Tag Archive | hạnh phúc

Đàn ông mà ko dám lấy vợ đẹp là quá hèn

“Đàn ông không dám lấy vợ đẹp là hèn. Tôi nói đến những anh thích gái đẹp nhưng không dám lấy, chứ không nói đến những người bị cuốn hút bởi vẻ đẹp toát ra từ những phụ nữ không có nhan sắc chói lòa”.

Dù vô cùng mê chuộng những tấm nhan sắc yêu kiều, nhiều quý ông Việt lại cố tình chọn những cô nhan sắc tầm tầm làm vợ, mà nguyên nhân thực sự không phải chuyện “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.bài liên quan: 8 thói quen xấu chị em nên bỏ

Đàn ông mà ko dám lấy vợ đẹp là quá hèn

Đàn ông mà ko dám lấy vợ đẹp là quá hèn

Ai là người thích ngắm các cô gái xinh đẹp nhất? Dĩ nhiên là đàn ông. Thậm chí người ta còn nói rằng,phụ nữ đẹp là để cho đàn ông ngắm nhìn, hâm mộ và yêu. Mỗi lần đi bên vợ hoặc người yêu, bị nàng véo cho thâm tím mình mẩy hoặc hờn dỗi cái tội thấy gái đẹp là mắt mũi cứ láo liên, các chàng biện hộ rằng: Là đàn ông, thằng nào chả thích gái đẹp, chẳng qua bộc lộ ra ngoài ở mức độ nào thôi.

Và quả thật, cứ có gái đẹp xuất hiện là các anh “xoắn quẩy” lên, tranh nhau đưa rước, ngồi gần, chăm sóc, khen tụng… Nếu có anh nào vẫn điềm đạm ra vẻ không để ý đến người đẹp thì chẳng qua đó cũng chỉ là cách gây ấn tượng của chàng, và đằng sau vẻ mặt thản nhiên kia là những suy nghĩ đang chạy như điện, làm sao để nàng để ý đến mình, thấy mình đặc biệt hơn mấy thằng cha tầm thường ngớ ngẩn kia…

Ấy thế nhưng rất nhiều ông khi bàn về phụ nữ đẹp – cái đối tượng mà việc chinh phục vô cùng khó khăn – lại nói bằng một giọng kiêu kỳ: “Ối giời, gái đẹp, chỉ để yêu thôi, chứ không phải để lấy làm vợ”. Lý do, hoặc là: “Vợ đẹp là vợ người ta”, hoặc là: “Đẹp thì chỉ để ngắm, để yêu, còn vợ thì cái chính là phải đảm đang tháo vát, ăn ở hết lòng với nhà chồng, phải thủy chung… Vợ thì không cần đẹp, mà cần tốt”.

Kiều Oanh, một hotgirl công sở, cho biết: “Ở cơ quan em có mấy bà, nói xấu thì không phải nhưng không chịu làm đẹp, lúc nào cũng trung thành với câu ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’, ghét em ra mặt, dù ngoài nước sơn đẹp ra thì gỗ của em cũng chẳng đến nỗi. Các bà ấy thường bóng gió rằng, đàn ông tuy có chạy theo em hàng bầy đấy, tán tỉnh cưa cẩm nịnh đầm đủ kiểu đấy, nhưng sẽ chẳng cưới em đâu, mà cưới những người như họ kia”.

Mà không phải các “bà” ấy dọa suông. Thực tế là Oanh từng bị bạn trai chia tay mà lý do thực sự cuối cùng cũng được anh thổ lộ là vì Oanh đẹp quá, lấy về anh ta sợ không giữ được vợ.

Kể lại chuyện này, cô vẫn bật cười: “Vợ đẹp là vợ người ta! Nếu nghĩ vậy thì đúng là nên kiếm cô xấu xấu mà lấy. Yếu thì không nên ra gió. Khi biết lý do mình bị ‘đá’, tôi chỉ thấy thương hại anh ta chứ không luyến tiếc gì cả, vì anh ta tự biết mình không có khả năng giữ được trái tim của người con gái đẹp, chứ không phải vì tôi có lỗi lầm gì. Anh ta sẽ kiếm một cô vợ xấu, không phải vì cô ấy có những phẩm chất tốt đẹp hơn tôi, mà vì anh ta nghĩ mình chỉ có khả năng giữ chân được gái xấu, chỉ gái xấu mới trung thành, chung thủy với anh ta thôi”.

Oanh phát biểu luôn: “Đàn ông không dám lấy vợ đẹp là hèn. Tôi nói đến những anh thích gái đẹp nhưng không dám lấy, chứ không nói đến những người bị cuốn hút bởi vẻ đẹp toát ra từ những phụ nữ không có nhan sắc chói lòa”.

Cô gái chân dài này cho biết, thực ra đàn ông Việt không phải ai cũng “yếu bóng vía” như thế cả, và cô cũng đã nhận được không ít lời cầu hôn, dù họ chưa phải là đối tượng mà cô nhắm tới.

“Đúng là nhiều bạn gái kém nhan sắc hơn tôi đã lấy chồng, có con, nhưng tôi chẳng sốt ruột. Tôi vẫn chờ đợi người đàn ông phù hợp với mình, yêu tôi thực sự và đủ bản lĩnh để tin rằng, anh ấy sẽ giữ được trái tim tôi suốt đời. Còn những anh cứ sợ vợ đẹp là vợ người ta thì dù có cưới tôi vì mê quá không dứt ra được, cuộc sống cũng khó hạnh phúc vì anh ta sẽ vì tự ti mà sinh ghen tuông, luôn kiểm soát, dằn vặt, nghi ngờ vợ, kiểu gì cũng làm tôi phát ớn”, Oanh nói.
bài liên quan: Lạ đời nhật kí kể tội con dâu
Yêu gái đẹp, cưới gái xấu, rồi lại cặp bồ với gái đẹp

Ngay từ thời học sinh, anh Thành đã nổi tiếng trong đám bạn bởi tài tán gái và câu nói: “Em nào không đẹp thì đừng mơ được tớ để mắt. Ngu dốt, xấu tính thì còn dạy được chứ xấu thì vô phương”.

Dù không phải cô gái đẹp nào Thành tán cũng đổ, nhưng suốt thời độc thân, bạn gái của Thành toàn những cô có nhan sắc nổi bật, đi đến đâu là làm người ta tấm tắc ngưỡng mộ đến đó. Anh rót mật vào tai họ, phủ hoa và quà lên họ trong những ngày lễ lạt, trau dồi kỹ thuật gối chăn để cung phụng họ trên giường… Hầu như cô nào cũng hy vọng nhận được lời cầu hôn của anh.

Thế rồi đùng một cái, trong khi đang tay trong tay với một mỹ nhân, Thành cưới vợ, một cô gái nhan sắc trung bình. Mọi người khi thấy mặt cô dâu đều hỏi nhau: “Cô ta là con ông sếp bự nào thế? Nhà cô ta chắc giàu sụ phải không?”.

Họ hỏi thế vì Thành chỉ nổi bật ở tài sát gái, còn năng lực làm việc thì bình thường, cũng chưa tích cóp đủ tiền mua nhà Hà Nội. Thế nhưng sự thực là, cô dâu cũng con nhà bình thường, cũng xuất thân tỉnh lẻ như Thành, đã yêu Thành từ nhiều năm qua trong khi anh đang mải mê chinh chiến và yêu đương với những chân dài nóng bỏng.

À ra thế, mọi người nghĩ bụng, hóa ra tình yêu chân thật, bền bỉ của cô gái ngoan đã làm cảm động trái tim chàng Don Juan, đã trói chân được con ngựa bất kham dừng chân bên bến gia đình. Thật là một cái kết có hậu.

Thế mà chỉ ít lâu sau, người ta thấy Thành lại cặp kè với một cô gái xinh đẹp, rồi ít lâu sau lại một cô gái đẹp khác. Vợ anh khổ sở, nhưng ghen cũng không lại, vì Thành khi thì vỗ về hứa hẹn, khi lại làm ra vẻ “chịu được thì chịu”, lúc khác lại chối là không có ai. Bạn bè hỏi thì anh bảo, tính anh chỉ mê gái đẹp, trời sinh ra thế không biết làm thế nào được. “Nếu chỉ thích gái đẹp thì mày cưới cái T. làm gì cho khổ thân nó ra, giờ mê cô chân dài đó sao không bỏ vợ cưới cô ta đi?”, bạn hỏi.

Thành ra vẻ ngạc nhiên: “Tao ngu gì cưới vợ đẹp, lấy về phải chiều chuộng nịnh nọt nó, bị nó quản lý như thằng tù, tốn cả đống tiền cho nó sắm sửa se sua, mà những đứa đẹp thì không có chuyện cắm cổ làm việc nhà, chăm con, thay mình báo hiếu bố mẹ, đã thế còn cắm sừng mình lúc nào không biết. Lấy con vợ chỉ cần dễ coi một chút nhưng nó ngoan, nó yêu mình, nó đảm đang chịu khó, thì lúc nào nó cũng trung thành, cúc cung tận tụy, khổ cũng cứ bám lấy mình, trên giường cũng chỉ cần mình sướng là được”.

Có quá nhiều đàn ông như Thành. Họ có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cái quan điểm “Hôn nhân là mồ chôn của ái tình” còn tồn tại. Những người đàn ông này cũng yêu, cũng si tình, nhưng mục đích đến với hôn nhân của họ lại khác. Những người đàn ông ấy lấy vợ không phải để hưởng thụ tình yêu, mà là để hưởng thụ những lợi ích khác mà một bà vợ đem lại: sự hầu hạ, chăm sóc, thay mình làm đủ thứ việc.

Họ lấy gái xấu để đáp ứng điều đó, chứ không cần vợ mình thỏa mãn cái nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu tình ái với những rung động, những xúc cảm mãnh liệt và tinh tế. Bởi những cô bồ xinh đẹp sẽ đáp ứng cho họ thứ đó, những người không sẵn sàng làm osin vô điều kiện mà thường đòi hỏi có đi có lại. Với những người đàn ông này, thỏa mãn bản thân là mục đích tối thượng, trong đó phụ nữ, dù là vợ hay bồ, cũng chỉ là phương tiện để đáp ứng nhu cầu của họ ở các khía cạnh khác nhau mà thôi.

Thế nhưng phụ nữ thời nay không còn dễ dàng chấp nhận điều đó. Dù có nhan sắc hay không, họ cũng biết rõ mình có quyền đòi hỏi ở người đàn ông sự tôn trọng. Và xã hội càng văn minh, hiện đại thì những chàng hèn chỉ dám bắt nạt, lợi dụng gái xấu sẽ càng ít đi.

Theo Tri Thức Thời Đại

Đồng Vợ Đồng Chồng Sẻ Giúp Bạn Vược Qua Tất Cả

Bờ Vực Phá Sản

Tôi đến Mỹ vào đầu năm 2010. Điều mà tôi bất ngờ nhất là cả nhà chồng phá sản sau 5 tháng khi tôi vừa đến.

Chuyện thế này. Cả chồng và bố chồng đều bị mất việc vì hãng phá sản. Cả nhà lâm vào tình thế khó khăn vì tiền dữ trữ không còn. Chuyện cưới tôi đã tốn hết tiền dữ trữ của chồng.

Đồng Vợ Đồng Chồng

Đồng Vợ Đồng Chồng

Khi chồng tôi rước tôi qua Mỹ, đã để lại nhiều thứ như MacBook Air, máy ảnh tốt, iPhone, iPad, giỏ xách,… và nhiều thứ cho cả đại gia đình tôi. Anh sắm tất cả ngót nghét cũng hơn 10K tiền quà đắt tiền. Cả nhà tôi hãnh diện vô cùng và đi đâu cũng khoe.

Trước đó 1 năm, anh tốn kém không ít khi tổ chức đám cưới, mà tiền người ta mừng đều để lại cho gia đình tôi để sửa lại nhà cửa và mua 1 chiếc Dylan mới cáo cạnh.

Khi tôi đến Mỹ, sau có thẻ SS bằng lái thì chồng tôi mua cho chiếc xe Lexus ES mới cáu cạnh (trong lúc chồng thì đi làm xe cũ cũng hơn 8 năm), túi và ví LV, iPhone, iPad,…

Khi bố và chồng mất việc, cả nhà cùng nhau tính toán chi tiêu. Tôi cảm thấy ngộp thở. Tiền nợ credit khoảng 6K chưa trả hết (vì sắm cho tôi là chủ yếu). Tiền trả nhà góp 1.2K. Các chi phí khác và ăn uống cũng ngót nghét 1K. Tiền trả xe góp cũng 600 đô mỗi tháng.

Hàng tháng tôi cũng hay gởi đồ và tiền về cho anh chị và các cháu cũng hết 300 đô.

Tuy không ai dám nói gì nhưng tôi biết tôi là kẻ tiêu tiền nhiều nhất vì mọi khoản nợ credit và tiền xe trả góp đa số cho tôi.

Tôi hoảng sợ và sốc vô cùng. Tôi hãnh diện với đám bạn bè trên facebook thế này thế kia giờ tan biến. Không dám log vào facebook nữa vì không dám than.

Tiền dư trong ngân hàng cả nhà chưa tới 2K (do chồng tôi chi cho tôi nhiều quá trong mấy tháng đầu). Tiền thất nghiệp 2 người chỉ khoảng 2K tổng cộng. Tiền làm thêm bên ngoài của má chồng khoảng 600. Còn tôi thì chưa làm gì ra tiền.

Tháng đầu còn cầm cự được. Đến tháng thứ 2 sinh ra nhiều mâu thuẫn. Gia đình tôi giục tôi về VN sống vì sống trong nợ nần không thích và xấu hổ với hàng xóm và bà con. Chồng tôi lầm lì và không còn nồng cháy với tôi khiến tôi rơi vào trạng thái lơ lửng như không còn được ân cần.

Những trận cãi vã với nhau nhiều hơn. Giận lẫy nhiều hơn. Nhiều lúc tôi muốn đi về lại VN nhưng không có tiền. Xin tiền ba mẹ và anh chị thì họ than kinh tế đi xuống vật giá leo thang.

Tôi đi làm nail. Làm được 2 tuần mũi sưng tấy lên phải vào bịnh viện. Thế là sạch hết tiền làm được cho việc mua thuốc và bịnh viện. Tôi xin đi làm hầu bàn. Nhà tôi ở VN thì phản đối vì nói Việt Kiều mà làm hầu bàn thì nhục lắm. Ở đây bọn Mỹ trắng đi làm hầu bàn là chuyện bình thường trong lúc khó khăn mà không có ai nhục ai khi.

Lại thêm mâu thuẩn và giằng xé với gia đình bên VN nữa, tôi trở nên cô đơn và cô độc.

Chồng tôi dắt tôi đi dạo và nhỏ nhẹ như muốn năn nỉ và quỳ lạy. Tôi không hiểu chuyện gì. Chồng tôi khóc và sau khi định thần thì nói: “Anh và em cùng nhau xem lại chi tiêu. Anh sắp hết tiền thất nghiệp, nợ trả không hết. Anh chưa xin việc làm mới. Em về VN cũng được anh mua vé. Nhưng …. em ở hay đi, anh van xin em bán chiếc xe Lexus để giảm bớt nợ hàng tháng”.

Thế là chiếc Lexus bán lại cho Carmax. Chi phiếu đó chỉ đủ trả hết tiền thiếu. Thế là giảm bớt 600 mỗi tháng.

Sau đó cả hai vợ chồng cắt luôn 2 cell phone, chịu phạt 400 để tránh trả 200 mỗi tháng suốt 13 tháng còn lại. Cả hai chỉ có cell phone trả tiền từ phút mua thẻ mà không dám gọi ai vì sợ hết phút. Internet và điện thoại bàn cắt. Internet thì lâu lâu xin xài ké sóng từ nhà hàng xóm.

Cable (truyền hình cáp) cắt để giảm 80 mỗi tháng. Nhiều dịch vụ tiện ích cũng cắt giảm để giảm chi tiêu.

Cả nhà tổ chức gara sale 3 lần để bán bớt đồ trong nhà. Bán 3 lần cũng được hơn 1000 đô, làm giảm bớt sự lo lắng cho cả nhà.

Tôi cảm thấy thương chồng hơn là giận lẫy và tự ái. Tôi lẵng lặng sát cánh cùng chồng giảm chi tiêu, làm thêm,…

Hai vợ chồng ra nhà băng cho vay tiền mua nhà điều đình để giảm nợ. Sau 2 tuần thì giấy tờ làm lại để tiền trả hàng tháng giảm xuống còn 900 đô nhưng kéo dài thành 30 năm thay vì chỉ còn 10 năm là trả góp dứt.

Tôi thấy nếu hai vợ chồng thương nhau thật sự thì cùng sát cánh vượt khó trong giai đoạn khó khăn này. Ở đời ai cũng phải qua vài lần khó khăn.

Gia đình tôi bên Việt Nam thì hơn 6 tháng tôi không gởi quà, tiền thì cũng hết thương tôi như lúc trước. Chỉ có mẹ tôi hiểu và động viên tôi gắn bó với chồng và đừng bỏ chồng chỉ vì thất thế sa cơ một thời gian ngắn.

Thương cho chồng tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền để có tôi. Nếu anh cưới vợ ở đây thì vợ cũng đã có việc lâu và đã có tích luỹ thì không rơi tình cảnh bán bớt nhiều thứ.

Cả nhà phải cật lực tìm cách cắt giảm mọi thứ để thu nhập có được đủ duy trì nhà, ăn uống, bảo hiểm, và một ít dịch vụ tiện ích.

Tôi đi làm hầu bàn cũng được 600 tiền check mỗi tháng và tiền bo từ khách thêm 400-600 nữa. Chồng tôi thì phụ việc sửa nhà và làm hầu bàn cuối tuần. Bố mẹ chồng làm lặt vặt cũng thêm một ít. Thế là mọi người biết nhân nhượng, giảm chi tiêu,… cũng duy trì cuộc sống và giữ được nhà trả góp (thay vì mất trắng).

Bây giờ, nếu cả nhà mỗi tháng dư dành được 100 là mừng lắm. Mọi người đều ráng dành dụm để khi tôi có con thì có tiền lo cho con. Giờ tôi không dám có con nhưng tương lai gần phải có vì đó là mong mỏi của tôi.

Đã hơn 18 tháng, tôi chưa hề biết mua áo quần mới. Chỉ mặc đồ người ta cho hay mua ở chợ đồ cũ. Giày dép cũng vậy. Hai vợ chồng chưa dám đi xem phim, ăn nhà hàng rẻ tiền,… Nhưng tôi không có buồn, cảm thấy như vậy là tốt trong giai đoạn khó khăn này.

Sắp đến Tết Quý Tỵ (chỉ còn ít tuần nữa thôi). Nhà tôi ở VN đòi tôi cho 30 triệu tiền Việt Nam ăn Tết. Tôi nói bây giờ 3 triệu đối với tôi rất là lớn và 30 triệu là con số khổng lồ trong lúc này. Thế là sinh ra mâu thuẫn và giận hờn. 18 tháng qua, tính từ lúc này, tôi chỉ viết ít lá thư và ít lần gọi ít phút. Tôi biết ba mẹ tôi và anh chị em trong nhà mắc cỡ với hàng xóm vì có Việt Kiều mà chẳng sung sướng bao lâu (chỉ sung sướng trong lúc cưới tôi).

Tôi chỉ mong sau Tết, tôi có bầu. Nhưng cuộc sống trong giai đoạn khó khăn này căng thẳng quá, chờ hoài không thấy có bầu. Tôi có buồn nhưng chồng tôi an ủi khi chồng có việc tốt tinh thần thoải mái là có bầu ngay.

Viết ra những dòng này tôi không cầm được nước mắt… Khóc cho ai? Hay chỉ mủi lòng mơ cao sang ở Mỹ rồi chợt tan biến?

From laychongvietkieu.wordpress.com

Các Lý Do Phụ Nữ Và Đàn Ông Tại Vietnam Lấy Chồng Hay Vợ Việt Kiều

Theo số liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

Vợ Việt Kiều

Vợ Việt Kiều

Không có số liệu cụ thể xem có bao nhiêu đàn ông và bao nhiêu phụ nữ từ Mỹ bảo lãnh cho hôn phu, hôn thê mình sang đoàn tụ, nhưng từ thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy số đàn ông về Việt Nam cưới vợ vẫn chiếm phần đông hơn số phụ nữ về Việt Nam lấy chồng.

Lấy chồng ngoại vì muốn một nền giáo dục tốt

Phạm Lan Chi, 26 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Westminster, làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, là người có ý nghĩ muốn sang Mỹ vì lý do này.

Bằng giọng nói của người Nam pha chút âm hưởng Huế, Lan Chi kể: “Tôi quen với anh qua sự giới thiệu của một người anh họ ở Mỹ. Khi đó tôi đang học đại học năm thứ 4 khoa toán của trường Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, và theo học năm thứ 3 khoa ngoại ngữ của một trường đại học tại chức. Từ nhỏ tôi đã là một đứa học giỏi, ngay cả khi vào đại học tôi cũng chỉ chú tâm vào chuyện học, không hò hẹn yêu đương gì hết.”

Theo lời Lan Chi, chính vì biết cô ham học, có ước mơ sẽ học lên cao nên gia đình có ý tìm cách cho cô “kết hôn giả” với một người Mỹ gốc Việt, để cô có cơ hội sang Mỹ thực hiện ước mơ của mình.

“Lúc nghe tin đó tôi vui lắm, bởi tôi ước mơ là không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn phải học lên cao học và tiến sĩ. Mà có cơ hội lấy được những tấm bằng đó ở Mỹ thì còn gì bằng,” Lan Chi kể tiếp.

Tuy nhiên, khi bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu, Lan Chi “bị rơi vào luyến ái với anh ấy.”

“Ngoài những lần nói chuyện qua email, điện thoại, tôi gặp anh ấy được hai lần ở Việt Nam, mỗi lần được chừng 10 ngày đến nửa tháng. Không chỉ trong mắt tôi, mà với cả gia đình dòng họ tôi, anh là một người quá tuyệt vời. Anh không chỉ là người đẹp trai, cao ráo, mà anh lại còn sẵn sàng giúp lau nhà, rửa chén, ẵm cháu trong những ngày về quê thăm tôi. Ai cũng bảo tôi có phước.” Lan Chi hồi tưởng.

“Thế là thay vì làm hôn thú giả để sang Mỹ đi học, thì chúng tôi lấy nhau thật.” Lan Chi sang Mỹ theo diện hôn thê vào Tháng Tư, 2005.

Lấy chồng ngoại vì muốn được tôn trọng

Thu Võ, đang làm việc tại một hãng điện tử ở Austin, chấp nhận lời giới thiệu và muốn lấy chồng Mỹ gốc Việt vì hình ảnh người em rể Việt kiều của cô mang lại.

Thu Võ, 40 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài tại Sài Gòn trước khi theo chồng sang định cư tại Texas.

Xuất thân từ vùng quê Trà Vinh, Thu Võ cùng em gái mình được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai chị em đều có bằng cao học kinh tế. Với nền học vấn đó, chuyện trở về quê lấy chồng trở thành một điều gì “không chấp nhận” được đối với cả hai chị em.

“Em tôi lấy chồng là một người Canada gốc Việt, cùng làm việc trong công ty đa quốc gia. Tôi nhìn thấy được ở em rể tôi hình ảnh của một người đàn ông có trách nhiệm, không cố tình tìm cách ‘control’ vợ mình, giữa hai vợ chồng họ có sự tương thân tương kính, chồng giúp vợ nhiều công việc trong gia đình từ dọn dẹp nhà cửa, chăm con, đến đi chợ. Khác rất nhiều với hình ảnh những gia đình dưới quê tôi.” Thu tâm sự.

“Thêm vào đó, sau bao năm ở Sài Gòn, quen với nếp sống đó, quen với cách làm việc hiện đại đó, tôi thấy mình khó có thể kết hôn được với một người đàn ông nơi quê nhà. Mà vả lại, chắc cũng chẳng ông nào chịu cưới một người vợ có học vị bằng cấp cao hơn mình, mà lại quá lứa như tôi nữa.” Thu cười nắc nẻ.

Thế là theo sự giới thiệu của người em rể, Thu làm quen và chấp nhận lời cầu hôn của một Việt kiều Mỹ, là bạn của em rể Thu, cũng có những tư chất của một người đàn ông trưởng thành tại đất nước tự do mà cô tưởng tượng.

Lấy chồng ngoại vì muốn đi Mỹ

Ðây là trường hợp Thoa Ðặng, 38 tuổi, đang làm thợ nail tại Irvine.

Nếu như Thoa Ðặng, từ Ðà Lạt, được ba mẹ cho vào Sài Gòn học hành từ năm 18 tuổi với ước mơ con cái thành danh thì cô lại mang trong đầu suy nghĩ, “Ở Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho những người học cao, mà cái chính là nhờ vào sự may mắn, nếu như không có quan hệ kiểu ‘con ông cháu cha.’” Mặc dù cố gắng tốt nghiệp khoa Marketing tại một trường đại học, Thoa cho rằng cô học chỉ để ba cô “vui thôi.”

Thêm vào đó, chuyện cố gắng để Thoa vào Sài Gòn ăn học là còn vì “ba mẹ tôi muốn tôi sẽ kiếm được một người chồng thuộc gia đình giàu có.” Tư tưởng “phải là người có tiền bạc thì mới được người ta trọng vọng” được gieo vào đầu Thoa từ chính ba mẹ cô.

Tốt nghiệp đại học, Thoa tự làm công việc kinh doanh riêng bằng nghề buôn bán mỹ phẩm. Thoa tự hào là mình có thể kiếm được tiền nhiều hơn đám bạn cùng học đại học. “Mỗi tháng tôi kiếm được khoảng $500, trong khi bạn bè tôi làm văn phòng tiền lương chỉ khoảng $150-$200.”

Nhưng với tiền lương đó, Thoa cho rằng cô không thể có xe hơi hay nhà đẹp như nhiều người. “Có những người quen nói với tôi rằng ở Mỹ họ đi làm nail, mỗi tháng kiếm được không dưới $2,500, nếu chịu đi qua những tiểu bang miền Ðông thì tiền kiếm được còn nhiều hơn.” Thoa kể.

Chính từ suy nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho những nhu cầu về vật chất mà Thoa không ngần ngại đồng ý khi có một người Mỹ gốc Việt lớn hơn cô 13 tuổi về hỏi cô làm vợ.

Thoa Ðặng sang Mỹ vào đầu năm 2006, và bắt tay vào việc đi học và làm nail kiếm tiền chỉ nửa năm sau đó, cho đến tận bây giờ.

Lấy chồng ngoại vì duyên số

Ðây là trường hợp của Jenny Võ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, và Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley.

“Duyên số” là câu trả lời ngay lập tức của Jenny khi được hỏi “Lý do vì sao lại chọn lấy chồng Việt kiều?”

Sang Mỹ giữa năm 2007, Jenny vừa học xong chương trình hai năm của trường Golden West College, hiện đang theo học những lớp chuyên về thuế, trong lúc chờ vào trường Ðại Học Fullerton năm tới.

Jenny nhớ lại, “Tôi biết anh từ năm 19 tuổi, anh hơn tôi sáu tuổi, học cùng trường đại học, nhưng không cùng lớp. Thoạt đầu cũng chỉ là bạn bè quen biết qua bạn bè thôi. Sau gần ba năm biết nhau như vậy, đến một hôm, anh đến nhà tôi vào buổi tối để nói cho biết là sáng hôm sau anh… đi Mỹ.”

Khi đó là năm 1997. Theo lời Jenny, hai người vẫn email thư từ qua lại như những người bạn. “Ðến năm 2003 lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh hỏi tôi có chịu làm vợ ảnh không. Hỏi vậy nhưng ảnh cũng nói thêm là phải chờ ảnh học xong đại học, có công việc làm rồi thì mới cưới.” Jenny kể. Cô đồng ý làm vợ, đồng ý chờ, nhưng kèm theo một điều kiện “không làm dâu” sau khi cưới.

Với Cẩm Phạm, suy nghĩ sẽ lấy chồng nước ngoài hay đi nước ngoài không hề có trong suy nghĩ của cô, bởi “không hiểu sao hồi trước tôi không có ấn tượng tốt về những anh Việt kiều vì thấy mấy anh về Việt Nam thì hay tỏ vẻ ăn chơi, khoe khoang, nhìn thấy không có thiện cảm.” Không thiện cảm với “Việt kiều,” nhưng Cẩm cũng “không thích hình ảnh người đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt bê tha” đập vào mắt cô hàng ngày.

“Khi các anh chị trong nhà giới thiệu tôi làm quen với anh là một kỹ sư ở Mỹ, tôi cũng chỉ nghĩ là làm bạn thôi, vì hai gia đình chúng tôi khác đạo, đó đã là rào cản đầu tiên.” Cẩm nhớ lại.

Tuy nhiên, “chắc là do duyên số,” như Cẩm nói, sau bốn tháng trò chuyện qua lại trên điện thoại, anh, hơn Cẩm năm tuổi, từ San Jose về Việt Nam gặp cô.

Và chỉ hai tháng sau, anh chàng đang làm công việc kỹ sư điện toán đó cùng người mẹ quay trở về Việt Nam lần thứ hai để làm lễ đính hôn với Cẩm.

“Ðến cuối Tháng Tám, 2008 thì tôi sang Mỹ theo diện hôn thê.” Cẩm tươi cười kể lại chuyện mình.

Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley, cho rằng cô “hạnh phúc” vì “lấy được người chồng tốt, biết cảm thông.”

“Ngay từ lúc làm quen nhau, chúng tôi đã bàn về chuyện nhiệm vụ mỗi người là gì trong gia đình, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nên không có gì bỡ ngỡ hết.” Theo lời Cẩm, chồng cô là người từng bước hướng dẫn cô thích nghi với cuộc sống mới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Thêm một điều “may mắn” là ngay từ đầu Cẩm không phải sống chung với gia đình chồng nên chuyện “mẹ chồng nàng dâu” cũng không xảy ra.

Dẫu vậy, Cẩm vẫn thấy mình có nhiều điều lo lắng hơn khi còn sống tại Việt Nam, nhất là chuyện học hành và kiếm việc. “Tôi thật sự cảm thấy nản vì đến giờ này vẫn chưa có được một công việc như ý, tất cả còn rất bấp bênh.” Cẩm nói thêm.

Mang ước mơ phải kiếm được nhiều tiền khi sang Mỹ, Thoa Ðặng dường như đang hài lòng với mục đích đó.

Thoa giải thích, “Tiền đối với tôi là quan trọng. Rõ ràng hiện nay tôi đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với lúc còn ở Việt Nam. Chồng tôi cũng nghĩ như tôi. Anh không có bằng cấp gì như nhiều người sang đây từ lúc 20 tuổi, chỉ đi làm thợ tiện thôi, nhưng tiền tích cóp xưa giờ đủ để mua nhà ở và nhà cho thuê từ lúc nhà còn rẻ. Tiền tôi đi làm thì tôi vẫn dành dụm để đó, mua sắm những thứ tôi thích.”

“Không cần biết làm nail hay làm bác sĩ, nhưng cách mình chi xài, sắm sửa khiến người ta không thể khi dễ mình được khi trở về Việt Nam thăm nhà. Bỏ nhiều năm ra học bác sĩ, nhưng nợ ngập đầu, rồi cái gì cũng ki bo, tiết kiệm là điều tôi không thích,” Thoa cười nói thêm.

Với Thu Võ, người đang chuẩn bị làm mẹ ở tuổi 40, cũng cho rằng mình không hề có chút tiếc nuối gì khi lấy chồng Mỹ gốc Việt.

“Tôi cám ơn trời đất cũng thương cho tôi gặp được anh, có được những điều giống như tôi mơ ước. Mấy năm qua, cả hai chúng tôi đều đi làm, cùng kiếm tiền, cùng phụ nhau trong mọi công việc nhà, chứ không phải kiểu như phần nhiều ông chồng ở Việt Nam, đi làm về chỉ ngồi đó chờ cơm, chờ vợ cung phụng. Nói thiệt, tôi cầu mong sao cho người phụ nữ ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn được đối xử bình đẳng hơn bây giờ, và mấy ông chồng ở Việt Nam làm sao được như một phần mấy ông ở đây cũng là phước lắm cho phụ nữ chúng tôi.” Thu chia sẻ.

***

Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xã hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đã bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam cưới vợ, cũng như lý do lấy chồng Mỹ gốc Việt của những cô gái Việt Nam.

Từ những cuộc tiếp xúc, trò chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn – Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse – Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).

Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nhìn sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó, có cả tiếng nói của những người đàn ông Mỹ gốc Việt thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống,” đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn tìm được cho mình người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nhìn cởi mở, tự do hơn về vấn đề bình quyền nam nữ.

Lấy chồng Mỹ gốc Việt, chính vì vậy, không chỉ là một “ân huệ,” hay “trúng số” như nhiều người vẫn nghĩ.

From laychongvietkieu.wordpress.com

Việt kiều Mỹ khó lấy vợ người Việt

Nam Viet Kieu Mỹ khó lấy nữ VK Mỹ vì nữ Viet Kieu Mỹ rất quậy. Phụ nữ VN qua tới Mỹ rồi là chuyển hệ quay 180 độ, bơm ngực bơm đủ thứ, phấn son lòe lẹt, tiếng Việt hổng rành mà tiếng Mỹ cũng không rành. Không cần phải bàn thì ai cũng biết là bản chất của người VN thay đổi rất nhanh.

cưới vợ Việt Nam

cưới vợ Việt Nam

Nam Viet Kieu Mỹ khó lấy vợ VN vì ở VN con gái quậy 1, qua tới Mỹ thì quậy 10.

Nam Viet Kieu Mỹ đi cày như trâu mới có tiền để sống, mặt mày ngó vô thì thấy giống như trái xoài xanh vú khí đá, so sánh với nam VC thì thua xa về mặt béo bổ đẹp trai. Nếu có lấy vợ VN được thì chắc chắn không phải vì mấy cô thấy mấy anh đẹp trai.

Nam Viet Kieu Mỹ dại gái, chỉ thích gái đẹp và sexy, đẹp là trên hết, cho nên khi ván đã đóng thuyền rồi thì hay bị mấy nàng đá đít. Ván đã đóng thuyền ở bên Mỹ gỡ ra rất dễ, không có khó như ở VN. Vì sao dễ, vì bên Mỹ ván bị gở ra rồi, chàng vẫn bị luật pháp bắt nuôi nàng, cho dù nàng có đi cặp thằng bồ mới hay đi làm gì chui có tiền mua vàng đeo đỏ cổ, chàng vẫn phải nuôi nàng.

Nam Viet Kieu Mỹ lấy vợ Mỹ rất khó. Phụ nữ Mỹ không có thấy nam Vietkieu Mỹ hấp dẫn, cái mặt như trái xoài xanh vú khí đá thì làm sao mà hấp dẫn phụ nữ Mỹ được. Ngược lại Nam Vietkieu Mỹ thì lại thấy phụ nữ Mỹ rất xấu, mập phì, ít có ai mình dây, tóc dài thướt tha. Họ lại không biết nói chuyện ngọt, da thịt lại nhão nhẹt vì ăn uống thức ăn công nghiệp. Còn phụ nữ VN thì nổi tiếng thế giới biết nói chuyện ngọt và xạo không ai biết, da thịt lại săn, nhờ ăn cơm ăn cá ăn rau.

Tốt nhất là nam Vietkieu Mỹ đừng nên dại gái ham lấy vợ đẹp sexy, và nên lưu ý là những người phụ nữ xấu – và không ở thành phố lớn – thường có trái tim đẹp hơn.

Còn nếu không bỏ được chứng bệnh dại gái thì nam Vietkieu Mỹ không nên nói đến chuyện lấy vợ, mà hãy nên áp dụng kiểu tiền trao cháo múc, nhưng phải thật cẩn thận, vì tỷ lệ bệnh si đa ở VN hiện nay rất cao. Nói cho cùng thì cái mà mấy anh Vietkieu nghĩ là của lạ thật sự không còn phải là của lạ, mà là đã bị các đại gia, cán bộ lắm tiền nếm qua hết rồi.

—————–

Bổ túc ngày 17-3-2008

Đàn ông Tây Mỹ cũng có lấy vợ VN, tuy ít so với Vietkieu hay Hàn Kiều. Nhưng trong vấn đề này thì họ khôn hơn mấy anh Viet kieu ở những điểm sau:

Họ có thể lấy vợ xấu, chứ không nghĩ phải lấy vợ trẻ đẹp sexy, giá nào cũng lấy như mấy anh VK. Họ trọng cái đẹp về trái tim, về trí óc.

Nếu họ muốn có vẻ đẹp sexy thì họ ưu tiên áp dụng kiểu “tiền trao cháo múc”. Có đi VN, họ đi du lịch, kèm với màn vui chơi kiểu “tiền trao cháo múc”. Với tâm lý đi VN như vậy họ không bị sức ép như mấy anh Viet kieu đi VN để kiếm vợ.

Với cách lấy vợ khác, cách mua dâm khác, khá thông minh như vậy, cho nên Tây Mỹ nếu có lấy vợ VN, thì họ ít khi bị mất vợ như mấy anh VK.

From laychongvietkieu.wordpress.com

Việt kiều về Vietnam lấy vợ là một cách cân bằng giới tính

Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Hiện ông vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Mời nghe cuộc trò chuyện thân tình của ông.

kiều về nước lấy vợ Vietnam

kiều về nước lấy vợ Vietnam

Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Sinh năm 1976 tại Đồng Tháp, sáu tuổi theo gia đình sang Mỹ, năm 16 tuổi, anh nhận được học bổng toàn phần ngành Xã hội học Đại học Berkeley (California) và đến năm 25 tuổi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Việt kiều về nước kết hôn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một nhà xuất bản uy tín của Mỹ đã đề nghị anh viết lại luận án này thành sách và in với số lượng 300 ngàn bản. Công trình nghiên cứu thứ hai về Việt Nam mang tên Gia đình trong thời toàn cầu hóa cũng đã được anh viết lại thành sách và sẽ ra mắt vào tháng 5 tới.

Thái Cẩm Hưng hiện đang là Trưởng khoa Xã hội học kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á của Trường đại học Pomona (thành phố Claremont, bang California). Để thực hiện những công trình nghiên cứu trên, anh và nhóm cộng sự 12 người đã làm việc rất tích cực trong suốt hơn 10 năm qua. Bản thân anh đã về Việt Nam gần 80 lần, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn trực tiếp với các cô dâu đang chờ bảo lãnh ở Việt Nam và chú rể ở Mỹ.

Hiện Thái Cẩm Hưng vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Trong dịp về nước lần này, anh đã dành cho Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần một cuộc trò chuyện.

Sang Mỹ khi bắt đầu đi học và năm 16 tuổi đã giành được học bổng tại một trường đại học danh tiếng, chắc anh được gia đình tạo điều kiện tập trung cho việc học hành?

Tôi là con thứ tư trong gia đình có năm anh chị em. Cha tôi và mẹ kế không mấy quan tâm đến việc học hành của các con. Gia đình tôi sống trong khu nhà mà Chính phủ Mỹ dành cho người mới nhập cư, nơi đa số là người da đen. Đây là nơi tôi có những người bạn tốt đầu tiên trong đời: các bạn gái da đen lớn tuổi hơn tôi một chút. Gia đình tôi rất phức tạp. Sự thiếu thốn và thất học dẫn đến cãi vã, bạo lực triền miên.

Do không khí gia đình luôn căng thẳng nhưng riêng tôi lại thích chuyện trò, thích chia sẻ nên có nhiều bạn thân từ rất sớm. Tôi có một người bạn da trắng con nhà khá giả, trí thức trong vùng. Gia đình người bạn này rất cởi mở và yêu mến tôi. Nhờ những lần đến nhà bạn chơi và tham gia vào các dịp lễ, các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung lưu trong xã hội Mỹ, tôi nhận ra rằng có một thế giới tươi sáng bên ngoài gia đình. Đó là động lực đầu tiên khuyến khích tôi cố gắng vươn lên. Tôi trở thành đứa trẻ duy nhất trong nhà thích học và đọc sách.

Năm tôi 12 tuổi thì gia đình càng khó khăn hơn. Cha tôi bắt tôi phải làm việc cho ông chú họ ở chợ trời. Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, tôi đều phải làm việc từ 6 giờ sáng đến tận khuya. Công việc bốc dỡ hàng hóa nặng nhọc, nhàm chán, không còn thời gian vui chơi nên tôi rất ấm ức. Từ lúc đó, tôi hiểu rằng con dường duy nhất để thoát ra khỏi cuộc sống vất vả là phải cố học thật giỏi. Vậy là tôi cố gắng học hết sức mình với khao khát thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt.

Ngạn ngữ có câu “Gỗ tốt không mọc trên đất phì nhiêu”, xem ra điều này có vẻ đúng với trường hợp của anh?

Năm 15 tuổi, tôi rời khỏi gia đình khi tự sống được bằng ba công việc làm thêm một lúc, đó là trực điện thoại ở một tiệm bán thuốc, phụ việc tại một văn phòng quy hoạch và bán vàng tại một tiệm vàng dành cho người da đen. Công việc càng vất vả thì tôi càng cố học để sớm chấm dứt sự vất vả đó. Do hoàn cảnh thúc ép, tôi rất biết cách quản lý thời gian và có khả năng tập trung cao độ. Kết quả học tập của tôi tại trường luôn tốt và nhờ đó mà tôi luôn lạc quan về tương lai của mình. Năm 16 tuổi tôi đoạt giải nhì môn Toán, giải nhất môn hùng biện toàn bang Mississipi và giành được học bổng toàn phần tại Đại học Berkeley. Khi đó, tôi khá đắn đo, không biết nên theo ngành toán hay ngành học về xã hội. Sau khi cân nhắc, tôi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nghiên cứu về số phận con người, về xã hội nên quyết định chọn xã hội học.

Tôi không ngại kể về tuổi thơ và hoàn cảnh xuất thân của mình. Tôi không cảm thấy mắc cỡ, tự hào hay cay đắng, mà coi đó là một trong những điều kiện tạo nên tính cách con người tôi như ngày hôm nay. Tôi nghĩ gia đình là nền tảng quan trọng, nhưng nếu không có được nền tảng đó, người ta vẫn có thể tìm được sự bù đắp ở bên ngoài. Trong tất cả các giai đoạn của đời mình, tôi luôn được những người bạn tốt khuyến khích và động viên. Qua họ, tôi tin rằng cuộc sống công bằng, những nỗ lực tự thân sớm muộn rồi sẽ mang lại kết quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở Mỹ cũng rất tốt, nhiều người thầy hướng dẫn tận tâm và giỏi nghề đã giúp tôi phát huy được hết năng lực của mình.

Được biết năm 19 tuổi anh đã xách balô một mình đi du lịch vòng quanh thế giới. Dường như chuỗi ngày vất vả của anh đã sớm kết thúc và khát khao về một cuộc sống tươi sáng cũng sớm thành hiện thực?

Học bổng của Trường Berkeley đủ để tôi chuyên tâm học mà không cần phải làm thêm. Năm 1996, tôi tốt nghiệp đại học và quyết định đi du lịch qua 52 nước ở năm châu lục và cả Bắc cực bằng tám ngàn USD dành dụm từ học bổng. Chuyến đi kéo dài gần tám tháng với sự tiết kiệm tối đa. Tại một số nước châu Phi như Mozambique, một ngày tôi chỉ tiêu có hai USD cho việc ăn ở. Sau chuyến đi này tôi rút ra được hai điều. Thứ nhất là có rất nhiều người vẫn sống hạnh phúc với mức vật chất tối thiểu, bằng chứng là tại châu Phi, tôi đã gặp những người chỉ được ăn một bữa mỗi ngày nhưng vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Thứ hai, Mỹ không phải là trung tâm của thế giới vì còn có nhiều nơi khác tiến bộ hơn, có những hoạt động đậm đà màu sắc hơn.

Việt Nam là điểm cuối cùng tôi đến trong chuyến đi đó. Trong mười ngày về nước, tôi đã đi từ Sapa đến Cà Mau bằng xe buýt và rất ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên dọc đường. Cũng trong dịp về nước lần ấy, tôi được gặp lại người mẹ đã mất liên lạc từ năm bốn tuổi. Chuyến đi này còn quyết định con đường nghiên cứu của tôi về sau sẽ gắn liền với Việt Nam. Trước đó, tôi đã lấy được học bổng cao học và tiến sĩ của Đại học Berkeley và đề tài nghiên cứu về phụ nữ châu Phi cũng đã được duyệt. Khi đổi hướng nghiên cứu, tôi phải mất nhiều thời gian thuyết phục các giáo sư trong khoa vì tôi được nhắm đào tạo thành chuyên gia Xã hội học về châu Phi. Thế nhưng, sau khi nghe tôi trình bày cặn kẽ về ý tưởng đề tài ở Việt Nam, mọi người đều vui vẻ tán thành.

Chỉ sau mười ngày về nước mà anh đã quyết định thay đổi cả đề tài luận án tiến sĩ. Vậy anh chọn đề tài nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn là do động cơ làm khoa học hay có cả động cơ cá nhân?

Trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh, có lần, khi ngồi trong quán cà phê, tôi gặp một nhóm người trẻ tuổi đến làm quen. Họ hỏi tôi về Việt Nam để cưới vợ hay để tìm kiếm “one night relationship” (tình một đêm). Tôi rất ngạc nhiên vì trước đó chưa hề có ý niệm gì về xu hướng Việt kiều về nước lấy vợ hay hẹn hò. Máu nghề nghiệp trỗi dậy, tôi hỏi họ nhiều điều xung quanh chủ đề này và nhận ra đây là một hiện tượng xã hội đáng để nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng có một chút động cơ cá nhân là muốn được về nước thường xuyên hơn để thăm mẹ và tìm hiểu thêm về Việt Nam. Thật sự tôi rất thích cuộc sống ở đây.

Khi đó dường như anh mới hơn 20 tuổi, tiếng Việt chưa thật trôi chảy, các mối quan hệ ở Việt Nam cũng chưa nhiều, vậy công việc nghiên cứu của anh diễn ra như thế nào?

Đề tài Việt kiều thu nhập thấp về nước lấy vợ nhanh chóng tìm được quỹ tài trợ. Tôi có một nhóm cộng sự 12 người, năm người ở Mỹ, bảy người ở Việt Nam giúp tôi thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Địa bàn nghiên cứu của tôi là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đối tượng nghiên cứu là các cô dâu đang ở Việt Nam chờ bảo lãnh và chú rể đang ở Mỹ. Với sự giúp đỡ của Cục Di dân Mỹ, tôi có danh sách của hơn một trăm cặp vợ chồng đang làm thủ tục nhập cư. Việc phỏng vấn những người phụ nữ đó diễn ra khá dễ dàng. Tôi không phải gọi điện hay gửi thư trước, mà đến thẳng nhà họ, tự giới thiệu và đề nghị phỏng vấn. Hầu hết các cô dâu đều niềm nở tiếp chuyện. Ngược lại, họ cũng hỏi tôi rất nhiều về cuộc sống ở Mỹ, đời sống vợ chồng kiểu phương Tây… và nhiệt tình cung cấp cho tôi số điện thoại, địa chỉ của chồng họ ở Mỹ để tôi thực hiện phỏng vấn khi trở về Mỹ. Càng làm công việc này tôi lại càng thấy mê. Với tôi, mỗi cuộc đời đều có những câu chuyện đáng lắng nghe, dù đó là những cuộc đời rất bình thường hay nhân vật chính thuộc tầng lớp ít được chú ý trong xã hội.

Trái với câu “vạn sự khởi đầu nan”, việc nghiên cứu của anh lại có khởi đầu khá suôn sẻ?

Phần khó khăn nhất trong quá trình thu thập dữ liệu là khâu phỏng vấn các chú rể Việt kiều. Dù rằng tất cả những người này đã được vợ ở Việt Nam gọi điện giới thiệu trước về tôi nhưng cuối cùng, tôi chỉ phỏng vấn được 40% số chú rể trong danh sách mà thôi. Lý do là hầu hết những nam Việt kiều thu nhập thấp ít nhiều đều mặc cảm về vị trí xã hội của họ trên đất Mỹ nên rất ngại nói về bản thân. Với những người đồng ý trả lời phỏng vấn thì đa số đều rất đề phòng và tỏ ra không muốn chia sẻ với tôi – người làm công việc nghiên cứu mà họ cho rằng có cuộc sống quá khác biệt so với họ. Tôi thường phải kể về xuất thân của mình để tạo được sự đồng cảm, nhưng cũng có trường hợp không thành công. Một người sau khi nghe tôi tự giới thiệu về nghề nghiệp liền hỏi năm rồi tôi về Việt Nam bao nhiêu lần.

Tôi biết những Việt kiều này thường phải rất chắt bóp để mỗi năm có thể về nước được một lần nên đắn đo không biết nên trả lời thật là tôi đã về Việt Nam ba lần hay nói dối là ít hơn. Cuối cùng đứng ở góc độ một nhà khoa học, tôi quyết định mình phải trung thực để anh ta biết tôi nghiêm túc với công việc khảo sát như thế nào. Nghe xong, anh ta liền nổi nóng và lớn tiếng rằng tôi và anh ta chẳng có gì chung, chẳng có gì để nói, rồi mời tôi rời khỏi nhà ngay, không để cho tôi giải thích tiếng nào!

Dường như các cô dâu đều ít nhiều háo hức về chân trời mới trong khi đa số chú rể mà anh phỏng vấn lại không mấy tự tin về vị trí xã hội của họ ở Mỹ. Theo những gì anh quan sát được thì các cuộc hôn nhân xuyên lục địa này có mang lại hạnh phúc cho hai bên không?

Đầu tiên, xu hướng kết hôn này khắc phục được tình trạng mất cân bằng giới tính trong cả hai nhóm xã hội. Tại Việt Nam, chiến tranh và vượt biên đã làm mất đi một số lượng nam thanh niên đáng kể nên trong thập niên 1990, cứ 100 phụ nữ ở độ tuổi kết hôn thì chỉ có 92 nam giới. Trong khi đó tại cộng đồng người Việt ở Mỹ, nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới, vì vậy mà những người có thu nhập thấp có ít cơ hội tìm được bạn đời. Còn việc những cuộc hôn nhân này hạnh phúc đến mức nào là tùy thuộc vào kỳ vọng của cả hai người phối ngẫu. Một hiện tượng khá phổ biến là các cô dâu có học thức thường kỳ vọng rằng đàn ông Việt kiều sau một thời gian dài sống ở Mỹ sẽ có cách nhìn nhận về gia đình và địa vị của người phụ nữ thoáng hơn đàn ông Việt Nam.

Trong khi đó, những Việt kiều lao động với thu nhập thấp thường có phạm vi giao tiếp và học hỏi khá hẹp. Suy nghĩ của họ thường không khác lớp cha anh cách đây vài thập niên. Khi tìm vợ trong nước, họ thường nhắm đến các đối tượng có nền tảng gia đình tốt, có học thức và vẫn mong đợi một phụ nữ truyền thống mà không biết rằng cách suy nghĩ của tầng lớp phụ nữ có học hiện nay ở Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Tất nhiên, đa số khi gặp nhau đều có tình cảm với nhau thì mới dẫn đến hôn nhân. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng này sẽ gặp nhiều thử thách vì có những khác biệt trong kỳ vọng của từng người. Cho đến nay, tôi vẫn giữ liên lạc với 30% số cặp mà tôi đã phỏng vấn, trong số đó cũng có một số đã thích ứng được với nhau và sống hạnh phúc, một số cặp đã hoặc đang chuẩn bị ly hôn.

Đứng ở góc độ cá nhân, tôi rất thông cảm với những người đàn ông xa quê. Hầu hết những Việt kiều thu nhập thấp đều có cuộc sống cô đơn, buồn tẻ nên sau khi cưới vợ, họ dành rất nhiều tình cảm cho người phụ nữ của mình. Thế nhưng không phải tình yêu nào cũng được đền đáp. Một Việt kiều kể lại với tôi rằng trong thời gian làm thủ tục đưa vợ sang Mỹ, ngày ngày anh đều trang trí, chăm chút cho căn hộ nhỏ của mình và luôn mong đợi giây phút đoàn tụ. Ngày anh ra sân bay đón vợ, trái với sự vui mừng của anh, cô vợ tỏ vẻ khá hờ hững rồi trong lúc anh đi vệ sinh, một người đàn ông khác đã đến đưa cô đi mất!

Được biết luận văn tiến sĩ của anh đã được chính anh viết lại thành sách với tựa đề For Better or for Worse và in với số lượng 300 ngàn cuốn vào năm 2007. Anh có thể cho biết ai là độc giả của cuốn sách ấy?

Ngay từ khi bắt đầu làm luận văn, tôi đã cố gắng viết như viết một cuốn sách, sao cho vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thực tế, sống động. Rutgers là một nhà xuất bản uy tín và có cách làm marketing rất hiệu quả. Tôi đã được nhà xuất bản này tổ chức chuyến diễn thuyết tới 26 nước tại hơn 100 thành phố để giới thiệu về cuốn sách. Hiện nay For Better or for Worse là một trong những tác phẩm phổ biến dành cho những ai muốn tìm hiểu về xã hội Việt Nam đương đại. Global Families: A Critical Assessment of the Field là cuốn sách thứ hai của tôi về đề tài các gia đình trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, sẽ được xuất bản vào tháng 5 tới với số lượng 250 ngàn cuốn in dần trong ba năm.

Anh có nghĩ là mình có thể làm giàu nhờ viết sách không?

Ở Mỹ, một giáo sư đại học dành 75% thời gian cho việc nghiên cứu và viết sách. Tuy nhiên, một giáo sư uyên bác lắm thì cả đời cũng chỉ viết được năm cuốn sách là cùng. Mỗi đầu sách về nghiên cứu khoa học muốn được xuất bản trước hết phải được duyệt bởi một hội đồng chuyên môn với các điều kiện rất khắt khe. Thế nên một cuốn sách nghiên cứu phải mất cần ít nhất năm năm để thực hiện đủ các khâu thu thập, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích dữ liệu…

Trong nghiên cứu anh chú trọng đến khâu thu thập thông tin là thế, vậy trong vai trò một người thầy, anh chú trọng nhất đến điều gì khi hướng dẫn cho sinh viên của mình?

Tôi chọn nghề giảng dạy một phần cũng vì muốn trả ơn cuộc sống đã cho tôi gặp nhiều người thầy giỏi và hết lòng với sinh viên. Trong vai trò người thầy, tôi cố gắng hướng dẫn sinh viên cách dùng lăng kính và kỹ năng của người làm Xã hội học để quan sát sự khác biệt, sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trên thế giới. Vì nhiều sinh viên vẫn nghĩ rằng ngành Xã hội học thường dựa trên cảm tính nên tôi luôn làm việc hết mình để chứng minh cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của dữ liệu thu thập được dựa trên quan sát và kinh nghiệm thực tế.

Trước khi chuyển về Pomona, tôi đã có bốn năm dạy tại UC Santa Barbara, một trường đại học chuyên về nghiên cứu rất có uy tín. Khi tôi ra đi, các đồng nghiệp và bạn bè đều cho rằng đó không phải là quyết định đúng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của riêng tôi, hầu hết sinh viên tại Pomona đều là con của những gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên trong xã hội Mỹ.

Tôi cho rằng đây mới là những đối tượng cần nghiên cứu nghiêm túc nhất về sự khác biệt và bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội. Cách đa số các sinh viên này tìm hiểu thế giới sẽ rất khác với cách sinh viên Trường UC Santa Barbara, cụ thể là sẽ vất vả hơn, gặp nhiều thử thách hơn vì họ chưa được trải nghiệm nhiều từ thực tế cuộc sống như những sinh viên xuất thân từ tầng lớp có thu nhập thấp hơn.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Xoay Quanh Chuyện Lấy Chồng Việt Kiều

LẤY CHỒNG KHỔ HAY SƯỚNG?

Ngay cả khi chọn một người chồng đang sống tại VN thì cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về người đàn ông mà mình sắp sửa làm bạn đồng hành trên đường đời. Phải không? Ở đâu cũng vậy, dù là đàn ông hay là đàn bà thì cũng có người chân thật, khiêm tốn … nhưng cũng không thiếu những người giả dối, tự phụ… Tốt hay xấu thì khó mà biết được trong một thời gian quen nhau không đủ lâu.

Chồng Việt Kiều

Chồng Việt Kiều

Nói về HẠNH PHÚC VỢ CHỒNG thì cũng không có một phương cách nào để giúp mà tính trước cho được. Nhiều bạn cho là TÌNH YÊU có thể giúp tìm được HẠNH PHÚC. Điều này không sai nhưng cũng chẳng đúng hoàn toàn. Có nhiều cặp đã từng yêu nhau tha thiết,, thề quyết sống chết khi gặp phải những chướng ngại từ mọi phía kể cả từ gia đình. Nhưng sau một thời gian dài chung sống, không ít những đôi vợ chồng này chẳng tìm thấy được hạnh phúc, khi mà họ thấy còn thiếu những thứ khác.. trong cuộc sống, ngoài tình yêu.

Theo tôi thì ngoài TÌNH YÊU ra, vợ chồng cần có một sự CẢM THÔNG, CHỊU ĐỰNG và BIẾT CHIA SẺ trong lúc gặp phải sóng gió của cuộc đời. Gánh nặng về TÌNH CẢM, TÀI CHÁNH của gia đình (Vợ hay Chồng) cũng là một yếu tố rất quan trọng khiến ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Đã là một người vợ hay là người chồng mà người đó mãi đặt tình cảm dành cho Cha Mẹ, Anh Chị Em không đúng. Hoặc là Cha Mẹ, Anh Chị Em luôn muốn xen vào đời sống riêng tư của hai vợ chồng một cách không cần thiết. Điều nầy chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc lứa đôi.

Cũng vậy, nếu Cha Mẹ, Anh Chị Em lại LUÔN là một GÁNH NẶNG TÀI CHÁNH thì chắc chắn hạnh phúc lứa đôi sẽ không thể tìm thấy được. Như vậy thì khi lấy chồng mà thiếu TÌNH YÊU, SỰ CẢM THÔNG, CHỊU ĐỰNG, CHIA SẺ.. cộng thêm gánh nặng TÌNH CẢM & TÀI CHÁNH của gia đình ( một hay cả hai bên) thì làm sao mà tìm thấy HẠNH PHÚC cho được.

BÂY GIỜ THỬ BÀN ĐẾN CHUYỆN LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU:

1. Đối với người nữ đang sống tại VN thì anh chàng Việt kiều quả thật là một người xa lạ, khó biết chính xác về bản thân & gia đình của anh này. Có biết được thì chỉ là do nghe anh ta nói ra mà thôi. Có thể đúng, có thể sai… nhiều khi nghe “NỔ” mà cũng không biết nữa.
Không biết rõ về anh thì làm sao mà biết rõ về gia đình của anh chứ?. Làm sao mà biết được tính tình Cha Mẹ, A/C/E của anh thế nào:

– khó chịu hay dễ chịu?
– đạo đức hay thiếu đạo đức?
– có biết thông cảm với con cháu hay không?
– Có thích lấy tiền của con để được khoe với mọi người là con mình có hiếu và mình thì có phước (dĩ nhiên là họ vẫn có tiền riêng đủ sống).

Tất cả đều mờ mịt…!!!???

2. Thường thì mối quan hệ tiền hôn nhân giữa một Việt Kiều và một Người Nữ đang sống tại VN là rất ngắn. Phần nhiều họ đến với nhau khi mà TÌNH YÊU chưa kịp bắt lửa, cứ coi như đó là TÌNH YÊU BẠO PHÁT. Ông Bà ta xưa nay thường nói “Bạo Phát thì Bạo Tàn”. Áp dụng điều nầy cho tình yêu thì cũng chẳng sai!?

3. Một số gia đình người Việt đang sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn giữ “Nề Nếp Gia Đình” theo như lúc còn ở VN. Có nghĩa là nhiều thành viên trong gia đình cùng ngụ chung dưới một mái nhà. Tôi không dám phê phán hay đồng thuận cho quan niệm này. Nhưng chắc chắn đó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới.

Người nữ đến từ VN, theo chồng ra nước ngoài mà lại ở chung với gia đình chồng thì thật là khó làm vừa lòng hết mọi thành viên trong gia đình.

Ví dụ:

– Nếu cô con dâu còn giữ phong cách VN. Nấu ăn, rửa chén, quét nhà… là những chuyện gần như phải đảm trách nếu chưa tìm được việc làm (dĩ nhiên là không thể tìm việc làm nhanh được khi vừa mới đến). Các em của anh có thể đang có việc làm, có thể còn đi học..

Trước đây, những việc nầy có thể do Cha Mẹ anh đảm trách và đôi lúc các em của anh phụ giúp.

Từ khi có cô dâu mới. Cha Mẹ anh muốn để vợ anh lo hết với ý nghĩ là mình có được một cô dâu tốt và để khoe với bạn bè gần xa. Các em của anh cũng thấy chị dâu chu toàn nên cũng đẩy việc luôn.

– Nếu nhà mà có 2 cô dâu thì lại càng khổ cho cô dâu mới hơn nữa. Bởi chuyện Mẹ Chồng Nàng Dâu luôn là một “trường thiên tiểu thuyết”, cho nên Mẹ chồng muốn lấy hình ảnh cô dâu mới ra để làm gương mà dạy khéo cô dâu cũ.

– Nếu cô dâu mới mà không đảm đương nổi những việc nhà như thế thì ắt cũng không yên thân được với gia đình chồng!!??

Nếu gặp phải gia đình hiểu biết mà cho phép vợ chồng ra riêng và sẵn sàng giúp đỡ về tinh thần và vật chất thì đó là một may mắn.

4. Thường thì những phụ nữ VN khi lấy chồng nước ngoài là trên vai của họ đã bị đặt một gánh nặng TÀI CHÁNH từ gia đình của chính mình. Những gia đình nghèo chỉ biết kỳ vọng vào sự giúp đỡ của đứa con gái vừa mới lấy được Việt Kiều. Người “vợ mới” đang bị chịu nhiều áp lực từ những sự thay đổi trước một vùng đất mới , một gia đình xa lạ.. mà lại còn cái gánh nặng tài chánh của gia đình gây thêm sức ép thì làm sao tìm thấy được hạnh phúc vợ chồng!?

5. Nếu vợ hoặc chồng mà không biết chia sẻ, không biết chịu đựng thì chắc chắn rằng Hôn Nhân sẽ bị đổ vỡ rất nhanh.
Với những phân tích trên đây, tôi xin được góp ý với những ai sắp lấy chồng (nhất là lấy chồng Việt Kiều) thì phải tìm hiểu thật kỹ về mọi điều đã nêu bên trên.

Theo tôi, lấy chồng hay lấy vợ đều khổ tất, chứ đâu phải là lấy chồng VK mới khổ.

From laychongvietkieu.wordpress.com