Archives

Vì Sao Đàn Ông Nước Ngoài & Ngoại Quốc Được U Ái Tại Việt Nam

Những người đàn ông phương Tây, đặc biệt là người nước ngoài da trắng, nhận được rất nhiều sự chú ý từ các cô gái Việt Nam. Họ chỉ cần đi bộ trên đường, không làm gì cả, và nhận được tất cả sự chú ý của phụ nữ địa phương Vietnam ở đó. Lý do gì mà con gái VN lại thích đàn ông ngoại Quốc đến thế?

Phu nu Vietnam & Dan ong nuoc ngoai

Phu nu Vietnam & Dan ong nuoc ngoai (Photo: cosmiclobster.com & mic.com)

Tại sao người ngoại quốc được đối xữ tốt hơn người địa phương?

Tôi có một người bạn Úc sống ở Saigon vài tháng. Ông tìm được một cô bạn gái Viet Nam vào tuần đầu tiên. Ông nói rằng ông không cần làm bất cứ điều gì để chinh phục cô ấy, nhưng cô ấy đến với anh ta và bắt đầu nói chuyện khi ông đang đi bộ ở phía trước của một chợ thực phẩm. Ông chỉ nói tiếng Anh như một ngôn ngữ bản địa và ông là đàn ông da trắng. Không ai biết ông bị thất nghiệp và đã không tìm được một công việc tại Úc Châu. Ông có tất cả sự chú ý của phụ nữ độc thân địa phương ở VN chỉ vì ông là một người nước ngoài cao và da trắng. Có rất nhiều cô gái VN tìm kiếm chàng trai phương Tây hay Mỹ để kết hôn.

Người nước ngoài da trắng đang rất nổi tiếng ở Vietnam, vì họ đã được sinh ra và lớn lên ở các nước giàu có, văn minh, và lớn nhất trên thế giới. Họ là người da trắng, san trọng, cao ráu và sexy vì vậy hầu hết phụ nữ Việt nhìn họ với khía cạnh kính nể và đầy yêu thương. Đúng vậy, điều này là sự thật. Nếu bạn là một người đàn ông Tây đi bộ trên đường phố Saigon, Hanoi hay các thành phố khác, thì bạn sẽ thấy bạn ấn tượng với phụ nữ địa phương ở đó thế nào. Khi bạn đi đến một quán bar hay vủ trường, bạn sẽ được sự chú ý của các cô gái tiếp cận để làm quen với bạn.

Có một số lợi thế mà người nước ngoài thu hút phụ nữ VN:

Phụ nữ Viet Nam rất là thân thiện với những người đàn ông phương Tây, đặc biệt là người da trắng. Họ rất tốt bụng và lịch sự để đối xữ với khách du lịch và người nước ngoài đến từ các nước phương Tây như Mỹ, Úc (Australia), Ý (Italy), Đức (German), Anh, Pháp (France), Canada và các nước khác.

Về chuyện sinh lý và tình dục, hầu hết đàn ông phương Tây rất mạnh mẽ trên giường đó là một trong những mục yêu thích của một số phụ nữ VN mà họ thích làm quen, hẹn hò và tiến đến hôn nhân với bạn. Những người đàn ông địa phương sẽ bị từ chối bởi kích thước nhỏ, yếu sinh lý vì ặn nhậu quá nhiều, và sự đối xữ thô bạo với phụ nữ. Một số phụ nữ độc thân ở VN có sự ham muốn tình dục hoang dã ẩn trong họ, bạn là một người da trắng và mạnh khõe, dỉ nhiên bạn sẻ có nhiều cơ hội.

Lấy một người đàn ông trắng sống ở phương Tây được coi là “trúng số” đối với một người phụ nữ VN. Nhiều phụ nữ địa phương đang sống trong tình trạng kinh tế yếu kém nên họ muốn kết hôn với một người nước ngoài có tình hình tài chính tốt hơn. Đôi khi điều này hóa ra không đúng sự thật vì một số anh thanh niên ở phương Tây rất nghèo.

Hầu hết người nước ngoài trắng là những người tốt. Điều này đúng. Họ đi du lịch đến VN để vui chơi vì vậy họ không muốn gây rắc rối với người địa phương ở noi đó.

Người da trắng đối xử với phụ nữ với sự tôn trọng và danh dự. Phụ nữ Việt nghĩ về điều này và có vẻ như là đúng. Khi họ đã được sinh ra và lớn lên ở phương Tây, nơi mà các quy định nghiêm ngặt được áp dụng về bạo lực đối với phụ nữ, vì vậy hầu hết các chàng trai không bao giờ đánh phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Khi một người phụ nữ Vietnam giới thiệu bạn trai hoặc chồng mình là đàn ông nước ngoài da trắng đến cha mẹ, người thân hoặc bạn bè, cô được nhìn với ánh mắt nể trọng và khâm phục.

Có nhiều lý do tại sao đàn ông ngoại quốc quá nổi tiếng tại Viet Nam. Tuy nhiên, tôi có thể nói một khía cạnh xấu của họ, là có vài người đến VN để lợi dụng các cô gái ngây thơ. Đừng làm điều đó. Các bạn có tất cả các lợi thế mà những người đàn ông địa phương không có. Hầu hết phụ nữ VN được hấp thụ theo tập quán truyền thống, một người phụ nữ, một người đàn ông, bạn không nên làm tổn thương cảm xúc của họ bằng cách lừa dối họ. Vì vậy, những người đàn ông phương Tây, đặc biệt là người nước ngoài da trắng được phổ biến ở VN vì họ được xem như là người chồng lý tưỡng mà của đàn bà và con gái tại Việt Nam.

Đàn ông Việt Nam phải tìm vợ nước ngoài trong tương lai

Các nhà quản lý dân số đưa ra cảnh báo, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến hệ quả là khoảng 20 năm sau, nam giới Việt Nam sẽ phải sang tận… châu Phi tìm vợ.

Thế nhưng có một thực tế khác cũng dẫn đến hệ quả tương tự mà ở ngay thời điểm hiện tại chứ không cần chờ đến thời gian quá lâu, đó là việc các cô gái Việt “xuất ngoại” làm dâu xứ người.

Co dau Vietnam tai Han Quoc

Co dau Vietnam tai Han Quoc (Photo: zing)

Kéo nhau đi lấy chồng ngoại

Gần đây, hiện tượng các cô gái Việt lấy chồng ngoại ngày càng gia tăng. Những cuộc hôn nhân được cho là thành công lại càng làm tăng mong muốn lấy chồng ngoại quốc của các cô gái ở nhiều địa phương.

Theo nghiên cứu của Ths.Trần Giang Linh, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội và cộng sự tại ĐH Western Ontario, Canada, bên cạnh những tác động tích cực từ việc xuất ngoại lấy chồng của các cô gái nông thôn Việt Nam thì cũng có những tác động đến cơ cấu giới tính, thị trường hôn nhân tại địa phương.

“Tôi thấy buồn, hầu hết con gái trẻ đẹp ở địa phương đều đã lấy chồng nước ngoài. Bọn tôi – đàn ông nghèo rất khó lấy vợ. Tôi ngày càng già vẫn chưa có vợ. Nhiều bạn bè của tôi cũng rơi vào tình cảnh trớ trêu như vậy và phải tìm bạn ở các vùng bên cạnh hoặc các tỉnh khác”, một người tham gia phỏng vấn cho biết.

Hay như chia sẻ của một nam giới khác: “Trước đây, ế thường xảy ra với phụ nữ. Bây giờ lại xảy ra với đàn ông. Chúng tôi không có tiền để lấy vợ; giờ ngày càng nhiều người đàn ông ở đây bị ế… Một số người còn phải đến miền núi để tìm vợ”.

Lấy chồng ngoại vì tình yêu hay vì kinh tế?

Theo khảo sát của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh về hiện tượng xuất ngoại lấy chồng ở xã Đại Hợp,huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) – địa phương có nhiều người lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, một trong những động lực thúc đẩy phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng Hàn Quốc nói riêng là yếu tố kinh tế.

Cụ thể, 53% cha mẹ có con gái lấy chồng Hàn Quốc nói rằng con họ có gửi tiền về cho gia đình. Trong đó 8% gửi tiền thường xuyên, 75% thỉnh thoảng, và 17% hiếm khi gửi.

Người dân địa phương này cho rằng, hầu hết các gia đình có con lấy chồng Hàn Quốc đều khá giả, giàu sang.

“100% nhà có con gái lấy chồng nước ngoài đều giàu lên. Đại đa số nhà có con gái lấy chồng Đài Loan đều xuất phát từ hộ nghèo và bứt lên thành hộ giàu. Những hộ này khác trước sống trong nhà 3 gian không có gì cả. Bây giờ thì nhà 3 hay 4 tầng, đồ đạc không thiếu thứ gì”, một người dân tham gia khảo sát cho biết.

Ngoài ra, cũng có sự phân biệt đáng kể về mức sống của những hộ gia đình có con lấy chồng nước ngoài với những hộ khác. Tại địa phương này có thể chia thành 3 loại: giàu, trung bình và nghèo. Giàu chi tiêu hàng tháng hết 5 triệu, hộ trung bình 2,5 triệu, nghèo 1 triệu. Trong những hộ giàu thì đa phần có con lấy chồng nước ngoài (chiếm 80%) gửi tiền về giúp đỡ.

Một cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc cho biết, cuộc hôn nhân này khiến cô không phải lo về chuyện kinh tế.

“Bạn bè em lấy chồng Việt Nam, cả 2 vợ chồng cùng đi làm công nhân nếu chắt bóp chỉ đủ ăn thì ở Hàn Quốc, tuy chồng em chỉ là công nhân lái máy xúc cũng có thể nuôi vợ con khá thoải mái, vẫn có tiền để dành”, cô dâu Hàn gốc Việt cho biết.

Trai Việt dễ “ế” vợ

Nghiên cứu của Ths.Trần Giang Linh cũng chỉ rõ, trong số những người được phỏng vấn, có 36,7% cho biết việc những cô gái đi lấy chồng ngoại khiến việc lấy vợ địa phương trở nên khó khăn; 13,5% cho biết họ phải đi lấy vợ ở địa phương khác. Điều này đặt ra vấn đề, nam giới ở phạm vi địa bàn nghiên cứu đang phải đối mặt với sức ép hôn nhân.

Cũng giống như đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc, những người đang “nhập” cô dâu ngoại, nam giới ở thị trường này chỉ có thể tìm vợ ở những khu vực lân cận trong nước, thường là những vùng nghèo hơn. Người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng phụ nữ địa phương xuất ngoại lấy chồng chính là nam giới nghèo.

Trên thực tế, mấy năm gần đây, vấn đề kết hôn của các chàng trai ở xã Đại Hợp đã trở nên khó khăn hơn trước, có nhiều lý do nhưng một nguyên nhân quan trọng là bởi con gái ở đây đa phần đều mong muốn lấy chồng nước ngoài.

Thị trường hôn nhân địa phương trở nên khó khăn do sự khan hiếm nữ giới trong độ tuổi kết hôn, khiến nam giới phải tìm kiếm bạn đời ở nơi khác. Mặc dù Đại Hợp là một xã kinh tế phát triển mạnh nhất huyện Kiến Thụy, nhưng trên địa bàn của xã không có một xí nghiệp, doanh nghiệp nào, và xã cũng không có nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Vì thế, không có lao động di cư từ nơi khác đến Đại Hợp, khiến cho nam giới đến độ tuổi kết hôn phải tìm kiếm đối tác ở các địa phương lân cận, cùng huyện khác xã, khác quận, huyện và cả phụ nữ thuộc các tỉnh khác nhau.

Theo đó, số nam giới lấy vợ là người cùng xã chỉ bằng 45,7% số nam giới lấy vợ nơi khác, nói cách khác cứ 1 nam giới lấy vợ cùng xã thì có 2 nam giới lấy vợ ngoài xã. Trong khi số phụ nữ lấy chồng cùng xã chỉ bằng 35,2% số phụ nữ lấy chồng nước ngoài, nghĩa là số phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhiều gấp gần ba lần số phụ nữ lấy chồng trong xã.

Chính vì thị trường hôn nhân trở nên khó khăn nên không ít nam giới Đại Hợp phải lên các tỉnh miền núi phía Bắc để tìm bạn đời.

“Nếu Việt Nam cứ để tình trạng xuất khẩu con gái như thế này thì lại như Trung Quốc, Hàn Quốc thôi, khi ấy con trai Việt Nam lại phải ra nước ngoài tìm vợ”, một bà mẹ có con trai đến tuổi lấy vợ lo lắng.

Từ nghiên cứu trên đây có thể thấy tác động của sự khan hiếm phụ nữ đến quy luật cung – cầu trong việc tìm kiếm bạn đời của nam giới. Đây có thể coi là một thách thức lớn đối với những nam thanh niên đang bước vào tuổi trưởng thành, có ý định tìm kiếm bạn đời ngay trên quê hương mình. Sự thách thức này sẽ càng gia tăng trong bối cảnh mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia dân số Liên hợp quốc, “sự chênh lệch tuyệt đối giữa quy mô dân số nam và nữ ở Việt Nam vào năm 2050 sẽ khoảng 2,3 đến 4,5 triệu người”.

“Sự khan hiếm cô dâu, còn dẫn đến những hệ lụy xã hội khác, có thể dẫn đến sự cạnh tranh hay giành giật trong quá trình tìm kiếm bạn đời. Điều này rất có thể xảy ra những hệ lụy trong xã hội…”, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh nói.

Chính phủ Hàn Quốc vừa áp dụng những quy định mới hạn chế hôn nhân với người nước ngoài.

Từ năm 2000, số cô dâu nước ngoài – tuyệt đại đa số là từ các nước Châu Á – đã tăng mạnh ở Hàn Quốc. Đỉnh điểm là năm 2005, khi có đến 300.000 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc được cấp thị thực để cư trú ở nước này.

Theo RFI, nguyên nhân của xu hướng này là do tại các vùng nông thôn, phụ nữ trẻ đua nhau kéo lên Seoul và các thành phố khác tìm việc làm, gây nên tình trạng “trai thừa, gái thiếu”, khiến nhiều thanh niên không kiếm được vợ, phải tìm bạn đời từ các nước khác.

Theo các số liệu thống kê chính thức, từ năm 2000 đến nay, đã có khoảng 236.000 phụ nữ nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc sang định cư ở nước này và sinh ra khoảng 190.000 trẻ em. Hơn 80% cô dâu là đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Campuchia, Thái Lan và Mông Cổ – chủ yếu qua các nhà môi giới hôn nhân.

Nguyễn Vũ

Con gái Việt Nam có nên lấy chồng nước ngoài không?

Hiện nay có quá nhiều cô gái trẽ đang phân vân không biết có nên lấy chồng nước ngoài hay không. Họ đều nằm trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, mơ ước có được 1 tấm chồng giàu sang đễ thay đổi cuộc đời. Khi nhìn vào nhà khác giàu sang, đầy đủ tiện nghi, họ mơ ước sao cho mình sau này cũng giống như vậy. Họ muốn thoát khỏi cãnh nghèo nàn nhưng không biết phải làm cách nào. Có nhiều phụ nữ VN lại muốn giúp đỡ gia đình bằng cách nghĩ đến việc lấy chồng nước ngoài.

Lay chong nuoc ngoai

Trên thực tế thì đồng lương công nhân của họ chĩ đủ sống qua ngày thì làm sao có thễ đạt được mơ ước thay đổi cuộc đời nghèo nàn. Giá nhà lại tăng và mọi thứ đều tăng, nhưng đồng lương thì không tăng, vậy họ sẻ làm sao? Có hàng ngàn người con gái Vietnam nảy ý định là lấy chồng nước ngoài rồi đi làm bên đó với thu nhập cao và ỗn định hơn, gừi về giúp cho gia đình. Có nhiều người lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã ăn nên làm ra, gữi tiền về Viet Nam mua nhà cho gia đình, giúp đỡ em úc. Nhưng hầu hết các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan, Trung hay Hàn Quốc đều bị hành hạ, đối xữ tệ bạc, bị bắt làm nô lệ tình dục.

Vậy thì nếu muốn thay đổi cuộc đời nghèo khổ hiện nay thì phụ nữ VN nên lấy chồng ngoại quốc, Tây, Mỹ hay Việt Kiều? Không bàn tới chuyện lấy chồng Đài, Hàn hay Trung Quốc vì sự rủi ro quá lớn. Quá nhiều người bị đánh đập và bạo hành dã man. Hầu hết các cuộc hôn nhân không tình yêu này, xây dựng từ nhu cầu kinh tế, chiếm tỉ lệ quá cao. Còn nếu lấy chồng ngoại quốc như Tây hay Mỹ thì điều kiện bạn không có, vì bạn phai biết ngoại ngữ lưu loát. Vì nếu như bạn không nói và hiễu ngoại ngữ thì không thể tìm được chồng nước ngoài đâu.

Vậy thì không còn cơ hội nào để lấy chồng nước ngoài sao? Dĩ nhiên là có chứ. Tôi rất thích câu “ta về ta tắm sao ta”, Việt Kiều là sự chọn lựa đúng nhất. Vì dù sao đi nửa người Việt Kiều sống ở nước ngoài vẫn tốt hơn và am hiễu nền văn hóa VN hơn bất kỳ dân tộc nào khác. Nhưng không phải lấy VK là không mạo hiễm nhé. Cũng có nhiều VK về VN tìm vợ, nhưng không bảo lãnh sang nước ngoài đâu. Vì họ sợ vợ của họ chia tay khi sang nước ngoài đó. Họ chỉ bõ ra 1 số tiền để vui vẽ với bạn thôi sau đó thì chia tay. Nhưng cũng có nhiều Vietkieu nghiêm túc tiến đến hôn nhân. Đay là những người bạn nên tìm.

Hàng năm có khoãng 5,000 (5 ngàn) cô dâu Việtnam lấy chồng VK và sang định cư ỡ nước ngoài bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Pháp, v.v. Bạn nghỉ bạn có nằm trong con số này năm tới không? Có thễ chứ. Vậy bạn làm sao quen đước VK đây? Hảy nhờ người thân hay bạn bè giới thiệu. Nếu không có quen ai thì bạn vào các trang web tìm bạn bốn phương mà tìm Viet Kieu. Hảy đăng ký 1 hồ sơ cá nhân vào trang web Viet online dating này và tiếp xúc với đàn ông sống ở nước ngoài. Nếu tiếp xúc với đàn ông độc thân lớn tuổi thì cơ hội của bạn tăng lên.

Gái Việt Nam vỡ mộng sau khi lấy chồng Tây

Gái Việt Nam vỡ mộng sau khi lấy chồng Tây

Lấy chồng Tây sẽ hơn hẳn chồng ta?

Khi tìm hiểu về những nỗi khổ của các chị em phụ nữ Việt yêu hoặc lấy chồng nước ngoài, chúng tôi đã tìm gặp chuyên gia xã hội học Nga My – Viện Khoa học Xã hội Quốc gia.

lấy chồng Tây

lấy chồng Tây

Theo lời chuyên gia Nga My kể, trong quá trình điều tra xã hội học đô thị về các chị em lấy chồng nước ngoài, chị thấy nhiều hoàn cảnh chị em vỡ mộng chồng Tây. Mặc dù ban đầu họ đều tự nguyện lấy chồng nước ngoài vì yêu. Nhưng sau một thời gian chung sống họ phải thốt lên: “Lấy chồng nước ngoài khổ quá! Biết thế này cứ lấy chồng Việt cho rồi!”.

Hỏi cụ thể những nỗi khổ của chị em phụ nữ Việt lấy chồng Tây, chuyên gia XHH Nga My cũng kể về một vài trường hợp gần đây. Đó là trường hợp chị N.T.T – một phụ nữ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vì có một đời chồng, có con nhỏ nhưng đã ly dị nên T cảm thấy chán và không muốn lấy chồng Việt Nam lần nữa. Mặc dù chồng vẫn rất yêu và muốn T quay trở lại, nhưng với T, cô cảm thấy mình không còn tình yêu sau những gì bị chồng đối xử.

Quá sợ đi bước nữa với một người chồng Việt không hạnh phúc, vì thế sau 3 năm ly hôn, T tự nguyện lên xe hoa với một người đàn ông Đức để ổn định về kinh tế, lại đáp ứng sở thích muốn sinh con lai của cô.

Những tưởng lấy chồng Tây sẽ hơn hẳn so với lấy chồng ta thì T lại phải đối mặt với nhiều vấn đề đau đầu khác trong cuộc hôn nhân này. Nỗi khổ lớn nhất của T là bất đồng ngôn ngữ.

Dù trước khi kết hôn với tập 2, T đã cố gắng đi học tiếng Đức nhưng vẫn không đủ để cô giao tiếp và chia sẻ cũng như lắng nghe người bạn đời nói. Nhất là những lúc cãi nhau với chồng, T phát điên bởi cô thường không hiểu chồng nói gì vì anh nói quá nhanh, dùng nhiều tiếng lóng, ngạn ngữ.

“Nếu T lấy chồng Việt, dĩ nhiên những cảm xúc yêu thương, giao tiếp rất dễ dàng. Nhưng khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì yêu cầu T phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ 2, thứ 3 (cho dù là có thể giao tiếp hoàn hảo). Mọi cảm xúc yêu thương hay hờn dỗi cũng như chia sẻ, diễn đạt một điều gì khó có thể cảm nhận tường tận. Điều này sẽ dẫn đến giới hạn trong giao tiếp, vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung và khoảng cách ngày càng xa” – Chuyên gia XHH Nga My nhận định.

Chuyên gia xã hội học này cũng chia sẻ: Có lẽ đó là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân thứ 2 của người phụ nữ qua 2 lần đò này vẫn không có kết quả như ý. Vì không thể hòa hợp với nhau nên cuộc hôn nhân của T với chàng người Đức sau gần 2 năm cũng nhanh chóng tan vỡ.

Nhớ ra một trường hợp khác, vị chuyên gia này còn tiếp tục kể về một hoàn cảnh cũng vừa phải ôm nỗi khổ vợ Tây dù tự nguyện yêu Tây. Đó chính là hoàn cảnh của Phạm T.L, 28 tuổi ở Ngọc Hà, HN.

Khác với T lấy chồng người Đức, 9 tháng trước T.L cũng yêu tha thiết một anh chàng người Pháp. Chồng cao hơn L cả 2 cái đầu, to con, vạm vỡ. Họ chụp hình cưới cứ như “voi và chuột”. Hai người yêu nhau chân thành và kéo dài được gần 3 năm mới làm đám cưới. Nhưng khi sang Pháp làm dâu Tây, cuộc sống trước và sau hôn nhân của L khác nhau rất nhiều.

Thời gian trôi qua, L đã lãnh đủ mọi áp lực và mệt mỏi. Cô đang tính nghiêm túc lại và muốn bỏ cuộc vì không đủ bản lĩnh để theo đuổi giấc mộng dâu Tây.

“Nghe L kể thì cô gái trẻ này đã chuẩn bị tinh thần về áp lực văn hóa nhưng sống với nhau rồi L vẫn thấy khắc nhau đến 100%. Điều này khiến L mệt và chán nản khi suốt ngày phải nỗ lực để hòa nhập mặc dù chồng Pháp rất quan tâm tới cô” – Nhà XHH này nói.

Chưa kể, L nhận ra, đàn ông Châu Âu họ suy nghĩ đơn giản đến mức một phụ nữ thuần Việt như L không thể hiểu nổi. Chẳng hạn như, chồng L thừa biết gia đình cô khó khăn. Mẹ L bị đau ốm nên không thể đi làm được, em của L mới học cấp 2. Thế nhưng thỉnh thoảng lắm, phải nhắc thì chồng L mới gửi tiền về cho mẹ vợ chữa bệnh và cho em vợ ăn học với thái độ không dễ chịu.

Chồng L nhất định không muốn gửi vì nghĩ không phải nghĩa vụ của mình?! Anh chàng cũng không hiểu trách nhiệm của con cái với cha mẹ, nên không lo lắng cho gia đình mà chỉ muốn L và anh sung sướng.

Chuyện tiền nong của 2 vợ chồng cũng khiến L “choáng”. Dù biết L mới sang làm dâu Pháp được mấy tháng và chưa có việc làm nhưng chi tiêu hàng tháng, chồng L chỉ đưa cho vợ 1 tài khoản cố định. Còn lại, chồng L để tiền vào tài khoản riêng mà L chẳng bao giờ được phép biết đến số tiền này. Nếu muốn mua gì, xin gì, L phải hỏi vay chồng và nói lý do cụ thể cũng như thời gian phải trả lại tiền.

“Mâu thuẫn của vợ chồng L cứ phát sinh từ đấy. Càng sống với nhau, L càng thấy chồng Pháp khác chồng Việt quá nhiều. Hơn nữa chồng L không có ý định cho cô về Việt Nam chơi nên cô cũng đang phân vân bỏ cuộc” – Chuyên gia XHH Nga My nói.

Lấy chồng Tây – chỉ nên là lựa chọn cuối!

Đây là lời khuyên mà chuyên gia XHH Nga My khuyên các chị em đang có ý định kết hôn với người nước ngoài.

Theo chuyên gia XHH chuyên nghiên cứu mảng xã hội đô thị này cho hay, tất nhiên không phải tất cả các cuộc hôn nhân với người nước ngoài của phụ nữ Việt đều không hạnh phúc. Thực tế, vẫn có nhiều cặp yêu rồi kết hôn và sống với nhau hạnh phúc. Nhưng số này, tôi xin khẳng định là số ít.

Chuyên gia XHH Nga My cũng khẳng định: Đừng thấy nhiều người có chồng Tây mà nghĩ tất cả họ đều hạnh phúc vì cũng có người này người kia. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy, đàn ông Tây khá hơn đàn ông Việt ở chỗ khi thương 1 người nào đó họ không xét nét về gia cảnh, thân thế, hình thức bên ngoài, hoặc tình trạng li dị, có con… Họ chỉ thấy hợp là yêu thôi. Khi lấy nhau rồi, họ rất có trách nhiệm với gia đình, vợ con.

Nhưng lấy chồng nước ngoài, trước hết chị em nên có vốn liếng về văn hóa, phong tục, ngôn ngữ của nước đó. Bởi hai nền văn hóa, phong tục, lối sống, ngôn ngữ khác nhau thì càng cần sự chia sẻ nhiều mới hiểu nhau được.

Chuyên gia XHH này cũng khẳng định: Đành rằng mỗi phụ nữ sẽ có 1 lựa chọn riêng. Tùy theo hoàn cảnh và cách nghĩ của mỗi người, có người chọn lấy chồng nội địa, có người quyết lấy chồng xa xứ, xa gia đình, bạn bè. Nhưng để tránh gặp những nỗi khổ khi lấy chồng Tây, chị em nên cân nhắc kỹ càng và coi đó lựa chọn cuối cùng.

(Theo TTVN)

Lý do phụ nữ và con gái Việt nên lấy chồng nước ngoài

Người gửi: Nguyet
Gửi tới: Ban Thế giới
Tiêu đề: tai sao chung toi muon lay chong ngoai

Bạn Tuấn Anh cho rằng mục đích lấy chồng (ngoại ) của các cô gái là tìm kiếm vật chất, nhưng sau đó thì lại thành cái “máy đẻ” và máy làm việc nhà. Sao bạn không nghĩ là lấy chồng VN cũng thế mà thậm chí còn tồi tệ hơn, còn bị chồng hành hạ, ruồng bỏ, đánh đập, có nhân tình, con rơi…? (Nguyệt Anh)

phụ nữ và con gái Việ

phụ nữ và con gái Việ

Cái “nền tảng văn hóa” mà bạn nói, là cái gì vậy? Bạn có biết là cho đến tận thế kỷ 21 này, vẫn có rất nhiều gia đình VN quan niệm con dâu là kẻ ngoại tộc, “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”, nên cha mẹ anh em chồng coi như là kẻ ăn bám ăn nhờ, không muốn cho thừa kế tài sản của cha mẹ chồng, thậm chí không muốn cho đứng tên các tài sản chung của vợ chồng. Còn chuyện trở thành con ở không công, vú em, quản gia cho nhà chồng thì phổ biến lắm.

Tôi muốn nói với bạn một sự thật rằng, đừng tưởng các cô gái VN có học thức, có công ăn việc làm ổn định không muốn lấy chồng nước ngoài. Không phải họ cần tìm cuộc sống vật chất đầy đủ hơn mà là họ tìm kiếm sự bình đẳng và tôn trọng phụ nữ.

Họ không lấy chồng ngoại là vì các yếu tố như thế này :
– Không muốn định cư ở nước ngoài vì không muốn xa gia đình, cha mẹ, hoặc vì lo rằng bản thân mình khó kiếm công ăn việc làm ở xứ người, hoặc vì mặc cảm “da vàng mũi tẹt”
– Không muốn con mình bị kỳ thị vì là “con lai”, nhất là trong các cuộc hôn nhân Âu – Á,
– E ngại chàng rể ngoại không hòa nhập được với phong tục tập quán VN. Sự e ngại này hoàn toàn xuất phát từ thiện ý của các cô gái, không muốn “làm khổ” người chồng tương lai của mình, chứ không phải cô gái lo nghĩ về phần mình,
– Gia đình hoặc họ hàng không đồng ý.

Họ muốn lấy chồng ngoại là vì :
– Kết hôn dễ dàng. Chồng ngoại không bới móc quá khứ, không bắt buộc cô dâu phải “vừa mắt” tất cả mọi người gia đình nhà chồng. Chồng ngoại cũng không khe khắt khi vợ tương lai chưa có công ăn việc làm hoặc trình độ hạn chế.
– Cảm giác được cưu mang, được đổi đời (dù thực sự không phải thế, nhưng phụ nữ thiên về cảm xúc).
– Không phải làm dâu.
– Biết rõ các ưu điểm của chồng ngoại như: không gia trưởng, sẵn sàng chia sẻ việc nhà, đối xử lịch thiệp với vợ, quan tâm chăm sóc con cái…
– Háo hức được đến miền đất lạ. Cảm giác hãnh diện vì được “xuất ngoại”. Không chỉ đẹp mặt mình mà gia đình cũng được tiếng.

Đã nhiều lần tôi đọc trên diễn đàn này những bài viết của các đấng nam nhi VN về chuyện chê bai, chỉ trích động cơ của các chị em lấy chồng nước ngoài. Bản thân tôi, do môi trường làm việc, tôi được tiếp xúc với khá nhiều người nước ngoài và cũng đã hơn một lần có bạn trai người nước ngoài ngỏ lời. Thế nhưng tôi đã không vượt qua được chính mình để lấy chồng ngoại. Tôi đã lấy một người chồng VN và sau đó tôi cũng sống như mọi phụ nữ VN khác: một mình đi chợ, nấu ăn, giặt giũ; chăm con, dạy con học; lo giỗ chạp tết nhất; đau ốm tự đến bệnh viện; học hành phấn đấu để khỏi tụt hậu; ngoài ra còn phải lo giữ gìn nhan sắc để chồng khỏi phát sinh tư tưởng ngoài luồng.

Nếu tôi lấy chồng ngoại, chồng tôi sẽ sẵn sàng đi siêu thị mỗi tuần để mua đồ ăn thức uống cho cả nhà. Chồng tôi có thể vào bếp nấu ăn hoặc tưới cây cho tôi. Anh ấy cũng có thể đưa con đi học mỗi ngày hoặc đón con mà không cáu gắt hoặc xem như là đã ban ơn cho vợ. Tôi cũng sẽ tránh khỏi cái vấn nạn họ hàng bên nội đến quấy rầy. Anh ấy cũng không đòi hỏi tôi có “còn nguyên” hay không trước khi cưới, cũng không điều tra xem trước đây tôi có bao nhiêu bạn trai. Còn nếu chồng tôi ngoại tình hay bỏ vợ, tôi có thể thuê luật sư bảo vệ quyền lợi mà không sợ bị bới móc, chỉ trích…

Xin các bạn hãy thôi đi cái ý nghĩ “những người muốn lấy chồng ngoại đa số là những cô gái ở nông thôn, chỉ học hết phổ thông và không có hoặc không muốn làm việc cực nhọc bằng tay chân. Chính cuộc sống cực khổ và bản thân không đủ năng lực để làm việc trong một môi trường tốt mới khiến họ phải nghĩ đến việc lấy chồng nước ngoài” (trích nguyên văn bài viết của bạn Tuấn Anh).

Nếu bạn Tuấn Anh thường hay đọc báo, chắc bạn cũng biết hiện nay có rất nhiều phụ nữ nông thôn VN đã có gan xuất ngoại để đi giúp việc gia đình ở Đài Loan. Bạn có hình dung ra được cường độ làm việc của những phụ nữ đó ở xứ người hay không?

Ngay cả ở VN, bạn có bao giờ đặt mình vào vị trí của người phụ nữ có gia đình và con nhỏ ở thành thị chưa? Sáng dậy sớm đi chợ, về lo làm vệ sinh cho con và đưa con đi học; đến cơ quan làm việc, chiều về đón con, nấu cơm, tắm con, cho ăn uống và dạy con học; dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ ủi quần áo, chuẩn bị thức ăn cho ngày mai… Chưa kể việc chăm con lúc ốm đau, những khi nhà có khách khứa họ hàng đến chơi, lúc giỗ tết. Không có được một ngày nghỉ trọn vẹn chứ đừng nói là một kỳ nghỉ dài hơi. Mà tốt nhất là cũng đừng nên kêu than, vì cũng sẽ bị chỉ trích là “đàn bà đoảng, không biết lo việc nhà nên mới thế”.

Bạn Tuấn Anh đã nói như thể những cô gái VN muốn lấy chồng ngoại là vì “lười và muốn hưởng thụ”. Tôi nghĩ bạn nói đúng đấy. Chỉ có những cô gái VN “chăm làm và chỉ biết hy sinh” mới có can đảm lấy chồng VN.

Để bạn Tuấn Anh không nghĩ rằng tôi có “cuộc sống cực khổ và bản thân không đủ năng lực để làm việc trong một môi trường tốt” nên mới mơ lấy chồng ngoại, tôi xin mạn phép được trình bày, tôi có bằng cao học, cựu du học sinh Úc, thông thạo tiếng Anh và Hoa, hiện đang làm lãnh đạo một công ty có gần 1000 công nhân.

Nếu chỉ so bì điều kiện sống và những cái được – mất, tôi khẳng định là, nếu lấy chồng ngoại, cuộc đời tôi sẽ sung sướng an nhàn hơn vì tôi loại bỏ được những gánh nặng không đáng có. Thế nhưng, phải chăng đức hy sinh là bản tính thiên phú của phụ nữ, mà phụ nữ VN lại là điển hình, nên không chỉ có tôi, mà rất nhiều bạn bè tôi, cũng đang sống cuộc sống giống như tôi vậy. Chỉ còn hy vọng là đến thế hệ con gái chúng tôi, phụ nữ VN mới thật sự được nhà chồng tôn trọng và được hưởng sự bình đẳng giới thực thụ.
Việt Báo

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc có hạnh phúc không

Tôi đã chứng kiến quá nhiều tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam có học thức lấy chồng Australia. Họ cho mùi nước mắm là hôi thối và tránh không cho dùng món này trong nhà hoặc không cho cùng ngồi bàn, cấm nói chuyện bằng tiếng Việt trong những bữa tiệc, cấm không cho chơi với người Việt, cấm không cho ăn món Việt. (Nguyen)

lấy chồng ngoại quốc

lấy chồng ngoại quốc

>Tỷ lệ ly hôn thấp không đồng nghĩa người Vietnam hạnh phúc

From: Nguyen
Sent: Friday, October 10, 2008 10:02 AM
Subject: Gui toa soan: So sanh giua chong noi- chong ngoai

Những người so sánh giữa đàn ông nội ngoại, các bạn có phải là nhà tâm lý gia đình, nhà xã hội học, một chuyên gia về giải quyết xung khắc gia đình? Những gì các bạn so sánh giữa đàn ông Việt Nam và đàn ông ngoại quốc, dựa trên những nền tảng nào?

Tôi không phản đối chuyện lấy chồng ngoại quốc, nhưng để đáng giá, so sánh giữa những người đàn ông Việt Nam và đàn ông ngoại quốc, liệu bạn đã có những thống kê nào về những hôn nhân Âu – Á. Bạn có dựa trên những yếu tố khoa học nào để định vị và đo lường được?

Trên diễn đàn này có quá nhiều những bài viết ca ngợi cá nhân của vài người, hay là một nhóm đàn ông ngoại quốc. Nhưng thiếu đi những bài viết nói về một khía cạnh thật sự xảy ra, mà hiển nhiên không ai muốn chia sẻ. Chương trình Radio của nước Australia cũng đã có một vài lần thảo luận về “Asian Sterotype”, tại sao đàn ông Australia thích lấy vợ châu Á. Ngoài những lý do như nhỏ nhắn, tóc đen dài gợi cảm, nhiều người đàn ông Australia cho rằng phụ nữ Á châu biết lo lắng, đảm đang việc nhà.

Không phải không có lý do mà hiện nay nước Australia cấm người đàn ông bảo lãnh vợ ở nước ngoài không quá 3 lần. Trước đây một số đàn ông Australia không lấy được vợ nên đến các nước Á châu, trong đó có Việt Nam để tìm những cô vợ trẻ trung. Qua đây đôi ba năm là bỏ, tìm cô khác. Cũng có trường hợp ngược lại.

Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn rằng bên cạnh những người đàn ông ngoại quốc tốt, cũng có những người không được tốt lắm. Tôi đã chứng kiến cái tốt cái đẹp của người đàn ông ngoại quốc cũng như cái xấu cái dở của một số người. Cũng đã xảy ra bạo lực của những ông chồng ngoại quốc đối với những người vợ châu Á, không phải bằng bạo lực, mà về tinh thần. Đó là điều đau lòng nhất vì có một số người phụ nữ vẫn không nhận ra điều này.

Chính trong thời điểm này tại nơi tôi làm việc, trong những lúc nói chuyện với nhau, cũng có một cuộc thảo luận về vấn đề hôn nhân khác chủng tộc. Tôi là người phụ nữ Việt duy nhất trong nhóm thảo luận này. Môi trường tôi làm việc là nghiên cứu và dạy học tại một trường đại học nước ngoài. Các đồng nghiệp tôi đã đưa ra nhiều mẩu chuyện về cung cách đối xử bạo hành về tinh thần, hay thái độ thiếu tôn trọng của đàn ông Australia đối với người vợ nước ngoài.

Tôi đã chứng kiến quá nhiều tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam có học thức lấy chồng Australia. Không có gì đáng chê trách cả nếu nhìn về bề ngoài. Một số trong những người đàn ông ngoại quốc làm hết mọi việc trong nhà như cắt cỏ, nấu ăn, đưa đón con đi học, và chu cấp tiền bạc đàng hoàng. Một vài người trong số họ để mặc vợ lo toan chuyện con cái. Ngày cuối tuần họ cần thời gian riêng cho họ, và thế là người vợ phải dẫn con đi ra ngoài.

Nếu vợ họ có làm gì sơ sót thì bảo là “That’s Vietnamese way”. Vợ làm điều gì sai thì so sánh, cũng hệt như câu chuyện so sánh đàn ông Việt – ngoại quốc vậy. Hoặc là họ cho mùi nước mắm là hôi thối và tránh không cho dùng món này trong nhà hoặc không cho cùng ngồi bàn, cấm nói chuyện bằng tiếng Việt trong những bữa tiệc (vì người mời thường lẫn lộn giữa người da trắng và Việt), cấm không cho chơi với người Việt, cấm không cho ăn món Việt Nam.

Nếu mà nước ngoài không có luật pháp bảo vệ phụ nữ, thì chắc chắn họ cũng không tha gì chuyện hạ cẳng thượng chân rồi. Chuyện đàn ông ngoại quốc không bao giờ sử dụng bạo lực với phụ nữ? Xin thưa, nếu họ sử dụng bạo lực thì đã có cảnh sát tới can thiệp và đưa họ ra tòa tòa ngay.

Tuy nhiên, một số trong những người phụ nữ này không nhận ra sự thiếu tôn trọng của những người đàn ông bản xứ đối với người vợ văn hóa Việt Nam. Hoặc giả có nhận ra, cũng không dám lên tiếng…

Có thể các bạn cho rằng những ông chồng này là dân lao động. Xin thưa, họ cũng là manager hoặc làm việc văn phòng trong những department. Thế họ có phải là người trí thức chăng? Nhưng theo khái niệm của tôi thì họ không phải là người trí thức. Người trì thức phải biết tôn trọng chính mình và tôn trọng người, văn hóa của nước khác. Và nếu đã là vợ/chồng thì nhất thiết phải tôn trọng vợ/chồng và văn hóa, phong tục của vợ/chồng.

Đối với tôi và những người phụ nữ Australia thì đây là sự bạc đãi về tinh thần. Luật pháp nước ngoài rất tôn trọng quyền con người, và họ sẵn sàng bảo vệ người phụ nữ khi bị chồng cấm đoán như vậy.

Cũng có thể có người biện hộ rằng người ngoại quốc sợ mùi nước mắm. Xin thưa, một cô bạn tiến sĩ người bản xứ là bạn thân của tôi, và người chồng là một Professor đứng đầu cả một trường đại học, thế mà sau khi quen tôi có mấy tháng và làm quen với món ăn Việt Nam đôi ba lần, họ đã mua nước mắm đem về nhà và sử dụng nước mắm khi ăn món ăn Việt. Những bữa tiệc họ đãi thỉnh thoảng có chén nước mắm và bánh tráng cuốn mà họ tự làm. Họ tôn trọng tôi, tình bạn, và văn hóa Việt Nam. Trong khi đó những người phụ nữ lấy chồng ngoại quốc nghĩ sao khi chồng mình cấm nói tiếng Việt và ăn đồ ăn Việt Nam.

Chúng ta không phản đối hay cổ vũ cho chuyện lấy chồng nội hay ngoại. Đấy là quyền tự do riêng của mỗi con người. Tuy nhiên các bạn nữ xin nhớ cho rằng ngay cả chúng ta là người Việt có cùng nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa, nhưng nếu lớn lên trong hai môi trường hoàn toàn khác nhau, tư duy, hành xử và nhất là lý đoán hoàn toàn khác nhau, thì cũng ít hài hòa được. Huống chi là hai người khác văn hóa.

Tôi viết bài này để cho mọi người hiểu rõ mọi khía cạnh của một vấn đề.

Lấy chồng Việt Kiều có phải là sự chọn lựa đúng nhất

Đây là một câu chuyện có thật của chị Nga nói về việc lấy chống Việt kiều hay ngoại quốc, có hạnh phúc hay không, mời bạn cúng đọc nha.

Lấy chồng Việt Kiều

Lấy chồng Việt Kiều

From: T Nga
Sent: Monday, October 13, 2008 9:22 AM
Subject: Gui toa soan: Tim chong tot o nuoc ngoai khong qua kho

Chào các bạn,

Tôi đã đọc ý kiến của nhiều người về vấn đề “chồng nội, chồng ngoại”, xin được góp thêm một vài ý kiến từ vị trí của người lấy “chồng nội” nhưng sống ở nước ngoài.

Ở Việt Nam tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm nhiều năm. Qua đây tôi đi học đại học lại và hiện làm cho một công ty của châu Âu có chi nhánh ở Mỹ. Chồng tôi xuất cảnh năm 20 tuổi, hiện cũng làm việc cho một hãng lớn của Mỹ. Nói chung chúng tôi có cuộc sống khá yên bình trong gia đình và sự nghiệp. Tôi về Việt Nam thường xuyên và vẫn giữ quan hệ tốt với bạn bè.

Trong nhóm bạn nữ của tôi ở Việt Nam (đều tốt nghiệp đại học) hiện giờ thì một người vừa hoàn tất thủ tục ly dị, một đã có chồng thứ hai, một ly dị và vẫn còn một mình, một có chồng ngoại tình cách đây 3 năm, nhưng đã hàn gắn được. Một bạn đang tính chuyện ly dị vì chồng không có năng lực, nhưng chỉ thích làm chủ nên toàn phá hại tài sản, một chưa có chồng. Hai người có cuộc sống khá hạnh phúc. Hai người còn lại thì số ngày chồng không đi nhậu trong một tháng chưa qua khỏi số ngón tay, mà theo các bạn ấy thì “chưa bồ bịch là được”.

Có bạn nói rằng Trúc Quỳnh chẳng dựa trên một nghiên cứu khoa học nào, cũng không phải chuyên gia tâm lý hay xã hội học mà đã so sánh, kết luận này nọ. Có lẽ các bạn quên rằng đây là mục Tâm sự, chứ không phải là diễn đàn của những nhà nghiên cứu, và chúng ta góp ý cho cá nhân chứ không phải đề ra chính sách cho xã hội. Những vấn đề chúng ta đưa ra bàn luận ở đây là từ sự cảm nhận thực tế về những gì đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân. Và với thực tế ở chung quanh tôi và bạn bè tôi, tôi rất buồn mà phải nói rằng cuộc sống hôn nhân ở Việt Nam hiện tại thật sự là một vấn đề trầm trọng.

Các bạn đem những con số thống kê, những câu chuyện “chồng ngoại” đối xử tệ với “vợ nội” để biện hộ rằng “chồng nội” vẫn còn tốt lắm. Các bạn quên rằng chỉ cần bớt đi một người chồng ngoại tình, lang chạ, nhậu nhẹt bê tha, bạo hành thì đã có nhiều cuộc đời (người vợ và những đứa con) được hạnh phúc, hay ít nhất cũng là “kém bất hạnh”. Chỉ cần nhìn một người thân, một người bạn đau khổ trong hôn nhân chúng ta đã thấy xót xa lắm rồi.

Nếu mấy trăm bạn đọc đồng ý với Quỳnh từ cảm nhận thực tế của họ thì sự thật là có biết bao nhiêu người phụ nữ, trẻ con đang phải chịu đựng hậu quả của những cuộc hôn nhân cay đắng. Những con số thống kê chính xác theo tiêu chuẩn khoa học có ý nghĩa gì hơn khi trước mắt chúng ta nhan nhản những cảnh đời nghiệt ngã vì một ông chồng bất nhân, bất nghĩa? Vả lại chồng ngoại có xấu cũng chẳng có nghĩa là “chồng nội” tốt, vì chữ “tốt” chúng ta dùng ở đây không phải là một khái niệm tương đối hay trừu tượng cao xa gì, mà đơn giản là khái quát hóa những tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của một người chồng: chung thủy, tôn trọng, chia sẻ niềm vui, công việc gia đình với vợ con.

Theo tôi về cơ bản có ba kiểu người. Kiểu người có bản chất nhân hậu, được giáo dục tử tế, sống trong môi trường nào cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác về thể chất hay tinh thần. Kiểu thứ hai là người có bản chất xấu, hoặc thiếu giáo dục, chỉ có pháp luật mới có thể bắt họ sống trong khuôn khổ xã hội chấp nhận được. Chiếm đại đa số và quyết định bộ mặt của xã hội là loại người “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Ở Việt Nam, do tác động của nhiều yếu tố nên vài năm gần đây số người xấu quá lộng hành, làm “đen” cả thành phần chiếm đa số. Những người tốt thì quá ít ỏi so với người xấu nên mới có vấn đề “tìm chồng tốt khó quá”. Những nước văn minh có kinh tế ổn định, có chương trình giáo dục nhân cách, pháp luật nghiêm minh, chế tài hiệu quả hơn nên hạn chế được hành vi của nhiều kẻ xấu và làm cho người bình thường hướng về điều thiện nhiều hơn.

Chồng tôi là người Huế, lớn lên trong gia đình nổi tiếng về vấn đề gia trưởng. Tuy vậy vì chúng tôi hiểu biết về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nên gia đình tôi tuyệt đối không có chuyện “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, mà tuyệt đối tôn trọng nhau. Kế bên nhà tôi là vợ chồng người Hàn Quốc. Người vợ gặp chúng tôi thì chào hỏi vui vẻ, còn người chồng thì chỉ lạnh nhạt một tiếng “hi”, thậm chí còn làm lơ. Nhìn trang phục, lối sống của họ tôi nghĩ người chồng là bác sĩ. Họ dọn đến vài tháng thì một buổi tối tôi nghe tiếng la hét của người chồng và tiếp theo là tiếng gào khóc của người vợ.

Tôi rất bồn chồn vì nhà chúng tôi cách nhau khoảng 3 mét, đều có cửa kính hai lớp cách âm khá tốt, nếu nghe tiếng khóc lớn như vậy chắc phải có vấn đề gì nghiêm trọng. Tôi đang tìm phone để gọi cảnh sát thì vợ chồng người Mỹ nhà đối diện nói là họ đã báo rồi. Cảnh sát đến, vào nhà khoảng 30 phút rồi đi. Hôm sau tôi lại thấy vợ chồng tung tăng ngoài đường rất vui vẻ. Từ đó đến nay đã mấy năm không nghe ồn ào lần nào nữa.

Năm ngoái dì chúng tôi ở Huế qua Mỹ du lịch. Tuần đầu tiên dì than thở là “dì qua đây ở nhà không ai lo cho dượng, con gái của dì (30 tuổi) làm sao lo cho ông bằng dì được”. Ba tháng sau gặp lại tôi dì bảo: “Mẹ chồng con sướng quá, dì thấy ba chồng con nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp, làm vườn, chứ chồng dì chỉ có ngồi đọc báo, xem tivi, đợi bưng cơm nước lên tận miệng. Dì hầu hạ ông cả đời rồi, bây giờ về không hầu nữa”.

Nhiều bạn chê bai những người lấy chồng ngoại rồi quay lưng lại với “cây nhà lá vườn”. Thật ra chính vì chúng tôi sống trong một môi trường lành mạnh mới nhìn thấy được lối sống tệ hại của nhiều đàn ông ở Việt Nam, ngay cả trong giới trí thức thành thị. Những chuyện ngoại tình, bạo hành, nhậu nhẹt mà hầu hết bạn bè của tôi đều chặc lưỡi bỏ qua thì chúng tôi không thể nào chấp nhận được.

Nếu dì tôi không qua đây thì cả đời dì hầu hạ ông chồng mà không biết rằng ở nơi khác những người như dì hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi nghĩ Trúc Quỳnh đưa vấn đề này ra cũng chỉ để cho các bạn biết rằng ở nơi khác trên thế giới có nhiều cuộc hôn nhân rất tốt đẹp, hay ít nhất cũng ít tồi tệ như ở Việt Nam hiện tại. Tôi không có tham vọng những lời tâm sự trên diễn đàn này sẽ làm cho những người đàn ông đang đối xử tệ bạc với vợ con một sớm một chiều thay đổi cách sống. Tôi chỉ mong những phụ nữ đang “chịu đựng” hôn nhân của họ có cách nhìn khác hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình và dũng cảm đấu tranh cho những quyền lợi đó.

Tôi cảm thấy rất buồn cho những người phụ nữ sống ở Australia như bạn Nguyen miêu tả. Tuy vậy, nếu họ đau khổ vì sự đối xử tệ bạc đó thì cũng đừng trách những người ngoại quốc xấu, hãy trách họ đã được xã hội bao bọc như vậy mà còn quá phụ thuộc để mất cả lòng tự trọng.

Chuyện người Australia không thích thức ăn Việt Nam, không thích con nói tiếng Việt cũng giống như người Việt không thích mùi thức ăn Ấn Độ hay không thích con nói tiếng Mỹ trong nhà, không nhất thiết liên quan đến việc tôn trọng hay coi thường cả một dân tộc. Trẻ con sinh trưởng ở nước ngoài nếu không được khuyến khích liên tục hay bắt buộc thì chúng cũng chẳng nói tiếng Việt, không cần phải cấm đoán.

Chị tôi không nói tiếng Việt với con ở nhà vì không muốn chúng phải học thêm ESL (English as second language) ở trường. Trong bàn tiệc có nhiều người nước ngoài mà vài người nói tiếng Việt với nhau, tôi cho là hết sức bất lịch sự, và chúng ta phải tự biết điều đó, không đợi ai phải cấm đoán. Người Việt ở đây cũng hay xem thường người Mễ, đơn giản vì đa số dân Mễ làm lao động chân tay, ít học.

Nếu người Australia không thích giao du với người Việt thì chúng ta cũng nên tự hỏi vì sao, phải chăng vì cách sống của một số ít người Việt làm cho họ mất thiện cảm? Những người đi làm đóng thuế đầy đủ như tôi không thể nào thích được những người gian dối để lợi dụng những phúc lợi xã hội. Bài viết của Hằng Nga đã đề cập phần nào thực trạng đáng buồn đó.

Không ít người Việt ở đây làm kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo được tới đâu hay tới nó. Mới đây tôi cũng bị một tiệm khá lớn của người Việt nợ tiền hàng hóa không trả, đợi đến lúc tôi đòi thưa kiện mới chịu giải quyết. Bản thân tôi là người Việt mà còn không muốn giao dịch với người Việt sau vụ tranh chấp đó, thử hỏi người ngoại quốc nghĩ gì nếu họ cũng xui xẻo gặp phải những người như vậy?Tôi không có ý rằng những người Australia kia là không xấu vì tôi không biết cụ thể về cuộc sống, quan hệ của họ với người chung quanh. Tôi chỉ muốn nêu ra một cách nhìn khác của vấn đề.

Điều tôi muốn nhắn nhủ các bạn gái là nước ngoài chỉ tạo cơ hội cho các bạn có một cuộc sống xứng đáng với công sức của các bạn. Các bạn có thấy những người ngoại quốc giàu sang lịch lãm thường cưới những cô gái Việt Nam giỏi giang xinh đẹp ở Việt Nam? Quỳnh, Vân có thể là trường hợp cá biệt vì họ là người xinh đẹp giỏi giang và có được những người chồng quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu các bạn là người độc lập, suy nghĩ đúng đắn, thì sẽ không quá khó khăn (như ở Việt Nam) để tìm được một người chồng Việt hay ngoại quốc tốt.

Tôi cũng tin rằng việc cùng một nguồn gốc văn hóa hay ngôn ngữ không quá quan trọng. Những người thật sự hòa hợp thì không cần nói ra đối phương cũng hiểu họ nghĩ gì, muốn gì. Việc học thêm một ngoại ngữ từ chính chồng/vợ của mình cũng không quá khó khăn. Khi người bạn đời của chúng ta đáng được thương yêu trân trọng, chúng ta sẽ chấp nhận văn hóa của họ một cách tự nhiên. Ngay cả người Việt với nhau cũng không phải lúc nào cũng chấp nhận được “văn hóa” và ngôn từ của người khác.

Còn đàn ông Việt Nam hãy chứng minh sự tốt đẹp của mình bằng hành động cụ thể. Nếu những người vợ, con của các anh thật tình ca ngợi các anh thì chúng tôi sẽ tự thấy rằng sự so sánh của mình là sai lầm, chứ không ai nghe những lời “mèo khen mèo dài đuôi” cả.
Chúc các bạn vui khỏe.

T. Nga

Lấy Chồng Tây Khổ Hơn Lấy Chồng Việt Nam

Tôi thấy có bạn chia sẻ trên mục Tâm sự của Afamily rằng: Lấy chồng Tây sướng lắm. Tôi xin nói với bạn là tôi cũng là một cô dâu Tây. Tôi chẳng hề được sướng như hoàn cảnh của bạn và những người xung quanh đang nghĩ. Tôi đang rất mệt mỏi và thực sự tôi muốn quay trở về Việt Nam làm lại cuộc đời đây.

lay chong tay

lay chong tay

Mọi chuyện bắt đầu từ 3 năm trước. Tôi là cô gái Việt xinh đẹp vừa chân ướt chân ráo rời khỏi trường đại học. Tôi vào làm nhân viên đối ngoại cho một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội. Cuộc sống của tôi trôi qua rất êm đềm.

Tôi có công việc với mức thu nhập được coi là khá cao so với lứa bạn đồng môn. Vẻ ngoài duyên dáng của tôi khiến cho bao chàng trai luôn tìm mọi cách tán tỉnh. Dẫu chẳng nói ra, nhưng thực sự, tôi không thích các chàng trai Việt cho lắm. Bởi người nào cao lắm mới ngang bằng đầu tôi. Nhiều anh chàng còn bám váy mẹ dẫu đã đi làm công sở. Và trong tư tưởng của họ còn đeo bám sự cổ hủ, cũ rích, nhàm chán trong lối sống. Các chàng trai Việt cứ ngày ngày vây quanh tôi, ngắm nhìn nụ cười tỏa sáng của tôi, đùa cợt với tôi, ca tụng tôi. Nhưng họ sẽ chẳng bao giờ có được cái tuyệt vời nhất là trái tim tôi.

Chị bạn thân nhất trong cùng phòng với tôi đã kết hôn với một anh chàng Tây gốc Đức. Ôi, tôi ghen tỵ với cuộc sống của chị quá trời. Chị được thoải mái thời gian làm mọi việc phụ nữ thích như hồi chị còn son rỗi. Chị khoác trên mình những món hàng hiệu mà nếu phải công khai giá cả, chị toàn nói bằng ngoại tệ, bởi sự quy ra tiền Việt thì mọi người phát ngất đi mất. Tôi ao ước được cuộc sống như chị, hơn chị thì càng tốt. Tôi đặt mục tiêu lấy một anh chàng Tây và sang sống hẳn bên Tây.

Cầu được ước thấy, tôi đã lọt vào mắt xanh của chàng trai Pháp có cái tên dễ thương Juraen. Sau hơn một tháng tìm hiểu, yêu đương và kết hôn, tôi đã xách va ly theo chồng tới một làng quê ở Bordeaux – quê hương của dòng rượu vang đỏ nổi tiếng thế giới.

Juraen dẫn tôi tới một chiếc nhà kho chật hẹp, luộm thuộm. Mẹ và cậu em trai Juraen vẫn sống cùng ở đây. Hàng ngày, tôi dậy lúc mờ sáng nấu ăn sáng cho cả nhà. Bà mẹ chồng toàn nhăn mặt bởi đồ ăn tôi nấu nhạt. Bà đã bỏ cả nắm ớt cay vào trong món súp cá. Các món ăn mặn khác, mỗi món bà đều cho thêm ớt vào. Nước mắt tôi chảy giàn giụa bởi hơi cay trong món thức ăn bốc lên. Tôi đành ăn bánh mỳ chấm đường mỗi bữa.

Ăn sáng xong, cả nhà đi hái nho. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng phải lao động chân tay vất vả. Sau một buổi hái nho, lòng bàn tay tôi phồng rộp lên. Nước chua từ chùm quả nho xanh thấm vào khiến tay tôi xót. Tôi ngồi nghỉ một lát để lau mồ hôi nhễ nhại đang tràn ra khắp trán và mặt. Từ đâu, bà mẹ chồng tôi tiến lại và giúi tôi ngã xuống đất. Bà vứt cái giỏ lên người tôi để tôi đi hái nho tiếp.

Buổi tối về nhà sau một ngày vắt kiệt sức lực trên cánh đồng nho, tôi lại phải vào bếp chuẩn bị bữa ăn tối cho cả nhà trong khi mẹ chồng, em chồng và chồng tôi ngồi ghế bàn tán câu chuyện đang chiếu trên tivi.

Đêm đến, tôi rất mệt, tôi cần được ngủ. Nhưng Juraen không chịu. Anh cứ bắt tôi hoàn thành nghĩa vụ của người vợ. Tôi mệt đến xỉu đi. Kệ anh ta muốn làm gì thì làm. Anh chẳng thông cảm cho việc tôi đang rất mệt, tôi cần được động viên và nghỉ ngơi. Tôi chán với người chồng như vậy.

Mỗi lúc, chồng tôi vắng nhà, cậu em chồng lại cà khịa tôi uống rượu bởi con gái ở vùng này ai uống rượu rất tài. Tôi vốn dị ứng với rượu, dù là rượu vang. Tôi chỉ cần uống hết một ly thôi là cả mặt đỏ gay, rồi cả người tôi cũng đỏ theo. Tôi sẽ choáng do chóng mặt và phải nằm cả ngày mới có thể hồi sức lại. Dầu đã giải thích, nhưng cậu em chồng tôi vẫn bảo thủ không nghe. Đến lúc không đạt được mục đích, cậu ta dùng những lời lẽ thô tục để xỉ vả tôi.

Tôi đã quá mệt mỏi, chán chường với cuộc sống này. Giờ tôi không cần gì nữa, không sợ bất cứ điều gì. Tôi không cần sự phồn hoa giả tạo. Tôi không cần được hơn bạn hơn bè. Tôi không sợ những người xung quanh nói rằng tôi xinh đẹp, trẻ trung đã gặp hôn nhân bất hạnh. Thậm chí, nếu có người nói tôi bị trả giá vì đã tham tiền, tham lấy chồng Tây, cũng không còn quan trọng với tôi nữa.

Tôi nhớ mẹ, nhớ Việt Nam nhiều lắm. Tôi nhớ hình ảnh người cha phúc hậu của mình, nhớ cậu em trai dễ mến. Nhiều lúc, tôi còn nhớ những người bạn trai đã từng tán tỉnh tôi, tôi không còn ghét họ nữa.

Tôi muốn chấm dứt cuộc sống không tình cảm hiện tại. Tôi muốn được trở về Việt Nam làm lại cuộc đời. Dẫu con đường phía trước có trải đầy gai, tôi cũng sẽ bước lên bởi đó là sự chọn lựa chín chắn của mình. Các bạn hãy cho tôi lời khuyên chân tình trong hoàn cảnh này?

Gái Việt Lấy chồng Tây Sướng Hay khổ

Tình yêu và hôn nhân không chỉ là cái nhìn đầu tiên, không chỉ là lấy nhau để có một chỗ dựa tiền bạc, hay để sinh con đẻ cái mà phải là sự hòa hợp đồng điệu của 2 con người. Lấy nhau cùng môi trường văn hóa đã vậy lấy nhau khác môi trường càng khó hơn.

Gái Việt Lấy chồng Tây

Gái Việt Lấy chồng Tây

Chị Minh Nghĩa thân mến.

Tôi người Vĩnh Yên, lấy chồng ở Los Angeles (Mỹ), hiện đang về thăm Việt Nam, tình cờ đọc được những bức thư tâm tình của các báo, trong đó có Đại Đoàn Kết, tôi cũng muốn viết thư một bức gửi chị. Thực lòng tôi muốn trao đổi ở diện rộng về những vấn đề nảy sinh khi người Việt kết hôn với người nước ngoài. Tôi rất đau xót khi thấy, gần đây một số phụ nữ Việt bị ngược đãi khi làm dâu xứ người, cũng như lấy làm buồn về những than phiền của một số người Tây lấy vợ Việt. Theo tôi đó là vấn đề 2 người trong hôn nhân đã không “hội nhập” được với nhau về văn hóa. Tình yêu và hôn nhân không chỉ là cái nhìn đầu tiên, không chỉ là lấy nhau để có một chỗ dựa tiền bạc, hay để sinh con đẻ cái mà phải là sự hòa hợp đồng điệu của 2 con người. Lấy nhau cùng môi trường văn hóa đã vậy lấy nhau khác môi trường càng khó hơn. Cả hai người phải tìm hiểu thật kỹ càng mới tiến hành hôn nhân và bước vào cuộc chia sẻ toàn diện dưới một mái nhà. Thưa chị, tôi có thể kể về hàng xóm nhà tôi, đó là T. T. lấy em họ chồng tôi, do một lần cậu ấy theo chúng tôi về thăm Việt Nam. Từ ngưỡng mộ lối sống tình cảm của người Việt đến việc mong muốn có vợ Việt, cậu đã nhờ tôi giới thiệu với T. Tôi khá lo lắng, vì cũng muốn lấy chồng nước ngoài như tôi nhưng T chỉ coi đó là phương tiện đổi đời, coi sự ngưỡng mộ của người đàn ông với mình là đủ, bản thân T không cần cố gắng gì nữa. Phải thừa nhận T. rất xinh. Nhưng vốn hiểu biết và văn hóa của T khá hạn hẹp nên mọi ứng xử của T theo tôi là khó đáp ứng thẩm mỹ người đàn ông ở các nước phát triển như Mỹ. Góp ý là rất khó. Ban đầu họ có vẻ hạnh phúc, nhưng rồi do bất đồng ngôn ngữ (T chỉ nói được rất ít tiếng Anh), do T không hiểu chồng muốn gì, và chồng T càng không hiểu những đòi hỏi của T. Người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung không có khái niệm lấy vợ là hàng năm phải cho vợ và nhà vợ một khoản tiền. (Họ cho rằng, như vậy khác gì mua nô lệ.) Họ quan niệm rằng 2 con người đến với nhau là cùng nhau làm nên một tình yêu, một sự chung sống, người này bình đẳng với người kia và cùng có nghĩa vụ như nhau, với nhau v.v. Ban đầu T, rất bực bội, muốn ly hôn và đòi bồi thường, nhưng luật sư đã cho T biết những giới hạn mà T không thể vượt. Sau một thời gian cãi cọ, T đã ngầm yêu một người gốc Á biết tiếng Việt, rồi chia tay với chồng. Bỏ nhau ở Mỹ không phải là hiếm, nhưng cũng không phải là nhiều. Tuy nhiên, họ bỏ nhau vì những lý do khác hẳn, không vì những chuyện tương tự như vậy. Cậu em họ chồng tôi đã coi việc đó là việc rất xấu. May mà, những phụ nữ Việt khác mà cậu biết trong đó có chị dâu đã không giống T nên cậu thôi không nhìn nhận đó là “thuộc tính” của phụ nữ Việt. Tôi kể câu chuyện này để nói với chị rằng, trong đổ vỡ hôn nhân không nên đổ lỗi cho người ngoài, mà phải tìm nguyên nhân ở chính bản thân mỗi người. Chị Minh nghĩa thân mến. Thư này, cũng là muốn hỏi chị, ở nước ta có những văn phòng tư vấn hôn nhân hay không? Tôi nghĩ, nếu chưa có thì nên có. Tư vấn hôn nhân rất bổ ích cho giới trẻ, nhất là với những người có tình yêu đối với người nước ngoài. Nếu T. được hướng dẫn, tư vấn, chắc cuộc sống sẽ đi theo hướng tốt đẹp.

Cảm ơn chị.

Nguyễn Thị M.N Vĩnh Yên. Việt Nam.

Chào chị M.N.

Thư của chị đã đủ dài để nói về một vấn đề. Tôi đồng tình với những suy nghĩ của chị. Và hiện tại ở Việt Nam cũng đã có, dù chưa nhiều những văn phòng tư vấn hôn nhân như chị hỏi. Tuy nhiên, có thể người tìm đến văn phòng không nhằm mục đích tư vấn văn hóa như chị nêu, hoặc không ít văn phòng lại đặt mục tiêu “mai mối” hôn nhân là chính mà quên mất điều căn bản, là tư vấn cho đôi bên biết cách ứng xử với nhau trong môi trường mới, người Việt làm dâu xứ người và ngược lại. Hy vọng trong tương lai, những văn phòng đó có được những người như chị. Chúc chị vui khỏe.

Minh Nghĩa

Vì Sao Phụ Nữ Việt Nam Lấy Chồng Nước Ngoài

Khoảng 40.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam hoặc Việt Kiều ở nước ngoài, giữa 2005-2008 theo các số liệu thống kê được cung cấp bởi các bộ phận công lý của thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, khoảng 92% các cuộc hôn nhân xảy ra giữa phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài hoặc Việt kiều nam giới, và các ông chồng, 35,6% là người Đài Loan. Bởi vì điều này tỷ lệ cao ở phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông nước ngoài, bài viết này tập trung vào những lý do cho phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và để phần còn lại của các công cụ cho ý kiến của riêng cá nhân của bạn.

co dau viet nam

co dau viet nam

  1. Tìm kiếm các tiện nghi vật chất: Từ đồng bằng ở phía nam của Việt Nam đến các thị trấn nhỏ vùng nông thôn ở phía bắc, một số lượng ngày càng tăng của phụ nữ trẻ được kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu từ Đài Loan và Hàn Quốc. Họ tìm kiếm sự tiện nghi vật chất và quan trọng hơn, một cách để cứu cha mẹ của họ từ một cuộc sống trong nghèo đói cùng cực, mà nhiều người Việt Nam xem xét nhiệm vụ lớn nhất của họ.
  2. Thoát khỏi văn hóa truyền thống: Trong văn hóa Việt Nam, phụ nữ được giáo dục phải được nuôi dưỡng, sẵn sàng hy sinh và chờ đợi cho chồng ngay cả cho đến khi họ biến thành đá. Kỳ vọng này đã định hình các phụ nữ Việt Nam là những sinh vật đẹp và tôn trọng nhất trên trái đất, nhưng đồng thời nó là một yếu tố phần nào đóng góp vào kết quả của việc hình thành con người Việt Nam hiện đại vào một loại lười biếng và nam nhi của con người. Thêm vào đó, các quan niệm cũ của “Trọng Nam Khinh Nu” và “Chong Chua Vo Toi” đã tiếp tục đặt trọng lượng lên vai những người phụ nữ Việt Nam đến điểm rằng một số người trong số họ chỉ muốn để tẩu thoát.
  3. Ít yêu cầu từ người chồng nước ngoài: Đa số đàn ông phương Tây không quan tâm nhiều về quá khứ của các đối tác của họ. Các cô dâu không được yêu cầu để có được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong gia đình của người chồng. Chồng phương Tây thường không có hạn chế về sự nghiệp của cô dâu, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, hoặc trinh. Đối với các ông chồng châu Á khác tiếng Việt, họ không có nhiều sự lựa chọn khác từ đất nước của họ do nguồn cung hạn chế “.
  4. Cuộc sống thay đổi cơ hội: Một số ít cô gái trẻ xinh đẹp và thông minh Việt Nam đến từ các gia đình giàu có rất nhiều cũng đã quyết định chọn một người chồng nước ngoài trên địa phương. Mục đích của họ không phải là để tìm kiếm một cuộc sống giàu có hơn hoặc điền đầy đủ vật chất / nhu cầu tiền tệ. Thay vào đó, cơ hội để trở nên nổi tiếng và thành công trong một nước phát triển là động lực nhất định hướng cho họ.
  5. Chỉ cần để xem những gì là không: Một số người chỉ là mệt mỏi nhìn thấy những điều tương tự hơn và hơn nữa. Họ tò mò về thế giới bên ngoài. Không phải tất cả mọi người có khả năng để đi du lịch thậm chí một phần của thế giới và trải nghiệm sự khác biệt. Kết hôn đi là một cách để làm như vậy với tất cả các cơ hội thay đổi cuộc sống. Nó được phổ biến để xem người dân quay trở lại quê hương của họ sau khi nhận ra những gì họ xem ra đó không phải là chính xác những gì họ muốn.
  6. Để yêu thương và được yêu thương: Đây là lý do rõ ràng và đơn giản nhất của tất cả. Trong thực tế, người ta tin rằng tất cả các cuộc hôn nhân nên là theo cách này. Hầu hết phụ nữ đã trải qua nhiều năm của tình yêu tìm thấy sự sống của họ, nhưng cuối cùng chúng xảy ra để rơi vào tình yêu với một người nước ngoài. Việt Nam hoặc không Việt, những phụ nữ này đưa ra quyết định dựa trên những người và những gì họ yêu thích.

Bất kể lý do, hầu hết các cô dâu Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chồng khi đến nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, các cô gái nghèo trở thành nạn nhân của một số loại của nạn buôn người. Chúng ta có thể thảo luận về chủ đề này trong một bài viết riêng biệt. Để bây giờ, chúng tôi đã tổng hợp hầu hết các lý do mà chúng tôi nghĩ một người phụ nữ Việt Nam kết hôn với chồng ngoại quốc. Chúng tôi có thể đã bỏ lỡ một số ít, nhưng rất thích tìm hiểu từ bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phán xét, nhưng quan trọng để hiểu được hoàn cảnh của mỗi tình huống ép buộc một người để đưa ra quyết định như vậy. Một số người may mắn được hạnh phúc với cuộc hôn nhân của họ, nhưng ban phước cho những người không. Cuối cùng, hạnh phúc đi kèm với đa dạng.

Chú ý: Cụm từ “phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” được sử dụng trong bài viết này đề cập đến phụ nữ Việt Nam tại Việt Nam cưới chồng không Việt Nam hoặc Việt Kiều.

Bằng văn bản với Nga Vũ – Năm thứ hai ứng cử viên cho Thạc sĩ Khoa học trong chương trình Kỹ thuật Hệ thống năng lượng tại Đại học Michigan. Khoảng 40.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam hoặc Việt Kiều ở nước ngoài, giữa 2005-2008 theo các số liệu thống kê được cung cấp