Tag Archive | chia tay

Bạn gái chia tay vì yêu người trên mạng

Chị Thanh Bình thân mến!

Em đang gặp một vấn đề khó xử trong tình cảm, mong chị hãy cho em một lời khuyên để em biết mình nên níu kéo hay chia tay người yêu trong hoàn cảnh này.

Bạn gái chia tay vì yêu người trên mạng

Bạn gái chia tay vì yêu người trên mạng

Em và người yêu của em quen nhau đã được 3 năm, chuyện tình cảm của chúng em trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vì gia đình cô ấy ngăn cấm chúng em quen nhau. Nhưng chúng em đã vượt qua hết. Thời gian gần đây em tập trung vào công việc, nhằm mục đích được thăng tiến trong công việc. Em đã 23 tuổi sự nghiệp với em quan trọng vì em muốn có cuộc sống ổn định để có thể cưới cô ấy làm vợ, để có thể cho cô ấy hạnh phúc sau này.

Trong thời gian này em làm việc ngày đêm, ít quan tâm cô ấy hơn trước. Sau nhiều ngày suy nghĩ cô ấy chia tay em, trong cơn bực tức em đã đồng ý dù trong lòng không. Sau đó, em năn nỉ cô ấy quay lại nhưng cô ấy nhất quyết không chấp nhận. Trong thời gian đó, cô ấy quen 1 người trên mạng, không biết rõ về cô ấy và ngược lại họ chỉ biết nhau qua những lời nói. Người đó cho cô ấy sự quan tâm, những lời nói ngọt ngào, những lời hứa hẹn… và trong 2 tuần ngắn ngủi cô ấy cho rằng mình đã yêu người đó (trong khi vẫn còn yêu em), công bố mối quan hệ yêu đương trên facebook…

Người đó ở tận Vũng Tàu, cô ấy thì trong thành phố Hồ Chí Minh. Hằng ngày người đó cho cô ấy sự quan tâm mà cô ấy đã ngộ nhận là tình yêu. Khi em giải thích vì sao trong thời gian đó em lại như vậy, giờ cô ấy đã hiểu nhưng cô ấy nói, phóng lao thì phải theo lao, làm sao có thể làm người kia đau được… Bây giờ cô ấy cứ lẫn lộn giữa sự quan tâm nhất thời và tình yêu mà không dám quay lại với em, xin chị hãy cho em biết phải làm như thế nào? Chân thành cảm ơn chị nhiều lắm! (Em trai)

Trả lời:

Em trai thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư chị hiểu rằng vì một chút hiểu lầm mà em và bạn gái chia tay nhau. Hiện giờ, cô ấy nhanh chóng yêu một người khác. Điều đáng nói rằng đó chỉ là sự ngộ nhận vì hai người họ chưa từng gặp nhau bao giờ, chỉ quen và yêu nhau qua mạng mà thôi. Em muốn níu kéo cô ấy về bên mình nhưng cô ấy lại sợ người kia tổn thương.

Trước tiên, chị đánh giá em là một chàng trai tốt. Những dự định, những sự cố gắng của em trong sự nghiệp để lo cho tương lai sau này của em và bạn gái là những điều rất đáng được trân trọng. Tất nhiên, có thể em có mắc một chút sai lầm nhỏ nhỏ là không quan tâm được tới bạn gái như trước đây nhưng thực ra lỗi đó của em đáng được cảm thông hơn là trách cứ và giận hờn. Chỉ có điều bạn gái em đã không hiểu được điều đó và đẩy mối quan hệ vào tình trạng này.

Chị nghĩ rằng kết hợp với việc em ít quan tâm tới cô ấy là việc cô ấy đã quen, trò chuyện với người thanh niên kia và nảy sinh tình cảm. Tâm lí con gái trong trường hợp này cũng khá dễ hiểu. Con gái luôn thích được quan tâm, chiều chuộng, nghe những lời ngọt ngào…khi ấy, em thì vô tâm còn người thanh niên kia lại mang tới cho cô ấy những điều cô ấy nên cô ấy đã đưa ra quyết định chia tay với em. Hơn nữa, một cuộc tình kéo dài 3 năm chắc chắn sẽ không còn mang tới những điều mới mẻ như cuộc tình với người thanh niên kia.

Chị nghĩ rằng, điều em nên làm bây giờ ngoại trừ việc phân tích cho cô ấy hiểu và chờ đợi quyết định từ cô ấy thì em không thể làm gì hơn được. Tình yêu không phải là chuyện từ một người mà phải xuất phát từ hai phía. Vì thế dù cho em có muốn nối lại tình yêu này bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng cần phải để cô ấy tự hiểu ra. Em hãy nói với cô ấy mọi điều, về nguyên nhân vì sao em lơ đãng với cô ấy thời gian qua. Đồng thời cũng phân tích để cô ấy thấy mối tình mà cô ấy đang theo đuổi là không có tương lai để cô ấy tự cân nhắc và quyết định.

Nếu như cô ấy hiểu ra vấn đề, nhận ra rằng những gì mình có chỉ là chút “cảm nắng” và em còn yêu thương cô ấy thì hãy tha thứ khi cô ấy quay về. Khi đó, cả hai hãy cùng yêu thương nhau và tìm cách giữ lửa cho tình yêu đó. Chị tin rằng nếu quay về bên nhau sau biến cố này tình cảm của hai em sẽ bền chặt.

Nếu như cô ấy không quay lại, quyết định theo đuổi tình yêu với người đến sau thì em nên chấp nhận chuyện đó. Em cũng cần phải suy nghĩ rằng một người con gái yêu mình 3 năm mà lại dễ dàng vất bỏ nó để chạy theo một tình yêu viển vông như vậy thì điều đó hẳn cũng không khiến em phải quá tiếc nuối khi rời bỏ.

Chúc em may mắn và hạnh phúc!

Chị Thanh Bình (Theo Khampha.vn)

Đồng Vợ Đồng Chồng Sẻ Giúp Bạn Vược Qua Tất Cả

Bờ Vực Phá Sản

Tôi đến Mỹ vào đầu năm 2010. Điều mà tôi bất ngờ nhất là cả nhà chồng phá sản sau 5 tháng khi tôi vừa đến.

Chuyện thế này. Cả chồng và bố chồng đều bị mất việc vì hãng phá sản. Cả nhà lâm vào tình thế khó khăn vì tiền dữ trữ không còn. Chuyện cưới tôi đã tốn hết tiền dữ trữ của chồng.

Đồng Vợ Đồng Chồng

Đồng Vợ Đồng Chồng

Khi chồng tôi rước tôi qua Mỹ, đã để lại nhiều thứ như MacBook Air, máy ảnh tốt, iPhone, iPad, giỏ xách,… và nhiều thứ cho cả đại gia đình tôi. Anh sắm tất cả ngót nghét cũng hơn 10K tiền quà đắt tiền. Cả nhà tôi hãnh diện vô cùng và đi đâu cũng khoe.

Trước đó 1 năm, anh tốn kém không ít khi tổ chức đám cưới, mà tiền người ta mừng đều để lại cho gia đình tôi để sửa lại nhà cửa và mua 1 chiếc Dylan mới cáo cạnh.

Khi tôi đến Mỹ, sau có thẻ SS bằng lái thì chồng tôi mua cho chiếc xe Lexus ES mới cáu cạnh (trong lúc chồng thì đi làm xe cũ cũng hơn 8 năm), túi và ví LV, iPhone, iPad,…

Khi bố và chồng mất việc, cả nhà cùng nhau tính toán chi tiêu. Tôi cảm thấy ngộp thở. Tiền nợ credit khoảng 6K chưa trả hết (vì sắm cho tôi là chủ yếu). Tiền trả nhà góp 1.2K. Các chi phí khác và ăn uống cũng ngót nghét 1K. Tiền trả xe góp cũng 600 đô mỗi tháng.

Hàng tháng tôi cũng hay gởi đồ và tiền về cho anh chị và các cháu cũng hết 300 đô.

Tuy không ai dám nói gì nhưng tôi biết tôi là kẻ tiêu tiền nhiều nhất vì mọi khoản nợ credit và tiền xe trả góp đa số cho tôi.

Tôi hoảng sợ và sốc vô cùng. Tôi hãnh diện với đám bạn bè trên facebook thế này thế kia giờ tan biến. Không dám log vào facebook nữa vì không dám than.

Tiền dư trong ngân hàng cả nhà chưa tới 2K (do chồng tôi chi cho tôi nhiều quá trong mấy tháng đầu). Tiền thất nghiệp 2 người chỉ khoảng 2K tổng cộng. Tiền làm thêm bên ngoài của má chồng khoảng 600. Còn tôi thì chưa làm gì ra tiền.

Tháng đầu còn cầm cự được. Đến tháng thứ 2 sinh ra nhiều mâu thuẫn. Gia đình tôi giục tôi về VN sống vì sống trong nợ nần không thích và xấu hổ với hàng xóm và bà con. Chồng tôi lầm lì và không còn nồng cháy với tôi khiến tôi rơi vào trạng thái lơ lửng như không còn được ân cần.

Những trận cãi vã với nhau nhiều hơn. Giận lẫy nhiều hơn. Nhiều lúc tôi muốn đi về lại VN nhưng không có tiền. Xin tiền ba mẹ và anh chị thì họ than kinh tế đi xuống vật giá leo thang.

Tôi đi làm nail. Làm được 2 tuần mũi sưng tấy lên phải vào bịnh viện. Thế là sạch hết tiền làm được cho việc mua thuốc và bịnh viện. Tôi xin đi làm hầu bàn. Nhà tôi ở VN thì phản đối vì nói Việt Kiều mà làm hầu bàn thì nhục lắm. Ở đây bọn Mỹ trắng đi làm hầu bàn là chuyện bình thường trong lúc khó khăn mà không có ai nhục ai khi.

Lại thêm mâu thuẩn và giằng xé với gia đình bên VN nữa, tôi trở nên cô đơn và cô độc.

Chồng tôi dắt tôi đi dạo và nhỏ nhẹ như muốn năn nỉ và quỳ lạy. Tôi không hiểu chuyện gì. Chồng tôi khóc và sau khi định thần thì nói: “Anh và em cùng nhau xem lại chi tiêu. Anh sắp hết tiền thất nghiệp, nợ trả không hết. Anh chưa xin việc làm mới. Em về VN cũng được anh mua vé. Nhưng …. em ở hay đi, anh van xin em bán chiếc xe Lexus để giảm bớt nợ hàng tháng”.

Thế là chiếc Lexus bán lại cho Carmax. Chi phiếu đó chỉ đủ trả hết tiền thiếu. Thế là giảm bớt 600 mỗi tháng.

Sau đó cả hai vợ chồng cắt luôn 2 cell phone, chịu phạt 400 để tránh trả 200 mỗi tháng suốt 13 tháng còn lại. Cả hai chỉ có cell phone trả tiền từ phút mua thẻ mà không dám gọi ai vì sợ hết phút. Internet và điện thoại bàn cắt. Internet thì lâu lâu xin xài ké sóng từ nhà hàng xóm.

Cable (truyền hình cáp) cắt để giảm 80 mỗi tháng. Nhiều dịch vụ tiện ích cũng cắt giảm để giảm chi tiêu.

Cả nhà tổ chức gara sale 3 lần để bán bớt đồ trong nhà. Bán 3 lần cũng được hơn 1000 đô, làm giảm bớt sự lo lắng cho cả nhà.

Tôi cảm thấy thương chồng hơn là giận lẫy và tự ái. Tôi lẵng lặng sát cánh cùng chồng giảm chi tiêu, làm thêm,…

Hai vợ chồng ra nhà băng cho vay tiền mua nhà điều đình để giảm nợ. Sau 2 tuần thì giấy tờ làm lại để tiền trả hàng tháng giảm xuống còn 900 đô nhưng kéo dài thành 30 năm thay vì chỉ còn 10 năm là trả góp dứt.

Tôi thấy nếu hai vợ chồng thương nhau thật sự thì cùng sát cánh vượt khó trong giai đoạn khó khăn này. Ở đời ai cũng phải qua vài lần khó khăn.

Gia đình tôi bên Việt Nam thì hơn 6 tháng tôi không gởi quà, tiền thì cũng hết thương tôi như lúc trước. Chỉ có mẹ tôi hiểu và động viên tôi gắn bó với chồng và đừng bỏ chồng chỉ vì thất thế sa cơ một thời gian ngắn.

Thương cho chồng tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền để có tôi. Nếu anh cưới vợ ở đây thì vợ cũng đã có việc lâu và đã có tích luỹ thì không rơi tình cảnh bán bớt nhiều thứ.

Cả nhà phải cật lực tìm cách cắt giảm mọi thứ để thu nhập có được đủ duy trì nhà, ăn uống, bảo hiểm, và một ít dịch vụ tiện ích.

Tôi đi làm hầu bàn cũng được 600 tiền check mỗi tháng và tiền bo từ khách thêm 400-600 nữa. Chồng tôi thì phụ việc sửa nhà và làm hầu bàn cuối tuần. Bố mẹ chồng làm lặt vặt cũng thêm một ít. Thế là mọi người biết nhân nhượng, giảm chi tiêu,… cũng duy trì cuộc sống và giữ được nhà trả góp (thay vì mất trắng).

Bây giờ, nếu cả nhà mỗi tháng dư dành được 100 là mừng lắm. Mọi người đều ráng dành dụm để khi tôi có con thì có tiền lo cho con. Giờ tôi không dám có con nhưng tương lai gần phải có vì đó là mong mỏi của tôi.

Đã hơn 18 tháng, tôi chưa hề biết mua áo quần mới. Chỉ mặc đồ người ta cho hay mua ở chợ đồ cũ. Giày dép cũng vậy. Hai vợ chồng chưa dám đi xem phim, ăn nhà hàng rẻ tiền,… Nhưng tôi không có buồn, cảm thấy như vậy là tốt trong giai đoạn khó khăn này.

Sắp đến Tết Quý Tỵ (chỉ còn ít tuần nữa thôi). Nhà tôi ở VN đòi tôi cho 30 triệu tiền Việt Nam ăn Tết. Tôi nói bây giờ 3 triệu đối với tôi rất là lớn và 30 triệu là con số khổng lồ trong lúc này. Thế là sinh ra mâu thuẫn và giận hờn. 18 tháng qua, tính từ lúc này, tôi chỉ viết ít lá thư và ít lần gọi ít phút. Tôi biết ba mẹ tôi và anh chị em trong nhà mắc cỡ với hàng xóm vì có Việt Kiều mà chẳng sung sướng bao lâu (chỉ sung sướng trong lúc cưới tôi).

Tôi chỉ mong sau Tết, tôi có bầu. Nhưng cuộc sống trong giai đoạn khó khăn này căng thẳng quá, chờ hoài không thấy có bầu. Tôi có buồn nhưng chồng tôi an ủi khi chồng có việc tốt tinh thần thoải mái là có bầu ngay.

Viết ra những dòng này tôi không cầm được nước mắt… Khóc cho ai? Hay chỉ mủi lòng mơ cao sang ở Mỹ rồi chợt tan biến?

From laychongvietkieu.wordpress.com

Cuộc Sống Người Việt Kiều Ỡ Bên Mỹ Thế Nào

Hơn 20 năm sống ở Mỹ, tôi muốn viết 1 bài luận văn ngắn về cuộc sống của Việt Kiều bên đây, dựa vào kinh nghiệm bản thân. Đầu tiên nếu tôi viết xai chính tả hay đặc các dấu hõi và ngã xay, mong quí vị thông cãm cho. Tôi chỉ viết sự thật về Việt Kiều bên Mỷ, cuộc sống, gia đình, công việc làm, sinh hoạt, etc. Lý do tôi viết bài này là vì có nhiều người hội viên trong trang mạng www.VietDating.us hỏi tôi về cuộc sống bên đây ra sao. Ngay cả có người đang dự định tìm bạn gái hay trai ỡ Mỹ, và muốn biết trước về cuộc sống bên USA này.

Có Làm Thì Mới Có Ăn

Cuoc song viet kieu my

Cuoc song viet kieu my

Tôi muốn nói đến câu này ví nó rất chính xác với cuộc sống bên đây. Ỡ Mỹ, người ta đi làm rất hăng say để trã tiền nhà, bảo hiểm, ăn uốn và các thứ sinh hoạt khác. Có nhiều người làm việc thêm vào bất cứ thời gian rãnh của họ. Vì có nhiều cơ sỡ mở cữa 24 giờ mỗi ngày, ví dụ như chợ Walmart, McDonald, etc. Hầu hết người Việt Nam sang đây đều mua nhà trả góp. Có nghỉa là mình có thể trả trước từ 3% cho đến 99%, sau đó hàng tháng mình trả cho ngân hàng, cho đến 15 hay 30 năm. Tiền bảo hiễm và ăn uốn thì không nhiều lắm. Nếu bạn sang Mỹ thì tôi xin khuyên là nên mua bảo hiểm vì tiền nhà thương bên đây rất mắt.

Giáo Dục và Đại Học

Ở Mỹ thì học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 được học 100% miễn phí. Học sinh không tốn bất cứ lệ phí gì, chỉ tốn tiền ăn hàng ngày. Nếu học sinh có cha mẹ nghèo, thì trường sẻ cho ăn miễn phí luôn. Xe bus sẻ lại 1 khu tập trung rất gần nhà của mổi học sinh và chở đến trường và đưa về ngay chỗ củ. Cũng có nhiều cha mẹ chỡ con cái đi học. Vài tháng thì trường sẻ cho học sinh đi tìm thực tế(field trip) đễ quang sát những gì mà chúng đã học trong trường 1 cách thực tế và trung thực nhất, ví dụ như đi tham quang viện bảo tàn, tòa bạch ốc, các nông trại, etc. Học sinh kém môn nào thì sẻ được giáo viên kèm thêm môn đó. Ở Mỹ thì cô hay thầy giáo không có dạy thêm.

Xe bus cho hoc sinh di hoc

Xe bus cho hoc sinh di hoc

Khi lên đại học, mỗi học sinh có thể mượn tiền của chính phủ, với tỉ lệ tiên lãi rất thấp dành cho sinh viên. Khi ra trường thì trã từ từ khi đi làm rồi.

Công Việc Làm Và Thu Nhập

Đồng lương tối thiểu thì tùy thuộc vào mổi tiểu bang. Có nơi mức sồng thấp thì thu nhập tối thiểu cũng thấp. Thống kê trong năm 2010 cho thấy 3 tiểu bang có người Việt Kiều định cư nhiều nhất là, California($8.00), Washington ($9.04) và Texas($7.25). Có nghĩa là nếu bạn sống tại bang Cali, thì dù công việc thấp thế nào đi chăng nửa, công ty phải trả cho bạn $8.00 đô la mổi giờ làm việc. Đây là mức lương tối thiểu do chính phủ đề ra. Mổi năm thì chính phủ tăng lên mức thu nhập tối thiểu cho từng giờ làm việc để đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt mổi người.

Thu nhập của sinh viên mới ra trường thì cũng tùy vào điểm va khả năng chuyên môn của từng người. Trung bình vào năm 2012, mức lương của kế toán khoãng $40,000 1 năm($3,500 mỗi tháng) va lập trình viên là khoãng $50,000 1 năm($4,200 mổi tháng). Mổi năm, nhân viên dược tăng khoãng 2 đến 10%.

Chi tiêu cuộc sống  (cost of living)

Giá cả rất mắt ỡ đây. Tại Mỹ, thì một tô phỡ lớn tốn khoãng $8.00 (200 ngàn đồng Việtnam), mổi bữa ăn trong tiệm đồ ăn nhanh (McDonald, Bugerking, etc) tốn khoãng $5 (60 ngàn đồng). Nếu thuê nhà để sống thì mổi tháng phải trả khoãng từ $750 đến $2,000 (1 triệu 600 ngàn đến 4 triệu 200 ngàn đồng) tùy thuộc vào loại nhà nào. Nhà Vila thì mắc hơn nhà Townhouse hay căn hộ chung cư. Nhà kiểu Vila thì có 3 hay 4 phòng và 2 hay 3 phòng, vừa đủ cho một gia đình có 2 hay 3 con. Có nhiều người độc thân thì họ thuê phòng để tiết kiệm, mổi tháng chỉ trã khoãng $400 (8 triệu 400 ngàn đồng).

Ví dụ như một người đi cắt cỏ mướn, mổi ngày chủ trã 2 triệu, nếu làm 30 ngày trong tháng thì kiếm được 60 triệu đồng VN. Anh ta phải trã tiến ăn, tiền nhà, bảo hiễm, và các thứ khác. Theo tôi nghĩ thì trung bình, mổi tháng, một người phải trã 50% số lương của mình cho mọi thứ tiêu xài. Ví dụ như anh làm cắc cỏ này dư khoãng 30 triệu mổi tháng. Có nghỉa là anh ta chi tiêu 30 triệu mổi tháng. Cho nên ở Mỹ người ta rất sợ thất nghiệp vì chi tiêu quá nhiều. Người VN chúng ta có một điễm hay là biết dành dụm và tiết kiệm, đề phòng nhừng lúc thất nghiệp.

Đây là giá cả ỡ California. Có một số tiểu bang Mỹ giá cả rất rẻ, khoãng chừng phân nữa hay 1/3 chi tiêu tại Cali thôi, như Georgia, Texas, Florida, etc.

Cuộc sống và sinh hoạt

Cuộc sống bên đây nói chung rất tốt cho những ngưòi thích làm việc để kiếm tiền va sẻ là vùng đất đầy cơ hội cho ai thích vương lên. Ở bên mỹ này mọi người đều cạnh tranh rất công bằng. Chỉ cần bạn có tài ở bất cứ lãnh vực nào, thì bạn sẻ được đề cử tiến thân.

Khi đi xin việc làm, bạn có thể lên các website hay đọc trong báo tìm việc làm. Các công việc chân tay như làm cu li thì bạn cũng cần điền đơn và nộp cho người quãng lý, nếu đơn của bạn làm cho người kiễm duyệt thích thú vì hội đủ điều kiện, thì họ sẻ gọi cho bạn để đi phõng vấn. Nếu người ta không gọi cho bạn, thì bạn cũng có thể gọi cho họ và hỏi xem. Nhưng bạn không cần phải đến nơi đó để gặp người quãng lý đâu, vì có thể họ sẻ không tiếp bạn đâu.

Ở bên mỷ thì những người có con cái thì phải gỡi con cho nhà trẻ và đi làm, sau đó thì rước con về và tiếp tục như vậy. Có nhiều người mướn người lại nhà để giữ con cho mình. Nhưng rất khó tìm người giữ trẻ tại nhà vì ít ai thích công việc này, lương thì lại thấp(khoãng $1000 đôla đến $1400 đôla mổi tháng). Chỉ có người thích trẻ con mới làm công việc này. Nhưng đây không phải là Osin phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp, mà người giữ trẻ chỉ giử con cái va cho con cái của quí vị ăn uốn thôi. Củng có 1 số người tốt thì họ sẻ giúp bạn bằng cách nấu ăn cho bạn luôn.

Không được BẠO LỰC trong gia đình hay ngoài xả hội. Nếu bạn đánh chồng, đánh vợ, hay đánh con cái của bạn, thì cảnh sác sẻ bắt bạn. Cho nên cố gắng kiềm chế và không được dùng bạo lực trong gia đình. Đi làm cũng vậy, không được dùng bạo lực. Phong tục người Vietnam chúng ta hay đánh con cái để dạy cho chúng, nhưng bên mỷ này thì họ không cho phép làm như thế.

Tôi chỉ muốn ghi các điều chủ yếu ra đây, nếu quí vị có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng ghi vào box Comment bên dưới, tôi sẻ trã lời. Cám ơn và xin chúc 1 ngày an lành và hạnh phúc!

In summary, one comment I got from Vo Vi on Yahoo Answer about how the life of Vietnamese Americans in US are:

– Muốn tiền, muốn làm giàu ? nước Mĩ là nước có nhiều cơ hội cho bạn, nhưng bạn phải cực khổ, vất vả.
– Muốn tự do ? Nước Mĩ không có tuyệt đối tự do, nhưng hôm nào buồn buồn bạn có thể ra đường, đăng báo chửi tổng thống chơi, vô tội vạ … muốn chửi đảng nào cũng tùy í, mặc sức !
– Muốn hưởng lạc ? Cứ cầm tiền qua Mĩ bạn nhé, bạn sẽ được cung phụng như đế vương.
– Muốn du lịch, ngắm cảnh ? Hãy đến nước Mĩ để ngắm những cảnh hùng vĩ, hoành tráng của thiên nhiên được tô điểm hài hòa với những công trình xây dựng tuyệt đẹp.
– Muốn hưởng nhàn ? Ở VN đi, qua đây cực khổ lắm, nói thật đó !

Cuộc sống bên Mỹ nói chung người ta đối xữ với nhau không có phân biệt giai cấp giàu nghèo, giống như Vietnam. Vì ai cũng vậy, cho dù đi hốt rác, hút bụi, cắt cỏ, làm cu li, ở đợ, Osin thì họ cũng có thể mua xe hơi để láy và nhà lầu để ở. Khi ra ngoài đường, rất khó quí vị có thể nhận biết ai giàu và ai nghèo vì mọi người đều ăn mặt bảnh toản và láy xe hơi láng bóng. Làn da thì ai cũng trắng trẻo và sạch sẻ vì họ sống trong thời tiết lạnh và trong nhà thì luôn có máy điều hòa.

Cuộc Sống Của Người Việt Kiều Ỡ Mỹ Bắt Đầu Thế Nào