằng nghề “câu” thông qua email, chat chit nên thường thì đêm nào cũng vậy, các cô trong “Hội câu Sài Gòn” chat với những người tình già đến 2, 3h sáng. Gần trưa ngủ dậy, sau khi trang điểm, họ hẹn nhau tại một quán cà phê nào đó để trao đổi “kinh nghiệm nghề nghiệp”. Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già, vợ chết hoặc đã ly dị, càng già càng dễ câu. Nhi nói: “Nhưng cũng có số anh ơi. Có đứa gửi 10 thư thì được trả lời cả 10 thư. Có đứa đêm nào cũng thức nhưng suốt năm bảy tháng mà chẳng có “cá” nào đoái hoài, túi lúc nào cũng “rỗng”.

Tôi hỏi trong “Hội câu Sài Gòn” có cô nào tên Giang, quen với một Việt kiều Mỹ tên Tâm?”. Nhi nhíu mày suy nghĩ rồi hỏi lại tôi: “Anh tả hình dáng nó coi”. Tôi lắc đầu không biết vì tôi đã gặp lần nào đâu, chỉ biết Giang là tên thật trong giấy tờ. Nhi nói: “Tụi nó mỗi đứa có cả chục tên. Như con Phượng chẳng hạn, quen với bạn anh nó lấy tên Ái Liên, quen với Việt kiều Đậu nó lấy tên Hoài Thương, ngay cả tên Phượng cũng không biết có phải tên thiệt của nó không nữa”.

Câu chuyện càng lúc càng sôi nổi vì dưới mắt Nhi, tôi và bạn tôi – David Chương suýt chút nữa là nạn nhân của “Hội câu Sài Gòn”. Năm ngoái trong hội này có một cô tên Yến trúng quả rất “đậm”. Số là khi lên mạng, Yến gặp được một ông Việt kiều xấp xỉ “7 bó” ở Ottawa, Canada. Chẳng hiểu cô ta tán tỉnh thế nào mà chỉ một thời gian ngắn “yêu nhau”, mỗi tháng ông “kiều” này đều đặn gửi về cho cô 2 “vé”. Được hơn nửa năm, ông bay về Việt Nam gặp Yến.

Nhi kể: “Mặc dù nó không kể nhưng cả hội đều biết nó câu được “con cá mập” qua việc nó mua chiếc xe Piaggio Liberty, mua điện thoại iPhone, đồng hồ Omega, dây chuyền vàng cùng một mớ quần áo, giày dép mới. Căn phòng ở mướn của nó có tivi đời mới, tủ lạnh, bếp ga”.

Chưa hết, biết chắc 6 tháng mùa đông ông già này rất khổ sở vì bệnh thấp khớp nên Yến đưa ông ta đến xem một lô đất rồi nói rằng đấy là đất của cô, chỉ vì cô chưa có tiền chứ nếu không, cô sẽ cất một căn nhà rồi cứ đến mùa đông, ông về ở với cô cho ấm cúng!

Một tháng sau, ông Việt kiều trở lại Canada rồi chuyển cho Yến tổng cộng 60.000 USD để xây nhà, mà là chuyển “chui”. Nhưng sau nhiều lần giục cô gửi hình nhà cửa qua cho ông xem mà Yến vẫn cứ lờ đi như không biết, ông bèn nhờ một người quen đến tận nơi tìm hiểu. Lúc biết miếng đất đó là của người khác, còn cô người yêu bé bỏng thì đã xóa hồ sơ trên trang web VietS, gửi email cô không trả lời, số điện thoại cũng không liên lạc được thì ông “kiều” Canada mới té ngửa bởi lẽ phần lớn tiền dành dụm từ lương hưu, ông đã đổ vào căn nhà trong mơ cả rồi. Bây giờ “bắc thang lên hỏi ông trời, đem tiền cho gái có đòi được không”.

Mở điện thoại cho tôi xem hình ông già này và Yến vai kề vai, má kề má trong dịp Yến mời cả hội đi ăn lúc ông mới từ Canada về, Nhi nói: “Anh để ý quần áo nó coi, lèng xèng hết sức. Vậy mà chỉ vài tuần sau – Nhi cho tôi xem tiếp tấm hình Yến ngồi vắt vẻo trên chiếc Piaggio – nó lột xác y như chuyện thần tiên”.

Trong suốt cuộc nói chuyện, Nhi có vẻ rất ghét Ái Liên (Phượng) vì mỗi lần nhắc đến cô này, Nhi lại nói bằng một giọng khá hằn học. Có lẽ vì thế mà lúc thấy tôi ngồi với Phượng, Nhi đã hỏi về “lão già Thụy Sĩ” một cách cố ý chứ chẳng phải vô tình. Chắp nối những tình tiết mà Nhi kể, tôi hình dung ra câu chuyện: Nhi câu được ông Việt kiều 71 tuổi, tên Đ., đi học bên Mỹ từ trước giải phóng rồi ở lại làm chuyên viên lắp ráp máy bay cho Hãng Boeing, giờ nghỉ hưu. Mỗi năm, ông Đ. chỉ ở Mỹ 6 tháng còn 6 tháng ông về Việt Nam ăn chơi nhảy múa.

Một bữa, ông cùng bạn bè đến một quán vọng cổ “hát với nhau” ở quận 5 thì gặp Nhi, là “đào” của quán này. Thấy ông già “7 bó” mỗi lần vào hát lại vung ra vài ba triệu, Nhi chủ động tấn công. Đang trong giai đoạn thả mồi bắt cá, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà Nhi lại mời ông Đ. đi ăn sáng với “Hội câu Sài Gòn” nên ông lọt vào mắt xanh của Phượng.

Do Phượng trẻ hơn, xinh hơn, lại khéo chiều chuộng hơn nên chưa đầy 2 tuần lễ, ông Đ. “bái bai” quán vọng cổ của Nhi rồi thuê một căn hộ trong khu Phú Mỹ Hưng, đưa Phượng về sống mặc dù ông vẫn còn một căn nhà to đùng ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, do con trai và con dâu ông trông nom. Sau hơn 1 năm, số tiền dành dụm trong tài khoản của ông ở ngân hàng hầu như hết sạch. Nhi nói, giọng rất cay cú: “Con Phượng hốt của cha già đó không dưới 50.000 USD”.

Chưa xong, lúc gần hết tiền, chẳng hiểu có phải Phượng xúi hay không mà ông Đ. về kêu con… bán nhà, ông sẽ chia cho vợ chồng thằng con một nửa. Vẫn theo lời Nhi: “Nhà ổng kêu giá 11 tỷ mà không biết bán được chưa. Bữa nào rảnh anh ghé tới hỏi coi, ổng thường có nhà lúc 3, 4h chiều… Em nói thiệt chứ không nói xạo”.

Để kiểm chứng lời Nhi, 4h chiều Thứ tư tôi ghé địa chỉ mà Nhi đã cho, giả như người đang tìm mua nhà. Đúng như Nhi nói, ông Đ. ở trần, mặc quần short tiếp tôi. Ông hỏi ai giới thiệu mà biết nhà ông đang cần bán? Tôi trả lời “Dạ nghe… Hoài Thương nói”. Ông già “7 bó” trố mắt nhìn tôi: “Cậu quen Thương hả?” rồi mời tôi vào, dẫn đi coi từng phòng: “Có người trả tôi 10,6 tỷ mà tôi chưa bán. Cậu là người quen nên tôi nói thiệt, chắc giá 10,7 tỷ, không bớt đồng nào. Nếu cậu OK thì bữa nào đặt cọc rồi làm giấy tờ”.

Đến tối, lúc đang ngồi viết bài này thì điện thoại tôi reo, trên màn hình là số của Phượng. Cầm máy lên, tôi nghe cô hỏi: “Bữa qua đến giờ anh có liên lạc được với anh Chương không?”. Tôi đáp: “Có email cho ảnh để kể về chuyện vì sao chưa đưa em tiền”. Phượng nói: “Em gọi 3 lần mà ảnh không bắt máy. Mấy lần sau máy lúc nào cũng bận. Em email, nhắn tin cho ảnh cũng không thấy trả lời. Chẳng biết ảnh có đau ốm hay gặp chuyện gì không”.

Một lần nữa, tôi lại cố nín cười: “Không có anh Chương thì vẫn còn… anh Đ., nghe nói ảnh sắp bán được nhà rồi mà”. Đầu bên kia im bặt một lúc rồi giọng Phượng rít lên: “Ê, tôi quen ai thì kệ cha tôi chớ, mắc mớ gì đến mấy người…”.

Nửa tiếng sau đó, tôi vào lại trang web VietS thì hồ sơ mang tên Ái Liên đã hoàn toàn biến mất.

Chúc vui vẻ

Có Anh Việt Kiều Mỹ, Úc, Đức Hay Canada Chịu Lấy Em Không

CHÀO MỌI NGƯỜI !!

Tình trạng bản thân giờ không ổn lắm lên đây nhờ anh em lên dây cốt dùm . tình hình là thế này …..

Em Muốn Lấy Chồng Việt Kiều

Em Muốn Lấy Chồng Việt Kiều (Hinh minh hoa)

Hiện tại e đã quá đủ kinh nghiệm quen trai việt bằng 1 mối tình 4 năm đã trãi qua . Anh rất tốt nhưng tốt dến đâu giờ em cũng ngán rồi. Em ngán người yêu ,ngán công việc và cuộc sống ở đây quá rồi ( em đang ở Đà Nẵng ) .Lại nổi lên muốn lấy chồng nước ngoài .khổ nổi em không biết tiếng anh nên quất mấy anh việt kiều là chắc nhất. chính vì thế nên mong được anh chị nào quen hay biết mấy anh việt kiều kiếm vợ thì giới thiệu giúp em.. mọi chuyện tốt đẹp em sẻ hậu tạ .

em xin giới thiệu bản thân một chút xem có được không nè :
em tên : Hương
năm nay : 23 tuổi
chiều cao : 1m66
cân nặng : 53kg 
Ngoại hình : tốt 
Mong mấy anh chị giúp đở để em mau có chồng cho ba mẹ em đở nợ ..^^ =))

Thủ tục kết hôn và bảo lãnh vợ chồng sang Úc Australia

Visa 300 – Hôn phu / Hôn thê
Loại visa này dành cho những cặp tình nhân đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn. Vị hôn phu/hôn thê được bảo lãnh có thể cư trú ở Úc trong vòng 9 tháng để tiến hành kết hôn với hôn thê/hôn phu của mình trước khi Visa này hết hạn. Có thể nộp đơn bảo lãnh chính chức ở Úc sau khi kết hôn.
Có thể ra vào Úc bất cứ lúc nào nếu được cấp visa, và có thể làm việc cũng như đi học ở Úc.
Có thể tiếp cận được chương trình hỗ trợ y tế và sức khỏe nhưng người được bảo lãnh phải đang ở Úc và đã nộp đơn xin định cư chính thức theo diện bảo lãnh vợ/chồng.

Các tiêu chuẩn xem xét:

  • Được bảo lãnh bởi hôn phu/hôn thê đã đính hôn của mình là người từ 18 tuổi trở lên, và không bị ràng buộc về hôn nhân/còn độc thân.
  • Hai người phải gặp gỡ quen nhau khi đã đến tuổi trưởng thành và biết rõ về bản thân của nhau.
  • Chứng minh có mối quan hệ thật, thực sự muốn tiến đến hôn nhân và mong muốn chung sống lâu dài với nhau như vợ chồng.
  • Không phạm pháp phạm tội và không mắc bệnh nghiêm trọng.
Nếu được yêu cầu, có thể người bảo lãnh phải đóng tiền “bảo đảm”.
Visa 309 – Bảo lãnh vợ/chồng
Loại visa này cho phép người vợ/chồng ở Việt Nam sang sinh sống cùng người chồng/ợ ở Úc tạm thời. Sau 2 năm nếu mối quan hệ vợ chồng vẫn còn tiếp diễn bình thường thì sẽ được nộp đơn xin định cư chính thức.
 Loại visa này cho phép người được bảo lãnh sang Úc học tập, làm việc.
 Các tiêu chuẩn xem xét:
  • Có kết hôn chính thức, hợp pháp
  • Đã và đang sinh sống với nhau hoặc nếu không sinh sống chung với nhau thì việc sống xa nhau phải là tạm thời.
  • Chứng minh có mối quan hệ thật:
    • Lần đầu tiên quan biết nhau như thế nào, lúc nào
    • Mối quan hệ tiến triển như thế nào
    • Quyết định kết hôn với nhau như thế nào
    • Việc sắp xếp ở Việt Nam: hỗ trợ về tài chính, vật chất, tinh thần và mức độ gắn bó này xảy ra khi nào
    • Các khoảng thời gian xa nhau (khi nào và tại sao, kéo dài bao lâu và quy trì mối quan hệ như thế nào)
    • Kế hoạch tương lai của hai người.
 Người bảo lãnh ở Úc phải cam kết bảo lãnh 2 năm về mặt tài chính cho người được bảo lãnh ở Việt Nam. Nếu được yêu cầu, phải đóng tiền “bảo đảm”.
Visa Bảo lãnh cha mẹ
Yêu cầu cơ bản:
Người xin visa định cư Cha mẹ phải đạt được các yêu cầu cơ bản dưới đây:
  •  Có con cái sinh sống ở Úc ít nhất là 2 năm trước ngày nộp đơn. Người con đó phải là công dân Úc, hoặc có thẻ thường trú nhân Úc, hoặc là công dân New Zealand đủ tư cách ở Úc.
  •  Được người con đó bảo lãnh. Trong trường hợp người con dưới 18 tuổi, người chung sống với người con đó, người họ hàng gần hoặc người giám hộ của người con, hoặc tổ chức cộng đồng có thể đứng ra bảo lãnh.
  •  Phải thỏa mãn bài test về cân bằng gia đình (Ít nhất ½ số con của bạn phải đang sinh sống lâu dài ở Úc, hoặc số người con sinh sống thường trú ở Úc của bạn nhiều hơn ở bất cứ nước nào khác)
  •  Không phạm pháp, phạm tội.
  •  không mắc bệnh nghiêm trọng.
  •  Bạn phải nộp phí visa (VAC) lần 1, lần 2 và người bảo lãnh phải chứng minh có một khoản tài chính thỏa đáng (AoS) kèm theo ký quỹ cam kết trợ cấp cho người xin định cư trong khoảng thời gian nhất định (AoS bond).
 Diện cha mẹ có 3 loại phổ biến nhất:
1.      Cha mẹ theo diện thường Parent (Permanent Visa- Subclass 103):
  • Thời gian chờ đợi rất lâu (khoảng 10 năm).
    Charge Type
    Charge Amount
    1st installment
    $1,420
    2nd installment
    $1,235
  • Đồng thời phải đóng tiền bảo trợ (AoS Bond cho 2 năm) là 5,000 $ cho mỗi người được bảo lãnh, $2000 cho mỗi người đi theo trên 18 tuổi.
2.      Cha mẹ theo diện tạm trú có đóng tiền (Contributory Parent Temporary Visa – Subclass 173)
  • Thời gian chờ đợi khoảng 18 tháng.
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$1420
2nd installment
$19,635
2nd installment
For applicants under 18 years
$1415
Sau khi tới Úc, và trong vòng 2 năm, gia đình phải nộp đơn với Bộ Di Trú và Quốc Tịch Úc để xin vào thường trú (chuyển sang Subclass 143). Khi đó:
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$195
2nd installment
$13,090
2nd installment
For applicants under 18 years
Nil
3.      Cha mẹ theo diện thường trú có đóng tiền (Contributory Parent Migrant Visa- Subclass 143):
Thời gian chờ đợi: khoảng 18 tháng.
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$1,420
2nd installment
$32,725
2nd installment
For applicants under 18 years
$1,415
Đồng thời phải đóng tiền bảo trợ (AoS Bond cho 10 năm) là $10,000 cho mỗi người được bảo lãnh, $4,000 cho mỗi người đi theo trên 18 tuổi. Số tiền bảo trợ phải đóng với chính phủ Úc và số tiền này sẽ được hoàn lại sau 10 năm nếu người được bảo lãnh không hưởng trợ cấp của Bộ An Sinh Xã Hội Úc.
Với 3 loại visa cha mẹ nói trên, Bộ Di Trú và Quốc Tịch Úc cho phép người được bảo lãnh được kèm theo những người con còn lại tại Việt Nam định cư chung với cha mẹ nếu số người con tại Úc bằng hoặc nhiều hơn ở Việt Nam. Nếu những người con còn ở Việt Nam trên 18 tuổi thì phải chứng minh chúng  lệ thuộc vào đương đơn.

Source: tddvn.com

Lấy chồng Việt kiều Úc sướng hay khổ?

Khác với mường tượng của nhiều người về các cô dâu lấy chồng Việt kiều, đa số họ đều là những cô gái rất giản dị, chăm chỉ, chịu khó và nhan sắc chỉ ở mức trung bình khá.

Các cô đều xuất thân từ vùng miền Tây Nam Bộ và đa phần có thân nhân đang sinh sống tại Úc.

Sang “xứ thần tiên”

Sau nhiều lần lưỡng lự, Hương mới đồng ý dẫn tôi đến làm quen với nhóm bạn của cô là những cô gái từ Việt Nam sang Úc theo dạng hôn phối. Bản thân Hương cũng kết hôn với một Việt kiều Úc được gần một năm, qua mai mối của anh trai đang định cư tại đây.

Lấy chồng Việt kiều Úc

Lấy chồng Việt kiều Úc

Phải mất nửa buổi lạ lẫm các cô mới cởi mở nói chuyện và tâm sự về đời tư của mình.

Hương là người khởi chuyện. Cô thú nhận nước Úc khác nhiều so với tưởng tượng trước đây khi còn ở VN. Cô kể: “Hồi đó thấy các anh chị của em từ Úc về chơi, sao thấy các anh chị ấy sung sướng và thoải mái thế. Mọi người tiêu xài không cần phải suy nghĩ tính toán. Không phải mỗi chuyện tiền bạc đâu. Em cảm thấy cuộc sống của các anh chị ấy có vẻ rất thoải mái, vô lo vô nghĩ… làm sao ấy… Em ngỡ rằng Úc hẳn phải là “xứ thần tiên” chị ạ… “.

Phúc cũng tán thành: “Hồi đấy anh Hải, ông xã em, về VN chơi em cũng thấy như vậy… Mà anh ấy galăng hơn đàn ông Việt Nam nhiều… À còn mấy người bà con của em cũng là Việt kiều Úc, mỗi lần về thăm quê thấy người nào người nấy đeo toàn “vàng hai mốt” đầy người… Thấy sang lắm”.

Sự thật

Khi được hỏi “vậy sang đến Úc rồi còn thấy nó “thần tiên” nữa không”, các cô đều im lặng một chút rồi mới trả lời. Các cô thấy cuộc sống ở đây ổn định nhưng ai cũng phải đi làm vất vả chứ chẳng sung sướng như tưởng tượng hồi còn ở VN.

Mai – được người nhà tìm người “làm đám cưới giả” để qua Úc – kể về ngày đầu đặt chân sang Úc: “Em xuống máy bay đến ngày thứ hai là ông anh thứ tư của em làm ở chợ cá cho em theo đi cạy hàu ngay. Họ đổ hàu ở chợ bán sỉ cho mình cạy, tính tiền cho mình theo lố… Làm một đêm như vậy đâu cũng được cả trăm bạc ấy chị ạ, nhưng mà đau tay lắm… Ông ấy nói cho em đi làm luôn để em biết ở bên đây phải lao động vất vả như thế nào, các anh chị giúp bảo lãnh em sang đây thôi chứ từ nay phải tự lo đi làm mà sống”.

Hương thêm vào: “Hồi đấy, em cứ tưởng mấy ông anh của em ở bên này giàu sang lắm nhưng sang tới nơi mới biết các anh ấy còn chưa trả xong tiền nhà, tiền xe. Mà bên này lạ nhỉ, ai cũng mua nhà trả dần 20 năm”.

Tôi giải thích cho các cô rằng nếp sống của người Úc là vậy. Họ thường làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu chứ ít khi để dành, vì vậy họ có thói quen mua trả góp hơn là ở VN. Hơn thế thì cuộc sống và thu nhập ở đây khá ổn định nên người ta không phải nghĩ đến chuyện để dành một món phòng hờ khi có chuyện như ở nhà. Con cái trưởng thành thường tự lo cho mình chứ không như ở VN là bố mẹ lo mua nhà cửa cho con khi lập gia đình, ra ở riêng. Các cô nghe đều gật gù tỏ ý tán thành.

Duyên số

Thấy các cô đã tự nhiên hơn nhiều, tôi liền hỏi thăm chuyện tình yêu của các cô, làm sao các cô gặp ông xã hiện giờ của mình và lý do dẫn đến quyết định cưới.

Phúc kể trước: “Anh Hải là con của một người bạn của gia đình em ở bên này. Anh ấy gần 30 tuổi mà chưa có ai hết nên hai nhà có ý giới thiệu hai đứa với nhau. Năm 2005 anh ấy về Việt Nam chơi một tháng và ở tại nhà em. Bọn em được tạo điều kiện cho đi chơi với nhau ở Sài Gòn và Vũng Tàu cùng bên bà con của anh ấy. Em thấy anh ấy dễ thương nên cũng chịu quen…

Sau đó anh ấy về lại Úc thì bọn em liên lạc qua email và chat, rồi ba tháng sau anh ấy về cưới em luôn. Đáng nhẽ em sang đây luôn lúc đấy nhưng lãnh sự quán từ chối visa của em vì nghi ngờ hôn nhân giả và quá nhanh”.

Cô cho chúng tôi xem ảnh cưới của hai người và ra sức thanh minh vì đợi visa lâu quá nên cô đi chỉnh mũi lại cho cao hơn nên nhìn trong ảnh và hiện giờ hơi khác.

Bình im lặng từ đầu tới giờ mới chịu lên tiếng: “Em quen ông xã lúc sang đây chơi với bà chị của em. Em thấy anh ấy chững chạc và hào hoa, với cả mấy bà chị em vun vào quá nên em cũng ưng theo…”.

Bình mới hai mươi hai tuổi, cô nom “rặt” vẻ miền Tây Nam Bộ với khuôn mặt tròn trịa, làn da nâu và dáng người khoẻ mạnh. Chồng cô đã năm mươi mấy tuổi, là chủ một cửa hàng ở khu người Việt, chia tay vợ từ mấy chục năm trước và có mỗi một cô con gái hơn Bình hai tuổi nên khá nhiều lời đồn ra đoán vào về hôn nhân của cô.

Mai là người có chuyện tình yêu thú vị nhất. Cô đáng nhẽ chỉ định làm hôn nhân giả để sang đây nhưng gặp Tín rất chân thành chăm sóc nên sau ba tháng ở bên nhà anh chị ruột, Mai dọn về ở với “ông chồng hờ”.

Mai nói: “Thấy cái cách anh ấy chăm sóc cho mình từng chút một mà mình cảm động. Mình đi đâu anh ấy cũng đưa xe đi rước chị ạ. Mà ngay từ đầu, anh ấy gặp mặt em, anh ấy cũng nói là không chịu làm giấy tờ, nếu ưng cưới thật thì anh ấy mới chịu làm… Mấy anh chị em xúi cứ ừ đại rồi sang tới nơi tính sau… Giờ thì tính gì nữa nhỉ… Có duyên số hết chị ạ”.

Mai đang có bầu được ba tháng, khuôn mặt luôn tươi cười, rạng ngời hạnh phúc.


“Mác” Việt kiều

Tôi trêu các cô là thế ở nhà có bị tiếng ham lấy Việt kiều không, thì cô nào cũng nói là lúc đi qua đây cũng bị bà con chòm xóm nói này nói nọ, nhưng bị nói cũng không sai vì nhiều người ham giàu sang nên lấy Việt kiều lắm.

Hương kể ở chỗ ông xã cô làm có ông chủ gần năm mươi mà lấy cô vợ mới 19 tuổi từ VN sang đây. Trước khi nhận ai vào làm là ông ấy cấm không được nhìn vợ ông ấy, mà cái “bà” đó thì suốt ngày ăn mặc hở hang “ưỡn ẹo” đi lại trong hãng, hỏi làm sao đàn ông trong đấy không nhìn được chứ.

Chồng Hương kể ông chủ đấy đuổi không biết bao nhiêu người làm rồi. Mọi người cũng to nhỏ không biết đến ngày hết hạn hai năm thì cô ta sẽ “đá đít” ông này luôn không. (Bảo lãnh theo dạng vợ chồng phải mất hai năm thử thách mới được Bộ Di trú cho nhập cư chính thức).

Có một điều là khi lấy Việt kiều nghĩa là mình cũng mang “mác” Việt kiều, các cô mới thấu hiểu gánh nặng của hai chữ đấy với bà con bên VN. Hương kể: “Em sợ lễ Tết lắm chị ạ, mà chẳng cứ phải có lễ bên nhà mới gọi, cứ đều mỗi tháng lại bị điểm danh… hết nhà người này hỏng cái này đến người kia bệnh…”.

Ngoài Bình ra thì đời sống của các cô cũng khá vất vả. Chồng của các cô, người làm việc trong hãng, người đi chở hàng thuê và ở nhà ăn thất nghiệp cũng có. Các cô cũng phải làm mướn ở các chợ và cửa hàng của người Việt để phụ thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên do lấy được người mình yêu thương nên các cô đều cảm thấy rất hạnh phúc và ổn định.

Mai nói: “Điều sướng nhất ở đây là họ rất chiều phụ nữ. Chồng em bảo ở Úc đứng nhất là trẻ em và phụ nữ, nhì là chó mèo và cuối cùng là đàn ông…”.

(Theo Đài Phát thanh Australia, Chương trình tiếng Việt)

Chuyện tình online kì diệu với chàng Việt kiều

Cách xa nhau nửa vòng trái đất, nhưng đôi bạn Trang – Hưng quen nhau thật tình cờ đến mức nếu nói ra nhiều người sẽ không tin nổi. Tình yêu của họ gắn liền qua phone, tin nhắn, email…

7 ngày vừa quen vừa nhận lời yêu qua chatTrang và Hưng quen nhau thật tình cờ, tình cờ đến mức nếu nói ra chắc chắn nhiều người sẽ không tin nổi. Năm đó, Trang 18 tuổi và đang là sinh viên năm thứ nhất. Vào dịp nghỉ hè, chẳng có việc gì làm nên cô thường online chat  nói chuyện tùm lum với mấy người bạn học cùng lớp.

Một ngày nọ ngồi chát chán, Trang bấm linh tinh dạo quanh mấy trang web một cách không định hướng. Chả biết cô đã bấm linh tinh thế nào mà lại vào cái trang web kết bạn của người Việt trên toàn thế giới. Cái tính tò mò trỗi dậy, cộng với sự nhàn dỗi lúc đó, cô cũng vào xem thử rồi thấy vui vui nên cũng bắt chước mọi người đăng kí upload hình của cô lên trên đó. “Lúc ấy, thật ra em cũng chỉ có ý đưa ảnh lên vậy thôi chứ cũng không có ý muốn kết bạn vì bản thân em cũng nghĩ kết bạn trên mạng ‘ảo lắm’. Vì thế đăng ký xong thì em cũng quên bẵng ngay sau đó mà tiếp tục tám chuyện với lũ bạn” – Trang nhớ lại những ngày đầu.
Vài ngày sau, hôm đó là ngày nào cô cũng không nhớ nữa. Chỉ nhớ rằng người bạn thân của cô nhắn tin rủ online để nói chuyện. Cô đã bật yahoo lên và các thanh công cụ có trên máy tính cũng tự động mở luôn cái trang web kết bạn đó lên. Cô thấy có rất nhiều người gửi thư làm quen cho cô. Nào là những anh bạn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… “Em khoái trá và nghĩ chắc mình cũng xinh xắn dễ thương nhưng em lại cũng quên bẵng mấy lời làm quen đó vì bận chát với cô bạn. Nhưng nhiều cửa sổ chát cứ buzz liên tục khiến em bị  rối mắt lên. Máy tính gần như muốn “chết cứng” mất. Lúc này em nhấn đóng các cửa sổ không thương tiếc. Nhưng không hiểu tại sao em lại chừa lại một cửa sổ trên màn hình mặc dù  nó chẳng có gì đặc biệt”.
Cho đến bây giờ, những dòng chát nói chuyện làm quen ngày đầu tiên của hai người, Trang vẫn lưu giữ đến tận bây giờ.”Hung Do: Chao em
Trang Nguyen: Chao anh
Hung Do: Em ten gi?
Trang Nguyen: Em ten Trang
Hung Do: Em la model ah?”
Trang Nguyen: Da khong, em la sinh vien. Sao anh hoi vay?
Hung Do: Tai anh thay em chup hinh giong model”.

Khi đọc những dòng chát làm quen đầu tiên này, cô sinh viên tinh nghịch đấy đã phá lên cười vì có người lầm tưởng cô là model cơ đấy. Tuy nhiên, cô cũng thấy mình tự tin hẳn ra. Kết thúc buổi nói chuyện hôm đó, Hưng đã xin nick yahoo của cô để tiện nói chuyện. “Bình thường em rất ít cho ai yahoo hay số phone của em lắm, nhưng có lẽ vì anh nói chuyện duyên quá nên em cũng không nề hà chuyện đó” – Trang nói.

Những ngày sau đó, đôi bạn trẻ này thường nói chuyện với nhau như 2 người bạn lâu ngày gặp lại. Họ nói với nhau hết chuyện này đến chuyện khác. Qua những cuộc nói chuyện xuyên lục địa, cả hai người còn phát hiện ra họ đều cùng có chung 1 sở thích là đam mê âm nhạc nữa. “Lần đầu tiên nói chuyện với em, anh ấy đã hát cho em nghe 1 bài hát tiếng Anh với giọng trầm ấm, ngọt ngào làm em ngẩn người đến vài phút. Và cứ như thế chúng em trò chuyện với nhau hàng ngày. Anh kể cho em nghe những điều về nơi anh đang sống và em kể anh nghe về Việt Nam – quê hương của chúng em”.7 ngày sau khi đôi bạn chát với nhau, Hưng đã ngỏ lời yêu Trang. “Em không biết 7 ngày có quá nhanh không khi chấp nhận 1 lời yêu. Nhưng 7 ngày đó là 7 ngày em bị anh ‘dụ dỗ dưới mọi hình thức’. Và em đã có cảm giác nhớ anh lúc nào không hay…”.

Lần đầu gặp nhau đầy bất ngờ và hạnh phúcSau khi nhận lời yêu Hưng, Hưng thông báo với Trang là 1 tháng nữa anh sẽ về Việt Nam. Mặc dù lúc ấy đã là bạn gái của Hưng nhưng cô vẫn thấy có gì quá gấp gáp. “Trong thâm tâm em đã nghĩ, ít nhất một vài tháng thì hai đứa mới gặp nhau chứ. Thấy anh có vẻ đốt cháy giai đoạn như vậy nên em lại có suy nghĩ rằng, có bao giờ em bị anh lừa để bán em sang nước ngoài không nhỉ? Đến bây giờ ngồi nhớ lại em vẫn cảm thấy buồn cười về cái ý nghĩ ấy” – Trang cười nói.

Rồi cái ngày Hưng về Việt Nam cũng đến. Biết tin Hưng về, Trang vừa muốn gặp anh nhưng cũng vừa sợ bị anh lừa lọc. “Lúc đó em cũng còn ‘chảnh’ lắm nên không ra sân bay đón anh vì lý do bận học. Em bảo anh, anh muốn gặp em thì anh về Cần Thơ nhé vì em bận học lắm. Em cũng không có thời gian để đi chơi với anh đâu”.

Cho dù cô nói nửa đùa nửa thật như vậy nhưng không ngờ Hưng vừa về tới Việt Nam là đi thẳng về Cần Thơ gặp cô ngay. “Chiếc xe hơi màu trắng đậu trước cổng trường em. Nhận ra em, anh bước xuống xe và ôm lấy em. Lúc ấy, em còn chưa kịp định thần lại chuyện gì đang xảy ra thì anh nắm tay em kéo lên xe. Anh đi cùng 2 người em của anh nên em cũng cảm thấy yên tâm hơn vì em nghĩ có họ anh không dám làm chuyện gì bất lợi cho em. Ngồi trên xe, anh nắm lấy tay em làm tim em đập loạn xạ, mồ hôi ướt cả lòng bàn tay. Nhưng sau cái giây phút đó, em trấn tĩnh lại và em cảm nhận được tình yêu từ tay anh nắm lấy bàn tay em. Nhìn ánh mắt anh nhìn em, em nhủ thầm đây là người em yêu đây mà…”.
Những ngày sau đó, mỗi khi ở bên Hưng, Trang đều cảm thấy thật hạnh phúc. Hưng lúc nào cũng chu đáo, ân cần và ngọt ngào với cô. Dù ở đâu, Hưng cũng luôn nắm lấy tay cô và cho mọi người biết rằng, người đi bên cạnh anh là người con gái anh yêu nhất.Rồi ngày Hưng cũng phải rời Việt Nam. Hôm tiễn Hưng đi, Trang đã khóc nhiều lắm. Và đôi bạn này lại tiếp tục yêu nhau xa khi mỗi người ở cách nhau nửa vòng trái đất.

Những lần chàng Việt kiều về nước và lời cầu hôn cùng đám cưới ngọt ngào

Từ ngày Hưng đi, ngày nào họ cũng trò chuyện cùng nhau qua phone, tin nhắn, rồi email. Và có vẻ như mọi thứ không bao giờ là đủ. “Dù xa anh, nhưng em luôn cảm nhận được tình yêu anh dành cho qua những cuộc điện thoại dài 4-5 tiếng đồng hồ, qua những tin nhắn mỗi khi anh đi làm không nói chuyện với em được”.

Rồi cũng đến lần thứ 2 Hưng về nước, nhưng lần gặp này, đôi bạn như đã hiểu nhau nhiều hơn. Và “Anh đã cầu hôn em. Em đã hạnh phúc biết bao khi anh đeo chiếc nhẫn nhỏ xinh vào tay em và nói: ‘Bây giờ em là vợ anh rồi nhé!’”.Lần thứ 3 Hưng về nước, đôi bạn trẻ này đã tổ chức lễ cưới. Trong lễ cưới mong đợi, họ cùng sánh bước bên nhau trong sự chúc mừng của 2 họ và trong tiếng vỗ tay của bạn bè. Họ cùng hát với nhau bài “Qua đêm nay” như 1 lời thề ước sẽ bên nhau mãi mãi…

Hiện, đôi bạn trẻ này mới chỉ bước vào cuộc sống vợ chồng được gần 2 tháng. Cuộc sống của họ vẫn đầy mật ngọt của hạnh phúc nhưng cũng có những lúc họ cũng cãi vã và bất đồng quan điểm. Tuy vậy 2 vợ chồng họ luôn biết cách nhường nhịn và biết nói lời xin lỗi nhau đúng lúc. Với riêng Trang: “Bây giờ em đang rất hạnh phúc vì em biết đã tìm được anh – người chồng luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc và luôn cho em cảm giác được bảo vệ che chở”.
Source: Afamily