Archives

Thời khắc lịch sử của Myanmar

Cuộc tổng tuyển cử ngày 8.11 sẽ quyết định số phận của quá trình chuyển tiếp dân chủ ở Myanmar sau 5 thập niên sống dưới sự cai trị của quân đội.

Chan dung thu lanh doi lap Aung San Suu Kyi

Vào thập niên 1930, khi đất nước được biết với tên Miến Điện (Burma) còn là thuộc địa của Anh quốc, Aung San là sinh viên của Đại học Rangoon danh giá. Cùng với phong trào sinh viên, ông khởi phát các cuộc biểu tình tiên phong chống lại sự cai trị của người Anh. Aung San sau đó bỏ học và gia nhập phong trào chính trị chủ trương đòi độc lập cho đất nước. Kế đến, ông thành lập Quân đội độc lập Miến Điện và chiến đấu cho nền độc lập trong Thế chiến thứ hai.

Sóng gió chính trường

Sau chiến tranh, tướng Aung San ký hiệp ước với Anh vào năm 1947 nhằm đảm bảo cho sự độc lập của Miến Điện trong vòng 1 năm. Chính phủ của ông cũng thương thuyết về một thỏa thuận mang tính cột mốc nhằm đảm bảo quyền lợi của các cộng đồng thiểu số. Nhưng chỉ vài tháng trước khi Miến Điện chính thức độc lập, Aung San cùng 6 thành viên nội các bị ám sát, khi ông mới 32 tuổi.

Vào thời điểm Aung San bị ám sát, Miến Điện ở trong tình cảnh nguy khốn, bộ máy nhà nước gần như không có, kinh tế lụn bại, mọi nhóm sắc tộc thiểu số đều muốn theo đuổi con đường riêng. Và sự tồn tại thống nhất của Miến Điện được ví như một phép lạ. Cái chết của Aung San khiến Miến Điện đối mặt với cuộc khủng hoảng lãnh đạo. Kiến trúc sư của nền độc lập dân tộc đã để lại một khoảng trống lớn mà không ai có thể lấp đầy trong gần 70 năm qua.
Đến năm 1962, tướng Ne Win đảo chính trong nỗ lực tái lập trật tự và Miến Điện từ nền dân chủ yếu ớt chuyển sang chế độ toàn trị. Sau đảo chính, vai trò của Aung San ít nhiều bị khỏa lấp song ông vẫn được tôn vinh như là cha đẻ của nước Miến Điện hiện đại và người thành lập quân đội. Hình ảnh của ông xuất hiện trên đồng tiền Miến Điện, trong sách giáo khoa và tại các công sở. Chỉ có một chi tiết nhỏ bị xóa bỏ, đó là hình ảnh một thủ lĩnh sinh viên đứng dậy chống lại áp bức. Nhưng không phải ai cũng quên điều đó.

Năm 1988, các cuộc biểu tình chống lại chế độ hà khắc nổ ra rầm rộ và nhiều sinh viên giương cao ảnh của Aung San trong các cuộc tuần hành. Chính quyền quân sự thẳng tay đàn áp phong trào sinh viên, giết hại và cầm tù nhiều người. Di sản của Aung San trở thành vấn đề đau đầu với giới tướng lĩnh. Bởi khi đó, con gái của vị anh hùng dân tộc – bà Aung San Suu Kyi xuất hiện như một thủ lĩnh của phong trào đấu tranh chống lại sự đàn áp.

Người hùng Vắng bóng

Khi Aung San bị ám sát, Aung San Suu Kyi mới 2 tuổi. Bà được nuôi nấng ở Ấn Độ trước khi sang Anh học Trường St.Hugh’s thuộc Đại học Oxford, nơi bà gặp người chồng Michael Aris và sinh ra hai người con trai. Aung San Suu Kyi chỉ trở về nước khi mẹ bà bị đột quỵ và bị cuốn vào cuộc nổi dậy năm 1988, khi nhiều người biểu tình bị giết hại và các trường đại học bị đóng cửa. Những thủ lĩnh biểu tình mong muốn có một khuôn mặt biểu tượng cho phong trào đã cầu khẩn người con gái của vị anh hùng dân tộc tham gia và rốt cuộc thuyết phục được bà. Aung San Suu Kyi thành lập Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) và thu hút nhiều sự ủng hộ, chủ yếu nhờ vào dòng máu của bà.
NLD khiến giới tướng lĩnh choáng váng trong cuộc bầu cử năm 1990, khi giành chiến thắng áp đảo tại đất nước lúc đó đã được đổi tên thành Myanmar. Tuy nhiên, chính quyền quân sự hủy bỏ kết quả và bắt giam các lãnh đạo chủ chốt của NLD. Aung San Suu Kyi đã tuyệt thực khi những đồng chí của bà bị nhốt vào nhà tù Insein khét tiếng. Có lẽ nhờ vào danh tiếng của người cha, Aung San Suu Kyi chỉ bị quản chế thay vì phải vào tù trong phần lớn thời gian của hai thập niên sau đó. Chồng bà và các con thường xuyên bị từ chối cấp thị thực để thăm bà. Vì lo sợ bị cấm trở lại đất nước nếu xuất ngoại, Aung San Suu Kyi bỏ lỡ tang lễ của người chồng Aris năm 1999, khi ông qua đời vì ung thư.

Khi Aung San Suu Kyi bất ngờ nổi lên như thủ lĩnh đối lập, chính quyền quân sự bắt đầu hạn chế sử dụng hình ảnh và trích dẫn phát biểu của cha bà, những tờ tiền in hình khuôn mặt của Aung San cũng dần được thay thế. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, giới quân sự bắt đầu tiến trình cải cách và mở cửa, họ bắt đầu đón nhận trở lại di sản của Aung San. Bảo tàng của ông ở Yangon được mở cửa trở lại và khi bà Suu Kyi hội kiến Tổng thống Thein Sein năm 2011, chân dung của Aung San được treo tại vị trí trang trọng ở phía sau.

Tatmadaw – tên gọi của quân đội Myanmar – cũng bắt đầu sử dụng Aung San để quảng bá hình ảnh của họ như là người bảo hộ của đất nước và là lực lượng bảo vệ quá trình chuyển tiếp dân chủ non trẻ. Trong bài diễn văn mừng 70 năm thành lập Tatmadaw vào tháng 3 năm nay, Tổng tư lệnh – thống tướng Min Aung Hlaing kêu gọi quân đội hãy tuân theo những nguyên tắc của Aung San, đặt ý chí của nhân dân lên hàng đầu.

Dĩ nhiên, quân đội không phải là lực lượng duy nhất tận dụng hình ảnh của Aung San. Trước thềm cuộc bầu cử ngày 8.11, con gái của ông – bà Suu Kyi cũng sử dụng hình ảnh cha mình để gây áp lực buộc chính quyền và giới quân sự cải cách thêm nữa. Chính khách 70 tuổi cho rằng bản hiến pháp gây tranh cãi hiện nay không phải là những gì cha bà từng mường tượng về đất nước. Trong bài phát biểu nhân dịp 100 năm ngày sinh của Aung San vào tháng 2 năm nay, bà đã kêu gọi những người ủng hộ xây dựng “một quốc gia dân chủ thực sự” để tôn vinh di sản của ông.

Khoảnh khắc định mệnh

Với bối cảnh như thế, cuộc tổng tuyển cử hôm nay không chỉ quyết định tương lai quá trình chuyển tiếp dân chủ Myanmar mà còn cả viễn cảnh hòa giải dân tộc và chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc kéo dài hàng thập niên. Một đất nước Myanmar yên bình nằm ở ngã ba đường giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á có vai trò quan trọng đối với an ninh và liên kết khu vực. Nhưng điều có ý nghĩa hơn đối với thế giới là vai trò của Myanmar như một hình mẫu cho sự chuyển đổi hòa bình từ nền độc tài, vào thời điểm có quá nhiều quá trình chuyển tiếp thất bại trên thế giới.
Mặc dù việc có hai người con trai mang quốc tịch Anh tước mất cơ hội trở thành tổng thống của bà Suu Kyi nếu NLD chiến thắng, nhưng nhiều người Myanmar vẫn xem cuộc bầu cử này như khoảnh khắc định mệnh của bà, một cơ hội để giành lại chiến thắng bị đánh cắp cách đây 25 năm. Hầu hết các nhà phân tích, nhà báo và nhà quan sát đều nhận định NLD sẽ chiến thắng nếu cuộc bầu cử diễn ra công bằng, theo tờ Japan Times. Trong đó, hình ảnh một chính trị gia quyết đoán, một nhà hoạt động kiên cường và là con gái của vị anh hùng dân tộc có thể sẽ góp phần quan trọng.

Tuy nhiên, đất nước Myanmar sẽ cần nhiều hơn một cá tính Aung San Suu Kyi để hiện thực hóa những thay đổi và bà sẽ phải tìm ra cách để đoàn kết một đất nước nhiều rạn nứt, như lời của cha bà từ năm 1946: “Không ai, dù vĩ đại đến đâu, có thể một mình quay bánh xe lịch sử, trừ khi có được sự ủng hộ tích cực và sự hợp tác từ toàn thể nhân dân. Các cá nhân chắc chắn đóng vai trò rực rỡ trong lịch sử nhưng hiển nhiên là lịch sử không chỉ được tạo ra bởi vài cá nhân”.

 

Quân đội cam kết tôn trọng kết quả

Phát biểu trên truyền hình đêm 6.11, Tổng thống Myanmar Thein Sein tuyên bố cả quân đội và chính phủ sẽ chấp nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử hôm nay 8.11 và sẽ hợp tác với các đảng đối lập để đảm bảo quá trình chuyển tiếp ổn định.

Theo Reuters, ông Thein Sein, một cựu tướng lĩnh, nói một cuộc bầu cử thành công là bước tiến quan trọng để tiếp nối các cải cách mà ông đề ra sau khi lên nắm quyền với tư cách người đứng đầu chính quyền dân sự trên danh nghĩa vào năm 2011. “Tôi muốn nói lại lần nữa rằng chính phủ và quân đội sẽ tôn trọng và chấp nhận kết quả. Tôi sẽ chấp nhận chính phủ mới được thành lập trên cơ sở kết quả bầu cử”, ông Thein Sein nói.

Chuyên gia phân tích chính trị ở Yangon – Richard Horsey tin tưởng kết quả bầu cử sẽ được tôn trọng ngay cả khi đảng Đoàn kết và Phát triển liên bang (USDP) cầm quyền thất bại bởi quân đội đã tu chính hiến pháp để bảo vệ quyền lực của họ, bao gồm 25% ghế quốc hội, đủ để ngăn cản mọi sự sửa đổi hiến pháp, cũng như quyền bổ nhiệm người đứng đầu 3 bộ quan trọng là Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Các vấn đề biên giới. Tổng cộng có 11.000 quan sát viên trong nước và quốc tế sẽ giám sát 40.000 phòng phiếu trên cả nước, nơi khoảng 30 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu.

 

Sơn Duân

Theo Thanhnien.com.vn

Kiều Bào, Người Nước Ngoài Có Nên Mua Nhà Ỡ Việt Nam

10 rào cản khiến kiều bào, người nước ngoài dè dặt mua nhà

Luật Nhà ở năm 2014 đã có hiệu lực và mở rộng điều kiện cho người Việt ở hải ngoại, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực bất động sản, vẫn còn nhiều chướng ngại vật phía trước.

Thứ nhất: Chậm triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015). Hiện nay do chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn việc bán nhà cho người nước ngoài nên hầu hết các giao dịch cho nhóm khách hàng này chỉ dừng lại ở khâu đặt cọc, chưa ký hợp đồng mua bán. Việc tư vấn pháp lý cho nhóm khách hàng cũng phải chờ đợi thêm.

Thứ hai: Các thủ tục hành chính còn nhiều khâu rườm rà, mất nhiều thời gian. Quy trình thụ lý hồ sơ dù một cửa nhưng chưa được đơn giản hóa, có giấy “mẹ” thì bị yêu cầu xuất trình thêm các giấy “con”. Theo thống kê của các chuyên gia, tại Mỹ, thời gian thực sự người mua nhà phải bỏ ra lo thủ tục, ký giấy tờ chừng 5, 6 tiếng đồng hồ. Thế nhưng tại Việt Nam, kiều bào và người nước ngoài phải mất nhiều thời gian chờ tính hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Thứ ba: Tình trạng chung tại Việt Nam là mỗi địa phương vận dụng luật và văn bản dưới luật (các Thông tư, Nghị định) theo một kiểu khác nhau, thiếu nhất quán. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào từ xa về cảm thấy hoang mang, khó hiểu.

Thứ tư: Các chỉ số cạnh tranh, khả năng tăng giá, sinh lời, thanh khoản trên thị trường thứ cấp, hậu mãi… của bất động sản Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Thậm chí giá nhà Việt Nam rẻ hơn các nước nhưng hiệu quả khai thác (giá thuê, thời gian hoàn vốn) không cao sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc, so sánh với các thị trường xung quanh.

Theo các chuyên gia, để hấp dẫn kiều bào và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm, trước tiên là nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở. Ảnh: Lucas Nguyễn

Thứ năm: Quy định bảo vệ quyền lợi của các chủ đầu tư dự án bất động sản là người Việt ở nước ngoài và nhà đầu tư ngoại vẫn chưa cụ thể, cần phải có những cam kết mạnh hơn để họ yên tâm.

Thứ sáu: Chưa quốc tế hóa ngôn ngữ cho các quy định về mua bán nhà tại Việt Nam. Nếu chuyển ngữ những quy trình này sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng người nước ngoài nhiều hơn. Thậm chí có doanh nghiệp đã chủ động soạn thảo hợp đồng tiếng Anh đi kèm với bản gốc bằng tiếng Việt. Đây là cách tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư ngoại đối với thị trường bất động sản Việt Nam.

Thứ bảy: Phương thức thanh toán chưa linh hoạt. Người nước ngoài được chuyển tiền về Việt Nam mua nhà, nhưng đến khâu chuyển tiền ngược lại sau khi bán bất động sản khá phức tạp.

Thứ tám: Người nước ngoài chưa được vay tiền mua nhà ở từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Bất động sản là tài sản lớn và vì vậy, không phải người nước ngoài hay kiều bào nào cũng có thể mua bằng tiền mặt. Có nhiều trường hợp người Việt ở Mỹ, châu Âu và người nước ngoài cần vay thêm một khoản tiền khi mua nhà. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước chưa có hướng dẫn cụ thể cho tình huống này. Trong khi đó, nếu muốn vay các ngân hàng nước ngoài cần xuất trình giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho căn nhà đang mua thì Việt Nam chưa có tiền lệ.

Thứ chín: Chất lượng cuộc sống tại Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Với người nước ngoài mua nhà dưỡng già, trú đông hoặc kiều bào hồi hương vốn đã quen với chất lượng sống cao ở các nước phát triển, sẽ là trăn trở, băn khoăn không nhỏ khi họ quyết định mua nhà về sống tại Việt Nam.

Thứ mười: Tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam chưa cao. Có quá nhiều hình thức môi giới: cò đất, cò nhà, cò ngân hàng, cò giấy phép…, nhưng thiếu các công ty và chuyên viên bất động sản có kinh nghiệm, có bằng cấp và giấy phép hành nghề. Chất lượng tư vấn vì vậy cũng bị hạn chế. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào không cảm thấy thoải mái.

Vũ Lê

USA và Canada: Quốc Gia Nào Hấp Dẫn Người Nhập Cư Hơn

Mổi năm có hàng ngàn người nhập cư vào USA và Canada theo diện đoàn tụ gia đình, hôn thê, hôn phu, du học, kinh doanh và v.v. Tôi muốn viết một bài về 2 quốc gia vỉ đại nhất hành tinh, đã hấp dẫn hàng triệu dân di cư từ khắp nơi trên thế giới. Sự hấp dẫn về tự do giới tính, tôn giáo, chính trị, nghề nghiệp, thực phẫm sạch sẻ, không khí trong lành, trường học tuyệt vời, y tế tiên tiến, và sự bình đẵng về mọi mặt đã cuốn hút hàng triệu người nước ngoài muốn di cư đến đây, đặc biệt là phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài, sang đây để được sống đúng nghĩa là phụ nữ (ladies first) và được trẻ đẹp mãi do thời tiết và khí hậu lành lạnh trong sạch.

USA vs Canada

USA vs Canada

Vậy thì quốc gia nào được bình chọn vỉ đạy hơn?

Hoa Kỳ nổi tiếng là một siêu cường về văn hóa, quân sự và kinh tế, vĩ đại nhất trong lịch sử, nhưng điều đó không có nghĩa là tốt nhất về mọi thứ cho người nhập cư. Người di cư chú ý nhiều hơn vào công việc, thu nhập, trường học, tương lai của họ và con cái họ. Họ không chú ý vào GDP là bao nhiêu, dân số bao nhiêu, hay đãng nào. Tôi là dân di cư, may mắng đã sống ỡ cả hai quốc gia tiên tiến này nên tôi nghĩ rằng người dân Canada sống thoải mái hơn là người Mỹ bỡi các lý do sau đây.

Di Dân Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư

Thu nhập ỡ Canada cao hơn thu nhập tại Mỹ. Người Canada sống thọ hơn người Mỹ. Trung bình tuổi thọ của người Mỹ là 78 và người Canada là 81. Người Canada hài lòng với cuộc sống của họ hơn bởi cuộc sống thư giãn hơn. Họ quan hệ tình dục nhiều hơn. 80% người Canada đồng ý nói xả hội nên chấp nhận đồng tính nam và nữ, so với 60% người dân tại Hoa Kỳ đồng ý về người gay và les. Chị em phụ nữ được nghỉ dưỡng 50 tuần lể để sanh con, so với 12 tuần tại Mỹ. Thời tiết Canada lạnh hơn so với Mỹ. Canada có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với Mỹ. Người Canada yêu hòa bình. Họ cảm thấy không cần thiết phải mang theo một khẩu súng bên mình để bảo vệ mình như người Mỹ. Phương tiện truyền thông như đài truyền hình, TV tai Canada có nhiều tin tức thế giới hơn.

Theo tôi thì Hoa Kỳ là nơi dành cho những người thích làm việc hăng say để kiếm tiền do đó mà người dân tại Mỹ quá bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, nên họ không relax giống như người dân Canada. Họ không có thời gian để sống hưỡng thụ, thư giãn vì công việc bận rộn mổi ngày, đã lấp kín vào tâm trí của họ. Khi còn trẻ thì tôi sẻ chọn Hoa Kỳ để sống và phát triễn sự nghiệp. Khi quyết định nghĩ hưu thì tôi sẻ chọn Canada vì đây là đất nước tốt đẹp và người dân rất thân thiện.

2015: Một năm nhìn lại Di Dân Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư

Theo bản báo cáo mới nhất của Ban Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ, Việt Nam đứng hàng thứ tư trong danh sách của những quốc gia có đông người di dân nhất đang chờ đợi để sang Hoa Kỳ theo các diện bảo lãnh thân nhân gia đình.

Di Dân Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư

Di Dân Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư

Hiện tổng cộng có 155,000 di dân đang chờ đợi duyệt xét theo diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên, bao gồm 6,400 con của các công dân Mỹ, 8,700 con độc thân của thường trú nhân, 64,000 con đã có gia đình của các công dân Mỹ, và 170,000 anh chị em của các công dân Hoa Kỳ.

Để nhìn lại một năm vấn đề di dân của người Việt Nam, chúng ta sẽ duyệt lại những thay đổi trong những điều luật di trú đã xảy ra trong năm 2014 và ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam ra sao.

Những sự thay đổi mới nhất và quan trọng nhất đã xảy ra vào cuối tháng 11 năm 2014 khi Tổng thống Obama loan báo về Tác Động Hành Pháp của ông. Vấn đề này bao gồm:

  • Nới thêm số tuổi của những người hợp lệ chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) Của Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals, gọi tắt là DACA), bao gồm những người đến Mỹ trước 16 tuổi và hiện đang ở Hoa Kỳ từ ngày 1 Tháng Giêng năm 2010; tăng thời gian của chương trình DACA và giấy phép được làm việc tăng từ 2 năm đến 3 năm. Thời gian duyệt xét bắt đầu từ Tháng Hai năm 2015.
  • Cho phép cha mẹ của các công dân Mỹ và thường trú nhân từng ở Hoa Kỳ từ ngày 1 Tháng Giêng năm 2010 được tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất và được quyền làm việc trong 3 năm theo chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) Vì Trách Nhiệm Cha Mẹ (tức Deffered Action for Parental Accountability program, gọi tắt là DAPA). Những người này phải qua kiểm tra lý lịch cá nhân. Đơn sẽ được Sở di trú chính thức nhận từ Tháng Năm 2015.
  • Mở rộng thêm lợi ích cho những người được miễn trục xuất tạm thời vì cư ngụ bất hợp pháp, bao gồm người hôn phối và các con của các thường trú nhân và các con của công dân Hoa Kỳ, và
  • Nhẹ nhàng hơn với những đòi hỏi cần chứng minh hoàn cảnh “vô cùng khó khăn”.

Vấn đề con nuôi: Vào tháng 9 năm 2014, sau 6 năm thương lượng, Hoa Kỳ và Việt Nam sau cùng đã thành hình một Hiệp định con nuôi mới. Hiệp định con nuôi mới này được gọi là Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt và cho phép việc nhận con nuôi theo ba loại trẻ em sau đây:

  • Trẻ em với tình trạng y tế không tốt, chẳng hạn như bị bệnh liệt kháng HIV, và những trẻ em bị tàn tật,
  • Trẻ em ít nhất từ 5 tuổi và đến 15 tuổi,
  • Trẻ em trong nhóm có nhiều anh em ruột, từ hai em trở lên, và ít nhất trong số này phải có em dưới 16 tuổi.

Sự thay đổi quan trọng thứ hai trong Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt là những em này sẽ được chọn bởi nhà nước Việt Nam. Điều này có nghĩa là các cơ quan của nhà nước Việt Nam sẽ cung cấp cho những cha mẹ muốn nhận con nuôi những thông tin về một hoặc nhiều trẻ em hợp lệ để được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi có thể chọn một trong những em này hoặc từ chối tất cả.

Thay đổi quan trọng thứ ba là chỉ có hai văn phòng con nuôi ở Hoa Kỳ có thể tham dự Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt. Hai văn phòng này là Dillon International và Holt International Children’s Services. Chỉ có hai văn phòng này có thể làm việc trực tiếp với nhà nước Việt Nam trong việc duyệt xét những hồ sơ con nuôi.

Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA): Vào tháng 6 năm 2014, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – một cách bất ngờ và thật đáng buồn, đã từ chối việc thay đổi Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Họ nói rằng vấn đề này thuộc về quốc hội. Vì thế, nhiều trẻ em trên 21 tuổi của hai diện bảo lãnh F3 và F4 phải đợi cho đến khi cha mẹ đến Hoa Kỳ và nộp đơn bảo lãnh các em theo diện F2B.

Liệu chúng ta có thể kỳ vọng về việc Cải Tổ Di Trú trong năm 2015 không?

Đây là vấn đề thuần túy chính trị. Sẽ có sự cải tổ rõ rệt nếu các dân biểu thấy rằng điều này sẽ mang lại nhiều phiếu bầu hơn để giữ chân họ trong nghị trường. Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama chỉ là thước đo tạm thời. Để đạt được việc cải tổ di trú thực sự sẽ đòi hỏi hành động cụ thể của quốc hội.

Diện bảo lãnh F2A dành cho vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của các Thường trú nhân tiếp tục tiến nhanh với thời gian chờ đợi khoảng một năm rưỡi để hồ sơ đáo hạn.

Diện bảo lãnh F2B dành cho các con độc thân và trên 21 tuổi của các Thường trú nhân vẫn phải đợi trên 5 năm, nhưng ngày đáo hạn của diện này hiện cũng tiến rất nhanh.

Thống kê mới nhất cho thấy Hoa Kỳ đã thu nhận số sinh viên quốc tế du học cao nhất trong lịch sử, đã đón nhận 819,644 sinh viên chưa tốt nghiệp và sinh viên hậu đại học vào các trường đại học khắp nơi đến đất Mỹ. Sinh viên đến từ ngoại quốc đã thêm vào gần 24 tỷ Mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Số sinh viên du học từ Trung cộng xin học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ đã tăng gần 235,000 người.

Thẻ Xanh cho người đầu tư: Số đơn chấp thuận chiếu khán EB-5 cũng tăng đáng kể, mặc dù thời gian duyệt xét lâu hơn thời gian bình thường là 13.8 tháng do Sở di trú quy định. Năm 2014 đã có 11,000 hồ sơ EB-5 nộp với Sở di trú, bằng ¼ tổng số hồ sơ EB-5 từ khi chương trình được bắt đầu từ năm 1990. Ngoài ra cũng trong năm 2014, Sở di trú đã nhận 2,500 đơn xin thẻ xanh dài hạn 10 năm (I-829), và 270 đơn xin thành lập trung tâm vùng (I-924). Sở di trú có kế hoạch xét 1,000 hồ sơ EB-5 một tháng kể từ đầu năm 2015.

Tóm lại, đến Hoa Kỳ vẫn là cách chọn lựa hàng đầu của hầu hết di dân, kể cả di dân người Việt Nam.

Theo: Đầu tư Mỹ – Báo Trẻ Online

Tại sao dân tộc Việt Nam mãi nghèo nàn và lạc hậu?

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” (Nelson Mandela)

Việt Nam – tiền đâu cho vẻ hào nhoáng hiện tại

Với những người rời Việt Nam vào thập niên 90, hẳn vẻ mặt của xã hội Việt Nam có rất nhiều thay đổi. Nhà cao tầng mọc lên san sát, các công trình công cộng như đường sá, cầu cống thi nhau xuất hiện. Xe hơi chạy nhan nhản, cái cảnh xe gắn máy chạy đầy đường đã giảm đáng kể, xe đạp không còn là phương tiện giao thông chính như trước đây. Hệ thống internet giăng khắp mọi nẻo đường.

Việt Nam – tiền đâu cho vẻ hào nhoáng hiện tại

Việt Nam – tiền đâu cho vẻ hào nhoáng hiện tại

Tiền đâu cho vẻ hào nhoáng ấy? Đó chính là tiền của thiên hạ, tiền của những nhà đầu tư ngoại quốc, tiền đi vay mượn, tiền của Việt Kiều gởi về; tiền của người Việt thực sự làm ra cũng có đấy, nhưng tổng thể thì chẳng bao nhiêu so với các nguồn trên, chỉ đủ để là cái bung xung để chính phủ Việt Nam đánh bóng công trạng của mình.

Từ khi Việt Nam mở cửa, các nhà đầu tư ngoại quốc nhảy vào. Họ tham gia đấu thầu các chương trình công cộng, như cầu cống, đường sá, các nhà máy thủy điện. Hầu hết các đường sá sang trọng hay những cây cầu đẹp đẽ mới được xây dựng tại Việt Nam đều là do tiền của thành phần này. Cái này có lẽ là cái làm nên sự khác biệt, vì họ không chỉ đưa 1 lượng tiền rất lớn vào Việt Nam mà còn đưa vào cả kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại. Nhiều công trình tại Việt Nam, người Việt không thể làm nổi, cho dù có tiền.

Ngoài ra, sau khi cầu nối ngoại giao được mở ra, rất nhiều nước viện trợ cho Việt Nam, với hình thức không lãi hoặc lãi thấp, với số tiền nhiều tỉ đô la mỗi năm. Nổi bật nhất trong những nước này là Úc, Nhật và Thụy Điển. Chính phủ Việt Nam dùng số tiền này cho các chương trình khác nhau (tôi không đề cập vấn đề tham những ở bài viết này). Những chính sách của nhà nước hay những chương trình tài chánh tại Việt Nam, đều xuất phát từ nguồn vay này.

Mỗi năm, Việt Kiều gởi về nước khoảng 10 tỉ đô la mỗi năm, tương đuơng 1/10 GDP của Việt Nam. Điểm đặc biệt của số tiền nay là dạng cần không đầu tư, không mất thời gian, không phải làm đơn xin xỏ, cứ đơn giản như lấy tiền trong túi. Nói theo kiểu dân gian đây là “tiền có được mà không phải mất tiền”. Do đó nó được coi là một trong những nguồn tiền hàng đầu của Việt Nam. Thiếu nguồn này, bộ mặt của xã hội Việt Nam chắc sẽ khác hẳn.

(Các bạn có thể nói, thì cũng nhờ chính phủ Việt Nam mở cửa nên chúng ta mới có dịp có những nguồn tiền trên. Tôi đã đề cập vấn đề này trong bài bàn về “Đổi mới hay sửa cũ”, nên xin miễn giải thích thêm ở đây.)

Tiền mà người Việt Nam thực sự làm ra hiện nay là những công nhân làm việc cho các hãng xưởng của các nhà đầu tư nêu trên. Họ mở các hãng sản xuất, với nhiều mặt hàng khác nhau; sản phẩm làm ra được bán trong nước một ít, còn phần lớn là xuất khẩu. Hàng triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở các hãng xưởng thế này, và nó đã giải quyết được vấn đề công ăn việc lạm, tạo ổn định cho xã hội. Và mặc dù với mức luơng rẻ mạt (100-200 đô la/tháng), nhưng do số lượng lớn, họ cũng tạo ra được 1 lượng tiền tương đối góp phần trang hoàng vẻ mặt của xã hội.

Một lãnh vực khác có sự đóng góp của người Việt là các hãng xưởng tư nhân của người Việt. Số này có, nhưng phần đông là nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung ở ngành nghề không cần nhiều chất xám, như may mặc, đồ gia dụng, kinh doanh nhỏ. Họ không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kỹ thuật và khả năng quản lý để mở mang tầm vóc kinh doanh. Ảnh hưởng của họ cho sự hoành tráng này là không đáng kể.

Trong lãnh vực công nghệ cao, như các công ty phần mềm, phần lớn là làm ăn theo kiểu cò con. Các công ty lớn như FPT hay Viettel thu nhập chủ yếu dựa vào hạ tầng cơ sở sẵn có như dịch vụ điện thoại, đường truyền intenet v.v. Chắc các bạn cũng thường thấy các báo Việt Nam đưa tin công ty phần mềm này thu nhập tỉ đô la năm, công ty phần kia thu nhập vài trăm triệu đô la, nhờ xuất khẩu phần mềm. Xin thưa, nói theo kiểu dân gian, “nổ” ! Có thể tác giả bài báo “nổ”, hoặc chính tác giả cũng không hiểu vấn đề nên bị các công ty kia gạt. Cũng như các bạn cũng từng thấy báo chí Việt Nam đăng tin có nhóm người Việt phát triển hệ điều hành mới, thách thức với Window của Microsoft, hay người Việt phát triển hệ thống tìm kiếm, có thể đánh bại Google. Toàn nói nhảm !!!

Trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý của Việt Nam chỉ có thể làm được những phần mềm loam nhoam, giá trị vài ngàn, vài trăm, thậm chí miễn phí. Những phần mềm giá trị triệu đô đòi hỏi không chỉ kỹ thuật, mà còn khả năng quản lý sắp xếp, khả năng làm việc nhóm, vì số người tham gia phát triển có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Giải thích thì dài dòng, nhưng những người trong cuộc đều biết rõ. Cụ thể là trong 1 đại hội thể thao gần đây, chính phủ Việt Nam đã phải mua phần mềm quản lý của ngoại quốc vì chính họ cũng không tin tưởng khả năng làm phần mềm của người Việt. Các phần mềm quản lý ngân hàng tại Việt Nam phần lớn đều mua của ngoại quốc, Việt Nam chỉ chỉnh sửa lại cho thích hợp mà thôi.

Thế còn các đại gia tại Việt Nam hiện nay thì sao? Hầu hết (nếu không muốn nói tất cả) đều liên quan đến đất đai, sau nó là ngân hàng. Họ là những người may mắn, hay có quan hệ với các nhà lãnh đạo, biết vùng đất nào sắp quy hoạch. Họ mua đất với giá rẻ mạt, rồi bán lại với giá gấp ngàn lần. Họ có thể là những người có quan hệ mật thiết với chính phủ, được vay tiền với lãi suất ưu đãi, rồi cho kẻ khác vay lại với lãi suất cao hơn, với những quan hệ vay mượn chồng chéo, hay buôn vàng, mà hệ lụy của nó đang là vấn đề nhức nhối của Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu kỹ các bạn sẽ thấy tất cả đại gia tại Việt Nam hiện nay giàu lên nhờ ít nhiều liên quan đến những cách thức này.

Tóm lại, cái hào nhoáng tại Việt Nam hiện nay là sản phẩm của những đồng tiền sẵn có, mà phần lớn là của thiên hạ hay vay mượn. Sự hào nhoáng đó không phải là sản phẩm của công sức hay trí tuệ của người Việt mà chính phủ Việt Nam đang cố gắng tuyên truyền. Thử hỏi, ngay cả con ốc trong xe hơi người Việt Nam vẫn chưa làm nổi thì họ có thể làm được gì? Việt Nam hiện có 2 vệ tinh trên quỹ đạo và chính phủ Việt Nam luôn coi đó là sự phát triển của người Việt mà nói theo ông Nguyễn Tấn Dũng đại khái là “Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ”. Buồn cười thật! Cả 2 vệ tinh đó là tiền mượn của thiên hạ. Việt Nam dùng số tiền đó thuê công ty Mỹ làm vệ tinh, rồi thuê Pháp phóng vệ tinh lên quỹ đạo, rồi cũng phải thuê công ty Mỹ huấn luyện mình vận hành vệ tinh. Tóm lại, chuyện vệ tinh là toàn của thiên hạ, Việt Nam chỉ có cái miệng nói xàm.

Tại sao dân tộc Việt Nam mãi nghèo nàn và lạc hậu?

Đây là câu hỏi mà tất cả những người dân Việt có tâm huyết với vận mệnh dân tộc luôn đặt ra và đã có không ít câu trả lời, với nhiều lý do và cách thức diễn giải khác nhau. Người có trách nhiệm thì thường bảo là lý do khách quan, như chiến tranh, điều kiện lịch sử; kẻ cực đoan thì bảo là do chúng ta dốt, chúng ta hèn; với người lạc quan tếu thì đơn giản là … chúng ta sẽ giàu và văn minh, không nên lo lắng.

Riêng tôi, xin nêu lên 1 lý do ít người nhắc tới, mà theo tôi, đây là 1 lý do cốt lõi, dẫn đến nhiều lý do khác làm cho chúng ta vẫn mãi nghèo nàn và lạc hậu. Đó là sự lãng phí. Lãng phí ở đây không chỉ là tiền bạc, của cải vật chất mà là lãng phí về mặt tri thức, nhân lực, chất xám. Và đáng lo ngại là sự lãng phí này vẫn đang diễn ra hàng ngày và xem chừng không bao giờ kết thúc nếu không có 1 sự thay đổi mang tầm vóc cách mạng.

Sau khi dành được độc lập, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định cai trị đất nước theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, với chủ nghĩa Cộng Sản là cốt lõi. Với nền móng này, tất cả phương cách xây dựng đất nước đều dựa trên triết lý Cộng Sản, với sự trợ giúp và hướng dẫn của các nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Quyết định sai lầm là 1 phần của kiếp người, và với 1 tập thể thì dĩ nhiên chuyện đó thường xuyên hơn, không có gì đáng nói. Cái đáng nói là chúng ta đã quyết đinh sai, nhưng hơn 60 năm, với biết bao nhiêu thực tế chứng minh nó sai, chúng ta vẫn chưa nhận ra được cái sai của mình, hoặc biết nhưng không dám thừa nhận cái sai đó để có thể chọn 1 hướng đi mới cho dân tộc mình. Sự lãng phí mà tôi muốn nêu lên bắt nguồn từ sự sai lầm này.

Gần đây người ta bàn tán xôn xao về việc làm ăn thua lỗ của 1 công ty hàng hải, mất mát lên tới hàng ngàn tỷ đồng; hoặc chi phí cho 1 lễ hội để đánh bóng v.v. Đó là sự lãng phí, nhưng nó chẳng thấm vào đâu so với sự lãng phí về mặt tri thức và chất xám mà chúng ta đã đang và sẽ phải đổ trôi sông.

Phong trào Hợp Tác Xã, thời kỳ ngăn sông cấm chợ, bắt nguồn từ 1 cái nhìn thiển cận về kinh tế và nhân lực của nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, kéo dài từ Bắc chí Nam, đã tàn phá nền kinh tế chúng ta như thế nào, hẳn mọi người đều rõ. Với phương thức làm ăn này, từ thành thị đến nông thôn, người lao động nhanh chóng trở thành thằng lười, kẻ quản lý thì chỉ vài ngày là trở nên “lý trưởng”. Hậu quả không chỉ về mặt kinh tế, mà cấu trúc xã hội trở nên hỗn loạn. Nó tồn tại bao lâu? Chắc chắn chẳng phải chỉ 1 năm, vì người ta cứ cho rằng “nghị quyết của Đảng là đúng đắn, chẳng qua người ta thực hiện chưa đúng mà thôi”, nên “các đồng chí cứ cố gắng thực hiện”, cho đến lúc “nghị quyết của Đảng luôn đúng, nhưng người ta cần phải có thời gian mới học tập và thực hiện được”, người ta mới buông.

Phong trào Hợp Tác Xã Vietnam

Phong trào Hợp Tác Xã Vietnam

Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước

Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước

Có ai thống kê về thiệt hại do sự lãng phí này?

Cả 1 thế hệ chuyên gia kinh tế của đất nước được đào tạo, trong và ngoài nước, về nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Hiệu quả kinh tế của sự đầu tư này là gì? Môt số không tròn trịa!!! Đến những năm 90, tất cả các chuyên gia kinh tế đều phải chuyển sang học hỏi nền kinh tế thị trường với vốn liếng là 1 con số không. Đến mức 1 giáo sư kinh tế phải dịch một cuốn sách về kinh tế của Mỹ để dạy cho học trò mà chính ông ta cũng không hiểu người ta muốn nói cái gì.

Có ai thống kê về thiệt hại do sự lãng phí này?

Về mặt giáo dục, ai cũng biết hiện nay chúng ta thiếu hụt nhân sự về tất cả mọi lãnh vực. Tại sao thế? Lý do chiến tranh nữa ư, xem ra không ổn vì tính từ năm 75 thì đã gần 40 năm rồi. Chúng ta không có đủ thời gian học tập ư, lại càng sai hơn. Người Việt chúng ta, trong nước cũng như hải ngoại, dành thì giờ cho học tập nhiều hơn hầu hết các dân tộc khác. Vấn đề ở chỗ hiệu quả của việc đầu tư cho thời gian học tập. Cái cần thì chúng ta không học, lại dành thì giờ học hỏi những thứ không cần, hoặc đã bị thực tế chứng minh là sai, là bánh vẽ.

Sinh viên chúng ta đã và đang phải bỏ quá nhiều thời gian cho những môn học thuộc loại “bảo vệ chế độ”, thậm chí môn học chủ nghĩa Mác-Lênin là môt bắt buộc cho mọi ngành nghề. Đây là môn học mà cả thầy lẫn trò, chỉ cần bước ra khỏi lớp là thấy nó sai ngay, bởi thực tế rành rành trước mắt. Chúng ta thường than phiền sinh viên ngày nay ra trường không có đủ kỹ năng, nhưng lại không hỏi (hoặc không dám hỏi) trong 4 năm ở đại học họ bị bắt buộc phải học cái gì.

Đó là các trường đại học thông thường, chúng ta còn có cả hàng loạt các trường, các viện Mác-Lênin, các trường Đảng, nữa cơ. Biết bao nhiêu sinh viên, giảng viên (nói chung là nhân lực) qua biết bao thế hệ đã, đang và sẽ tiêu tốn thời gian và trí lực cho 1 triết lý, không chỉ thế giới, mà chính chúng ta cũng nhận thấy rằng nó không thực tế. Triết lý Mác-Lênin là 1 tư tưởng bên cạnh hàng trăm tư tưởng khác của nhân loại, nó có thể đúng hoặc sai, hoặc không thích hợp, các nước đều học cả, nhưng họ học trong tinh thần học thuật, chứ không phải học theo kiểu tôn giáo, xem nó là chân lý, như chúng ta đang làm.

Gần đây nhất, báo Tuổi Trẻ có phát động cuộc thi “chủ nghĩa Mác-Lênin” trên mạng, nghe đâu cả ngàn sinh viên tham gia. Nếu con số này mà đúng thì thật buồn làm sao. Tại sao chúng ta cứ thoải mái đầu tư thời gian, trí lực cho cái mà chính chúng ta cũng thấy nó không thực tế chứ? Triết lý này ban đầu có khoảng hơn chục nước xem nó là chân lý, nhưng lúc này chỉ còn lại vài ba nước và ngay cả những nước này cũng đang tìm cách từ bỏ nó.

Ngoài ra, chúng ta cũng miệt mài học những cái mà nhân loại không xếp nó vào dạng kiến thức. Tôi có xem 1 số giáo trình tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Xem xong, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là trên toàn cõi Việt Nam đã và đang có bao nhiêu sinh viên tiêu thì giờ, tuổi xuân của mình để học hỏi những cái mà nhân loại không biết xếp nó vào ngành nào. Một nhân vật lãnh đạo Việt Nam giới thiệu mình có bằng Tiến Sĩ ngành Xây Dựng Đảng. Cái bằng này mà đưa ra ngoài thế giới thì phải có thêm chú thích “tớ đến từ Sao Hỏa”.

Có ai thống kê về thiệt hại do sự lãng phí này?

Chúng ta nên nhìn chính trị như một môn khoa học mà nhân loại hàng ngàn năm nay dày công vun đắp, ngõ hầu xây dựng một thể chế văn minh hiện đại, thích hợp với đà tiến triển của nhân loại, thay vì nhìn nó với lăng kính của đấu tranh giai cấp. Biết bao triết lý chính trị uyên thâm của nhân loại đã bị chúng ta bỏ qua, hoặc thêm thắt, bóp méo, để rồi tất cả đều chỉ biết “chân lý” Mác-Lênin. Tất cả những môn học liên quan đến chính trị tại đại học Việt Nam đều không có tí khoa học nào. Chỉ cần trình độ của kẻ biết đọc là chúng ta đều nhận ra ngay, những thứ này sinh ra chỉ với mục đích bảo vệ chế độ. Chính vì cái mục tiêu “bảo vệ chế độ” mà chúng ta đã và đang lãng phí rất nhiều thứ mà toàn là những thứ cưu mang những hệ lụy lâu dài. So với thứ lãng phí này thì vài ngàn tỉ đồng chẳng là gì cả.

Hinh anh con nha ngheo

Hinh anh con nha ngheo

Con nit nha ngheo

Con nit nha ngheo

Thi song cu chay down the stream

Thi song cu chay down the stream

Khong co ten tac gia?

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

Tony Buổi Sáng – Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

Han Quoc - Seoul thap nien 1960

Han Quoc – Seoul thap nien 1960

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Han Quoc - Seoul city

Han Quoc – Seoul city

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Phu nu Han Quoc

Phu nu Han Quoc

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của

Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Theo Ký Gỉa

Vì sao Singapore phát triển thần kỳ còn Việt Nam thì không?

Nhân dịp ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Singapore, nhà thiết kế tài năng cho sự phát triển của Singapore trong hơn 3 thập kỷ qua, sang thăm Việt Nam và đóng góp nhiều ý kiến rất có giá trị cho công cuộc đổi mới và mở cửa của Việt Nam, CTV Minh Tuấn đóng góp một cái nhìn từ Singapore từ đó để chúng ta có quyết tâm hơn trong công cuộc chấn hưng đất nước.

Singapore Queen street 1960

Singapore Queen street 1960

Nước Singapore có diện tích chỉ 660 km2, rộng hơn thành phố Hà Nội của Việt Nam một chút. Đi xe máy một lèo hơn 30 phút là đi xuyêt hết cả đất nước. Dân số chỉ gần 5 triệu người, xấp xỉ dân số Sài Gòn. Tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn không có gì cả. Chỉ có con người, và một ít đất để ở. Năm 1960, GDP của Singapore chỉ là 0,7 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô-la Mỹ/ năm. Thế mà năm 2005, GDP của Singapore đã là hơn 116 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô-la Mỹ/năm. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng các nước tiên tiến, văn minh, giàu có nhất trên thế giới.

Singapore city

Singapore city

Vị thế của nước Singapore nhỏ bé cũng rất lớn trên trường quốc tế. Singapore là một trong những nước sáng lập ra khối ASEAN. Năm nay 2007, nước Singapore giữ chức Chủ tịch ASEAN.

Còn nước Việt Nam ta có diện tích gấp hơn 50 lần nước Singapore, dân số gấp gần 20 lần, tài nguyên thiên nhiên cũng phong phú, dồi dào hơn Singapore nhiều, nhưng GDP của ta năm 2005 chỉ là xấp xỉ 60 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 đô-la Mỹ/năm.

Vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ như vậy? Và ông Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapre có thể đến nước ta để có lời khuyên chân thành, giúp các nhà lãnh đạo nước ta về kinh nghiệm phát triển đất nước.

Nước Singapore là thuộc địa của Anh từ năm 1826. Đến năm 1946, nước Singapore giành được tư cách nước độc lập, nhưng vẫn nằm trong Khối liên hiệp Anh. Năm 1954, ông Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ tốt nghiệp ở Anh đã tham gia sáng lập ra Đảng Nhân dân Hành động (PAP: People`s Action Party) của Singapore. Và chỉ 5 năm sau khi ra đời, đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã giành được thắng lợi trong bầu cử. Năm 1959, ông Lý Quang Diệu- Tổng bí thư đảng PAP đã trở thành vị Thủ tướng người Singapore đầu tiên của nước Singapore độc lập nằm trong Khối liên hiệp Anh. Khi đó luật sư Lý Quang Diệu mới 36 tuổi.

Năm 1963, Singapore tham gia vào Liên bang Malaysia, nhưng chỉ 2 năm sau, đến năm 1965 lại tách ra thành nước độc lập.

Ông Lý Quang Diệu, Tổng bí thư đảng PAP, đã làm Thủ tướng Singapore suốt 31 năm, từ năm 1959, đến năm 1990.

Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã lãnh đạo đất nước Singapore từ khi giành được độc lập từ người Anh năm 1959 đến nay, cũng giống như Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam từ ngày giành được độc lập từ người Pháp năm 1945 đến nay. Những kinh nghiệm mà Singapore làm được rất cần để chúng ta học tập.

Trọng dụng người tài

Kinh nghiệm đầu tiên có thể thấy được là đảng PAP của ông Lý Quang Diệu tập hợp được rất nhiều người tài, người có học vấn cao. Là người lãnh đạo, thì cần phải có nhiều người tài. Không có tài, thì không thể lãnh đạo được. Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Bản thân ông Tổng bí thư Lý Quang Diệu đã tốt nghiệp ngành luật ở trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh năm 1949, khi ông 26 tuổi.

Vị Tổng bí thư thứ hai của đảng PAP, và cũng là vị Thủ tướng thứ hai của Singapore, từ năm 1990 đến năm 2004, là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế.

Vị Tổng bí thư thứ ba của đảng PAP, tức là Thủ tướng thứ 3 hiện nay của Singapore Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1952, cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long còn học về Hành chính công tại đại học Harvard – Mỹ.

Các đại biểu quốc hội Singapore là người của đảng PAP và các bộ trưởng cũng là người của đảng PAP, cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ông Phó thủ tướng Jayakumar, đảng viên đảng PAP, phụ trách về an ninh quốc gia đã tốt nghiệp tại khoa Luật, trường Đại học Yale Law của Mỹ. Đây là trường đại học mà vợ chồng ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã học. Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao George Yong-Boon Yeo, đảng viên đảng PAP, sinh năm 1954, cũng tốt nghiệp trường Cambridge của Anh. Ông Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Lim Swee Say, sinh năm 1954, đảng viên đảng PAP, tốt nghiệp trường Loughborough của Anh. Ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng Teo Chee Hean, sinh năm 1954, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Imperial College London – Anh.

Quan điểm của ông Tổng bí thư đảng kiêm Thủ tướng Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được đảng PAP thực hiện triệt để, rất có hiệu quả. “Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt,người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng”, ông Lý Quang Diệu đã có lần nói như vậy. Nước Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân Singapore, mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến. Người tài đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, và được gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.

Đảng PAP trực tiếp lãnh đạo đất nước

Kinh nghiệm thứ hai là người của đảng Nhân dân hành động PAP của ông Lý Quang Diệu trực tiếp nắm các vị trí lãnh đạo đất nước. Tổng bí thư đảng luôn luôn nắm chức Thủ tướng. Các đảng viên cao cấp nắm các chức Bộ trưởng. Từ đó mà đường lối của đảng PAP được thự hiện trực tiếp qua các đảng viên nắm chức vụ lãnh đạo Nhà nước.

Tiếng Anh là quốc ngữ

Kinh nghiệm thứ ba để phát triển đất nước Singapore là đào tạo tiếng Anh, đưa tiếng Anh lên làm ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Hoa. Ông Lý Quang Diệu lãnh đạo đảng PAP để giành độc lập cho nhân dân Singapore từ người Anh, bỏ sự lãnh đạo của người Anh, nhưng ông không bỏ tiếng Anh. Và cả bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ, nước Singapore cũng không bỏ. Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền hành chính tiên tiến đó. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu không bị xóa bỏ.

Ở nước Việt Nam ta, sau khi giành độc lập từ người Pháp, thì ta cũng bỏ luôn tiếng Pháp. Và những cung cách quản lý hành chính tiên tiến, khoa học, không nhiều quan liêu giấy tờ do Pháp xây dựng lên ở nước ta cũng không được tiếp tục áp dụng.

Về tầm quan trọng của tiếng Anh, ông Lý Quang Diệu nói: “-Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.

Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân

Kinh nghiệm thứ tư của Singapore là xây dựng một nhà nước dân chủ, tôn trọng dân. Ông Lý Quang Diệu nói “Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta.,Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ kiểu khác”. Ông Lý Quang Diệu cho rằng người dân không quan tâm lắm đến thể chế, hình thức chính phủ, mà họ quan tâm đến “ họ có được một chính phủ được thành lập qua bầu cử, họ có khả năng bầu ra chính phủ của họ và chính phủ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và cho con cháu mai sau”.

Chống tham nhũng

Kinh nghiệm thứ năm là kiên quyết chống tham nhũng. Ông Lý Quang Diệu nói “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ông nhiều lần khẳng định “nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”. Về độ trong sạch của bộ máy nhà nước, Singapore được xếp thứ 5 trong năm 2005, thuộc hàng trong sạch nhất thế giới. Nhưng muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, phải trả lương xứng đáng.

Vào năm 1985, ông Lý Quang Diệu khi đó nói rằng nước Singapore có 676 người giàu có thuế thu nhập nộp ngân sách còn cao hơn lương các Bộ trưởng. Nhưng 3 vị bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, và Nhà ở có vai trò quan trọng cho nước Singapore hơn 676 vị có thu nhập cao kia. Và tiền lương trả cho toàn bộ bộ máy Chính phủ Singapore năm 1985 đó chỉ là hơn 2,5 triệu đô-la Mỹ. Trong khi bộ máy Chính phủ đó quản lý một đất nước có GDP là 17 tỷ đô-la Mỹ (1985). Còn công ty Vận tải biển Singapore chỉ làm ra doanh số hơn 1 tỷ đô-la Mỹ, nhưng tiền lương của lãnh đạo cao cấp của công ty đó là gần 2 triệu đô-la Mỹ.

Từ đó ông Lý Quang Diệu quyết tâm tăng lương cho các vị trí chủ chốt lãnh đạo đất nước. Hiện nay tiền lương của các Bộ trưởng và Thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Lương của Thủ tướng Singapore cao gấp gần 2 lần Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ, tức khoảng gần nửa triệu USD một năm. Lương các Bộ trưởng cũng ở dưới mức đó một chút.

Những kinh nghiệm của Singapore rất đáng để VN chúng ta nghiên cứu học hỏi. Họ làm được và trở thành một con rồng của Châu Á, còn chúng ta thì sao?

Minh Tuấn
(Từ Tokyo)