Archives

Lấy Chồng Đài Loan Sướng Hay khổ

Hàng chục nghìn cô gái làm dâu xứ người đang bị hành hạ, ngược đãi ngày đêm. Không ít cô bị chồng trói dán miệng, khiêng bán cho tú bà; bị chồng dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay rồi nhúng vào nước muối, lấy ná thun bắn vào mi mắt và lấy dao cứa chằng chịt vào lưng.

Trên báo chí Đài Loan thường xuyên có những bài phản ánh nhiều trường hợp nàng dâu Việt bị hành hạ thậm tệ. Điển hình như vụ việc xảy ra ngày 23/6. Cảnh sát Đài Loan đã phát hiện 2 thanh niên đang chở cô Vũ Thanh Thảo, 21 tuổi, hai chân bị trói chặt bằng dây, hai tay bị quấn băng keo trói quặt ra sau và miệng cũng bị dán kín băng keo đi bán cho ổ mại dâm.

Theo Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở TP.HCM, ông Ngô Kiến Quốc: “Hiện nay có khoảng 77.000 cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. Dự tính trong khoảng hai năm nữa con số cô dâu Việt Nam tại Đài Loan sẽ lên tới khoảng 100.000 người. Theo thống kê, tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi, hành hạ chiếm khoảng 6 – 10%. Nếu kể luôn cả những trường hợp khác chưa biết đến nữa thì tỷ lệ này sẽ còn cao hơn… “.

Theo lời khai của Thảo, cô nhập cảnh theo diện lấy chồng Đài Loan đã hơn 1 năm, nhưng chồng tên gì cô cũng chẳng biết. Cô chỉ nhớ người ta gọi chồng mình là A Minh. Cách đây một tháng, cô gặp hai thanh niên này ở Đào Viên. Lúc đó, hai thanh niên này hứa hẹn sẽ dẫn cô đi Chiayi và giúp cô kiếm việc làm. Khoảng 5h chiều ngày 22/6, họ chở cô về miền Nam Đài Loan và nghỉ qua đêm ở một nhà trọ thuộc Gia Nghĩa.

Chiều 23/6, trước khi chở cô rời khỏi nhà trọ, họ đã trói gô tay chân cô và dùng băng keo dán miệng cô lại. Sau đó, cô thấy có 2 thanh niên khác bàn chuyện với họ. Một lúc sau, hai người kia lắc đầu rồi bỏ đi. Cô không hiểu họ bàn chuyện gì với nhau, nhưng cô nghi rằng họ có ý bàn chuyện đem bán cô.

Theo lời khai của Tiêu Chí Hào, một trong số 2 thanh niên, lúc đầu họ rủ nhau đi về Gia Nghĩa nghỉ mát. Nhưng vì cô này quá “ồn ào”, lại còn mắc nợ họ một số tiền chưa trả nên khi thấy những bảng quảng cáo về những dịch vụ mại dâm, họ mới có ý bán cô cho những ổ mại dâm đó với giá 60.000 đài tệ. Theo giao kèo, họ sẽ giao người và lấy tiền tại vùng Shuey-Shang. Nhưng rồi người mua chê cô… không đẹp và sợ rằng cô sẽ “cứng đầu” phản kháng nên cuộc mua bán bất thành. Tuy nhiên, gã thanh niên đi cùng là Hà Kiến Huân lại chối bay chối biến. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra vì tình nghi đằng sau hai thanh niên này còn có đồng bọn và những người chủ chốt khác, chuyên tổ chức buôn bán người cho những ổ mại dâm. Dĩ nhiên, không loại trừ trường hợp các cô gái bị chính chồng mình mang đi bán. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì truyền hình Đài Bắc có hẳn một chương trình quảng cáo cô dâu Việt Nam, như một dạng rao bán hàng hóa của các công ty môi giới. Hiện hai tội phạm đang bị giam giữ để chờ điều tra và xét xử.

Theo bản tin của nhật báo Quả táo (Đài Loan) và tờ Newpaper (Singapore), hiện ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẫn nộ đã được báo chí nước ngoài tường thuật cặn kẽ. Nạn nhân bị hành hạ, đọa đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man thời các bạo chúa ngày xưa là một cô dâu Việt Nam tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.

18 tuổi, cô gái xinh đẹp có đôi mắt to tròn và nụ cười lúng liếng hân hoan lấy chồng Đài Loan tên Liu Cheng-Chi (Lưu Chánh Kỳ), 39 tuổi. Trong ngày cưới, cô dâu cười rạng rỡ, gia đình Linh đều “nở mày nở mặt” với bà con xóm giềng vì chú rể không chỉ có tiền mà mặt mũi cũng bảnh bao, tử tế. Tháng 4/2002, Linh theo chồng sang Đài Loan và bắt đầu một cuộc đời tủi nhục. Thực tế, chồng Linh – ông Lưu Chánh Kỳ vẫn sống chung với vợ cũ là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như), 34 tuổi. Dù đã có với nhau một đứa con gái, nhưng vì bà Lâm Lệ Như hay bị sẩy thai, không sinh được con trai nối dõi nên vợ chồng họ bàn nhau ly hôn giả, để Lưu Chánh Kỳ sang Việt Nam tìm vợ để sinh con trai và để có người giúp việc không công. Từ khi bảo lãnh Linh sang Đài Loan, Lưu Chánh Kỳ bắt đầu một cuộc sống trác táng, hằng đêm Lưu cùng lúc ngủ chung một giường với cả hai vợ, một vợ giả ly dị và một vợ vừa mới cưới. Ban ngày, Linh phải làm tất cả mọi việc trong nhà để phục vụ cả nhà như một ôsin. Đêm, Linh thường xuyên bị cả vợ chồng Lưu cưỡng bức phải “chơi trò dâm loạn 3 người trên một giường”. Thế vẫn chưa đủ. Ba tháng sau đó, vợ chồng Kỳ – Lưu mới bắt đầu giở trò hành hạ Linh dã man bằng nhục hình.

Tất cả giấy tờ của Linh từ hộ chiếu đến thẻ cư trú đều bị Lưu Chánh Kỳ cất giữ và cấm cô không được liên lạc với bất cứ một ai. Hắn còn giam Linh vào một căn hộ biệt lập trên tầng 4 của ngôi nhà trên đường Thủy Cảnh, thành phố Đài Trung. Mỗi ngày cô chỉ được ăn 1 bữa và chỉ được đi vệ sinh 1 lần trong ngày.

Vì ăn chơi trác táng, Chánh Kỳ được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu. Nghi ngờ Linh từng làm tiếp viên quán rượu nên đã lây bệnh cho mình, Kỳ và vợ thẳng tay dùng những hình thức tra tấn “tù” dã man để cưỡng bức Linh phải ký vào giấy xác nhận mình đã từng làm gái mại dâm, thường xuyên ăn nằm với khách ở khách sạn, bị nhiễm trùng đường tiểu nên đã truyền bệnh cho ông ta. Linh thường xuyên bị hai người trói lại, bà Lâm giữ chặt lấy người cô để chồng mình dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay của Linh, rồi nhúng những ngón tay rỉ máu của cô vào nước muối. Chưa đã, hắn còn dùng gậy đánh đập Linh dã man, dùng dao chém vào lưng cô, rạch những vết thương ngang dọc trên lưng cô. Thậm chí, họ còn bắt cô nhắm mắt lại rồi lấy ná thun bắn thun vào mắt cô. Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy sức sống cô gầy guộc còn da bọc xương, từ 48 kg cô còn 20 kg.

Tháng 2/2003, Linh không còn đi đứng nổi khi trên người đầy những vết thương tứa máu. Vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết. Cả hai khiêng cô lên xe, chở đến một bãi vắng của Nhà máy Phát điện ở ngoại ô Đài Trung rồi vứt cô xuống. Sức tàn, lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất ức dồn nén khiến Linh cố lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát nhận được tin báo đã đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Sau hơn 1 năm điều trị và được chăm sóc đặc biệt, Đoàn Nhật Linh đã bình phục.

Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ đã phủ nhận hoàn toàn hành vi phạm tội ngược đãi của mình. Thậm chí, Lưu Chánh Kỳ còn giả bị tâm thần để “thoát tội”. Sau khi cơ quan điều tra giám định cả vợ lẫn chồng đều không hề bị tâm thần, ngày 9/6 vừa qua, Công tố viện Đài Trung đã quyết định khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội “ngược đãi người khác như nô lệ” với mức án đề nghị là 7 năm tù.

Theo ông Peter Chen, cảnh sát viên đặc trách về ngoại vụ tại thành phố Đài Trung, 1/10 trong số 384 nàng dâu từ Việt Nam đang là nạn nhân của những vụ bạo hành trong gia đình, bị chồng đánh đập hay bóc lột tàn nhẫn. Đa số đã lập gia đình với những nông dân nghèo hay những công nhân lao động không có giáo dục hoặc ở dưới mức tiểu học, một số khác phải lập gia đình với những người khuyết tật.

Lấy Chồng Hàn Quốc Sướng Hay Khổ

“Sau một tháng ‘xuất ngoại’, một đêm tỉnh dậy, mình hết hồn khi thấy đầu chồng trọc lốc. Hóa ra, khi sang tìm vợ anh ta đã đội tóc giả mà mình và gia đình không biết”, chị Liên kể về kỷ niệm khó quên những ngày xa xứ.

Chị Liên là một trong số 34 cô dâu Việt Nam lấy chồng và sinh sống tại Hàn Quốc được trở về thăm quê hương từ 24/9 đến 2/10 năm nay, trong khuôn khổ chương trình do Quỹ Phụ nữ Hàn Quốc tổ chức. Đây là lần thứ 4 đoàn cô dâu Việt Nam về thăm quê kể từ lần đầu được tổ chức vào năm 2007.

Cô gái 28 tuổi, quê Thủy Nguyên, Hải Phòng cho biết, chị cưới cuối năm 2006 và bay sang Hàn Quốc đầu năm 2007. Là con gái đầu lòng trong một gia đình có 4 con nghèo khó, chị từng mong ra nước ngoài sẽ có điều kiện đỡ đần bố mẹ được phần nào. “Thế mà từ lúc đi tới giờ chưa bao giờ gửi được một đồng nào về. Hôm cậu em trai cưới mình cũng không có quà gì, bảo chồng gọi điện anh ấy cũng không chịu. Mình vừa gọi điện xin lỗi bố mẹ vừa nuốt nước mắt”, chị thổ lộ.

Chồng chị Liên là người đàn ông 48 tuổi, dáng nhỏ bé, nước da ngăm đen. Anh là công nhân in hộp giấy. Trước đây, đồng lương của anh cũng đủ cho gia đình chi tiêu, nhưng từ khi anh phải làm phẫu thuật trồng răng giả và cấy tóc, chi phí tốn kém, thì kinh tế gia đình trở nên eo hẹp.

Theo chồng về nước, chị mới biết, cuộc sống ở nhà anh còn cơ cực gấp nhiều lần gia đình mình. Bố anh mất sớm, mẹ làm nông nghiệp. Sau đám cưới, Liên phải cùng mẹ chồng cuốc đất, cấy lúa, trồng đào. Làm việc quá vất vả khiến lần đầu mang thai chị bị băng huyết. Sau khi sinh lần thứ hai, mẹ chồng đã bắt chị cắt dạ con vì không có tiền để nuôi thêm đứa trẻ nữa.

Đôi vợ chồng Việt – Hàn cùng cậu con trai nhỏ trong niềm vui trở về quê ngoại lần đầu tiên. Ảnh: Minh Thùy.

Hiện tại, hai vợ chồng chị từ Chơn Chu đã chuyển lên Chơn Uop, thuê một căn nhà nhỏ ở riêng. Kinh tế eo hẹp, chị Liên đã gửi con đi nhà trẻ rồi tìm việc rửa bát thuê cho một nhà hàng gần nhà, kiếm mỗi tháng ít tiền. “Em biết cảnh mình nên cũng hà tiện lắm, chả bao giờ dám dùng mỹ phẩm gì, dù bên đó phụ nữ ai cũng làm đẹp”, chị nói.

Sang Hàn Quốc vài năm nhưng vốn tiếng Hàn của chị khá ít ỏi. “Lúc mình sang đúng vụ trồng thuốc lào nên không có thời gian học, sau đó thì đẻ liền tù tì hai đứa con nên cô giáo có đến dạy cũng chỉ biết viết lại, mình dán lên rồi thỉnh thoảng ngó qua”, chị kể.

Nói về những ngày vừa về lại quê nhà, người mẹ trẻ rưng rưng nước mắt. Lúc nhìn thấy con, bố mẹ chị vui mừng bao nhiêu, lúc chị rời đi, cả nhà lại nước mắt như mưa vì không biết ngày nào mới được gặp lại. Chị thương đứa em gái tật nguyền chẳng có tiền chữa trị, vẫn mỏi mòn đợi chờ mà chị chẳng giúp được gì.

“Có mấy người quen nhờ em mai mối để sang bên đó lấy chồng, nhưng em không dám nhận. Em đã khổ lắm rồi, không muốn ai giống em nữa”, chị nghẹn ngào.

Khi được hỏi “Nếu khổ vậy, chị có bao giờ nghĩ đến việc tự giải thoát cho mình”, Liên cười buồn: “Xấu hay tốt thì cũng là chồng mình rồi. Những nỗi khổ của em, em chỉ muốn đậy thật kín lại thôi. Em không bao giờ trở về. Có gì em cũng chịu được hết”.

Một cô dâu Việt bày tỏ sự thích thú khi bế con xem các gia đình bạn tham gia một trò chơi. Ảnh: Minh Thùy.

Về nước lần này cùng chị Liên có 33 cô dâu khác, trong đó có 20 cô dâu ở miền Nam, còn lại là ở miền Bắc. Mỗi người trong số họ có cuộc sống khác nhau, người vui, kẻ buồn, nhưng ai cũng mong ngóng ngày trở về thăm người thân.

Chị Liễu là cô gái miền quan họ Bắc Ninh, có dáng vẻ bề ngoài khá giống phụ nữ Hàn Quốc, với đôi mắt một mí, dáng người cao, mảnh. Suốt buổi giao lưu giữa các gia đình vợ Việt, chồng Hàn được tổ chức tại Grand Plaza (Hà Nội) ngày cuối tuần qua, chị Liễu hầu như không tham gia nhiều vào các trò chơi, mà chủ yếu trông chừng, chơi đùa với 3 đứa con, đứa lớn nhất 6 tuổi, bé nhỏ nhất hơn 2 tuổi.

Khi có người hỏi chuyện, chị lảng đi, nói bằng giọng lơ lớ như người nước ngoài mới học tiếng Việt: “Quên hết tiếng rồi, sao mà nói gì được”. Chị cho biết, vợ chồng chị đều là công nhân, lương thấp. Cả 3 đứa con của chị cũng không biết nói tiếng Việt vì “mẹ làm gì có thời gian mà dạy”.

Trong lúc mọi người đang hò reo theo một trò chơi tập thể, Bùi Thị Vui (Kiến Thụy, Hải Phòng) ngồi nựng nịu cô con gái gần 2 tuổi. Hỏi chồng đâu, Vui chỉ ra góc sảnh rộng, nơi một người đàn ông to béo đang ngồi bệt, ôm bụng, mệt mỏi. Vui nói: “Anh ấy yếu lắm, đang mệt quá nên ra đó ngồi nghỉ”.

Cô gái 22 tuổi này có dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hiền lành, sang Hàn từ năm 2008. Chồng Vui bị dị tật bẩm sinh ở bụng và chân nên không thể đi làm hay giúp vợ nhiều việc. Hiện tại cả gia đình cô sống nhờ khoản tiền trợ cấp cho người tàn tật từ nhà nước. “Kinh tế khó khăn nên mình đang cố gắng học giỏi tiếng Hàn để xin đi làm phiên dịch, kiếm thêm chút tiền lo cho gia đình”, Vui nói.

Vui cũng cho biết dù khá vất vả trong việc chăm sóc chồng, con, lo nội trợ, nhưng cô vẫn thoải mái vì ông xã khá cởi mở, lại chiều vợ, tất cả những dịp đơn vị hỗ trợ phụ nữ Việt ở Hàn tổ chức đi chơi, hội họp, anh đều động viên vợ tham gia vì sợ cô ở nhà suốt ngày sẽ buồn.

Còn anh Cha Ky Yong, chồng Vui, 35 tuổi, ở tỉnh DeKu (Hàn Quốc) vừa thở dốc vừa tâm sự, anh cũng mừng vì thấy vợ rất vui mấy hôm được ở bên bố mẹ, người thân. “Nếu có điều kiện sau này mình cũng cho vợ về lần nữa, nhưng chưa biết có lo được không”, anh nói.

Nhớ lại gần 4 năm trước tới Việt Nam tìm vợ, hôm đó, anh được công ty môi giới dẫn đến xem mặt rất nhiều phụ nữ, mỗi người được đánh theo số thứ tự. “Tôi ưng Vui vì biết cô ấy lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Tôi cần một người vợ biết chịu cơ cực. Các cô gái Hàn Quốc thì rất xa xỉ. Họ trang điểm, ăn xài… tốn kém lắm”, anh Cha kể lại.

Nhìn cô con gái đang khóc to trên tay mẹ vì mệt và sợ trước đông người lạ, ánh mắt anh Cha lộ vẻ lo lắng, xót xa. Anh thổ lộ thêm: “Suốt mấy năm qua, Vui đã chăm lo cho bố mẹ tôi, nuôi dưỡng em trai tôi và sinh cho tôi một cô con gái kháu khỉnh. Tôi rất hài lòng và biết sự lựa chọn của mình có ý nghĩa”.

Theo bà Cho Hyoung, chủ tịch Quỹ Phụ nữ Hàn Quốc, chương trình hỗ trợ phụ nữ di trú về thăm quê hương không chỉ đem lại niềm vui cho các cô dâu Việt khi gặp lại người thân mà còn giúp các chú rể và những đứa con hiểu hơn về hoàn cảnh, nơi sinh của vợ, mẹ mình. Tính từ năm 2007 đến năm nay, chương trình đã đưa tổng cộng 567 người thuộc 157 gia đình phụ nữ di trú về thăm quê.

Cũng tại cuộc hội ngộ tương tự vào năm ngoái, Đại sứ Hàn Quốc Park Suk Hwan cho biết, hiện Hàn Quốc có khoảng 40.000 cô dâu người Việt, và những người này được coi là “máu thịt” của dân tộc Hàn vì đã sinh ra các thế hệ tương lai cho Hàn Quốc nên chính phủ sẽ cố gắng để đảm bảo quyền lợi cho họ. Tuy vậy, chính phủ cũng không thể đi sâu tìm hiểu xem gia đình này có hạnh phúc hay không để biết giúp đỡ họ. Vì thế, ông khuyên, trước khi lấy chồng Hàn Quốc, chị em cần tìm hiểu kỹ người bạn đời tương lai của mình cũng như về văn hóa, nếp sống của gia đình, đất nước họ.

Minh Thùy

Co Dau Vietnam Lay Chong Dai Loan va Han Quoc

Cô dâu Việt Nam tại Đài Loan và Hàn Quốc

Có một số cô dâu Việt tại Đài Loan và Hàn Quốc có ít người đang hạnh phúc trong khi hầu hết số phụ nữ còn lại đang đau khổ. Nói chung, hầu hết các cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan đang rất khổ sở với cuộc hôn nhân sắp xếp như vậy. Hàng năm, có nhiều phụ nữ trẻ Việt Nam kết hôn với đàn ông Hàn Quốc hoặc Đài Loan, vì họ là người nghèo, do đó họ muốn thay đỗi cuộc đời hay giúp gia đình của họ. Một số người trong số họ mơ ước được giàu có bằng cách kết hôn với người nước ngoài. Kết quả là, ước mơ sụp đổ vì cuộc sống gia đình không giống như mơ ước. Một số người trong số họ kết thúc vào tệ nạn mại dâm. Điều gì xảy ra ở đây?

Vietnamese BridesCô dâu Việtnam

Hầu hết các cô gái Việt Nam là người có hoàn cảnh rất nghèo. Mong muốn làm giàu để thay đổi cuộc đời và được bà con, bạn bè, láng giềng kính trọng. Họ không kết hôn vì tình yêu nhưng vì điều kiện kinh tế. Họ là những cô gái trẻ, những người từ 18 đến 25 tuổi và sống ở vùng nông thôn của Việt Nam. Những cô gái độc thân mới lớn tại Việt Nam có kinh tế khó khăn, công việc không ổn định, trình độ học vấn thấp và mức độ nhận thức thấp. Trong những khu vực nghèo của vùng quê Việt Nam, các cô gái trẻ này sống trong cãnh thiếu thốn. Nên họ chấp nhận lấy chồng xứ Hàn hay xứ Đài để có thể thay đỗi cuộc đời hiện tại.

Lý do lấy chồng ĐL hay HQ là vì cái “nỗ” của 1 số cô dâu. Một số các cô gái Việt Nam lấy chồng nước ngoài và gửi tiền về nhà để giúp gia đình của họ. Khen ngợi này đang lây lan rộng rãi. Sự chuyển động của phụ nữ độc thân muốn kết hôn với người nước ngoài tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc đã diễn ra rầm rộ ở nhiều tỉnh của Việt Nam. Nhiều cô gái thậm chí còn kết hôn với người đàn ông khuyết tật và người già. Mục đích chính là để có tiền gửi về nhà để giúp gia đình của họ.

Đây là lý do hàng ngàn cô dâu Việt ở Hàn Quốc hoặc Đài Loan sống thảm hại và một số người trong số họ không thể trở về nhà vì không có tiền trong tay. Họ đã kết thúc với kết quả thương tâm. Vội vàng kết hôn mà không có sự hiểu biết về người chồng là một sai lầm. Đừng làm điều đó, các cô gái đáng thương ơi. Thêm vào đó, có rào cản ngôn ngữ, không có kỹ năng, không có việc làm, và bị lạm dụng, hầu hết trong số họ đã kết thúc trong tình trạng đáng thương như nhau. Nó không phải là lỗi của họ. Nhiều bậc cha mẹ buộc con gái của họ kết hôn với người đàn ông già hoặc người tàn tật Hàn Quốc hay Đài Loan với hy vọng có một số tiền. Tất nhiên, họ phải đi qua một nhà môi giới hôn nhân. Một số công ty môi giới hôn nhân bỏ chạy sau khi kết hôn. Nhiều người thất vong.

Hầu hết các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc bị các hậu quả nghiêm trọng. Chỉ có một số người trong số họ đang hạnh phúc. Tại sao điều này xảy ra? Đời sống xã hội, sự nghèo nàn, giáo dục và nhận thức thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, và điều kiện kinh tế là một số yếu tố chính dẫn đến các cuộc hôn nhân tũi nhục như thế.

Giải pháp

Nếu bạn là một trong các cô gái Việt Nam độc thân mong muốn lấy chồng nước ngoài để thay đổi cuộc sồng nghèo khổ, thì bạn nên kết hôn với Việt kiều ở Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp, Ý, và những người khác. Họ là đàn ông độc thân Việt Nam đang sống ở phương Tây, họ là người Việt Nam. Ngôn ngữ là không có vấn đề trỡ ngại. Ngoài ra, họ sẽ chăm sóc tốt của bạn vì xã hội phương Tây bình đẵng về giới tính. Mặc dù bạn sống ở một tỉnh nhỏ của Việt Nam, bạn vẫn đăng ký một hồ sơ cá nhân trực tuyến để tìm một anh Viet Kieu làm chồng.

Tên tôi là Tony Trần. Tôi không vô cãm nhìn thấy chị em phụ nữ ngây thơ, thiếu hiểu biết, nghèo khổ, bị đao khổ khi lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc. Tôi là một người đàn ông người Mỹ gốc Việt đã kết hôn với một cô gái Việt mà tôi đã gặp trực tuyến trên mạng. Cô ấy sống tại một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam. Chúng tôi kết hôn cách đây 10 năm. Nếu bạn sống trong tình trạng nghèo ở Việt Nam và muốn thay đổi cuộc sống của bạn cho một tương lai tốt đẹp hơn, thì đăng ký một hồ sơ cá nhân tại trang web hẹn hò bốn phương để tìm thấy người ấy. Hiện có hàng ngàn người đàn ông VK đăng ký tại web này. Hàng ngàn đàn ông độc thân đang chờ bạn đấy. Chúc may mắn!