Archive | May 2013

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam bao gồm những bước sau:

1. CÔNG HÀM ĐỘC THÂN
Để kết hôn ở Việt nam, luật Việt Nam yêu cầu công dân Mỹ hoặc thường trú nhân phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Công Hàm Ngoại Giao này phải được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán Việt Nam bao gồm tất cả các giấy tờ yêu cầu cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương.

Xin vui lòng lưu ý rằng mỗi chính quyền của thành phố hay tỉnh thành ở Việt  Nam có mỗi yêu cầu Công Hàm Ngoại Giao, thủ tục và thời gian chờ đợi khác nhau. Vì vậy, điều cần thiết là quý vị phải biết được những yêu cầu này để chuẩn bị tốt cho giấy tờ và lên kế hoạch cho chuyến đi về Việt Nam một cách phù hợp.

Văn phòng di trú của chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để hoàn thành bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Hơn nữa, chúng tôi bảo đảm rằng Công Hàm Ngoại Giao sẽ tuân theo tất cả yêu cầu cần thiết của mỗi chính quyền ở thành phố hay tỉnh thành khác nhau. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị lịch trình cho chuyến đi của quý vị phù hợp với cuộc hẹn phỏng vấn và thời gian chờ đợi được yêu cầu bởi chính quyền thành phố hay tỉnh thành.

HỢP PHÁP HÓA BẢN ÁN LY HÔN:
Đối với những người đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam, phải có bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt  Nam trước khi được sử dụng ở Việt  Nam .

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thông thường mất khoảng 2 đến 3 tuần để thu thập giấy tờ và hoàn thành bộ Công Hàm Độc Thân. Thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn và nhận được giấy hôn thú là trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, có thể thay đổi phụ thuộc vào mỗi tỉnh thành khác nhau. Xin vui lòng liên lạc với văn phòng chúng tôi trước khi lên kế hoạch về Việt  Nam để kết hôn.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆTNAM
Khi quý vị có Bộ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân, chúng tôi sẽ gửi về văn phòng của chúng tôi tại Việt Nam truớc khi quý vị về Việt  Nam hoặc giao cho quý vị để quý vị cầm về Việt  Nam. Quý vị phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Quý vị và vợ/chồng phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Quý vị và vợ/chồng phải có mặt để ký vào giấy hôn thú ngay khi được cấp.

Đối với những người đã ly hôn ở nước ngoài, trước tiên quý vị phải xin ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.

Văn phòng di trú FCG tại Việt Nam có thể giúp quý vị về tiến trình xin ghi chú ly hôn cũng như nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch phù hợp cho quý vị trong thời gian ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của quý vị và vợ/chồng với chính quyền địa phương.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hoá cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt  Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt  Nam là 25 – 50 ngày tuỳ thuộc vào từng thành phố hay tỉnh thành. Vui lòng liên lạc trước với văn phòng chúng tôi để lên kế hoạch phù hợp với chuyến đi của quý vị.

3. NỘP ĐƠN BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ:
Sau khi quý vị và vợ/chồng quý vị được cấp giấy chứng nhận kết hôn, quý vị có thể nộp đơn bảo lãnh vợ chồng của quý vị với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sau khi được chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh vợ chồng của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ/chồng của quý vị được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà vợ/chồng quý vị đang sống.

Văn phòng chúng tôi sẽ giúp quý vị hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ chồng theo yêu cầu của Sở Di Trú Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị cho đến khi hồ sơ được chấp thuận trong khoảng thời gian Sở Di Trú xét hồ sơ. Đồng thời chúng tôi cũng cập nhật thông tin thường xuyên đến quý vị. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, chúng tôi cũng sẽ giúp quý vị chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng chúng tôi cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của vợ/chồng quý vị để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh nhanh nhất.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi cho đến khi hồ sơ bảo lãnh vợ chồng được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Tuy nhiên, thông thường thì mất khoảng 4 – 6 tháng.

Phí nộp hồ sơ cho Sở di trú (USCIS): 420$

4. BẢO TRỢ TÀI CHÁNH VÀ THỦ TỤC TẠI TRUNG TÂM CHIẾU KHÁNG QUỐC GIA (NVC)
Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để được cứu xét.  Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ của quý vị và lên lịch phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ ở Sài gòn, Việt nam.

Văn phòng của chúng tôi ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam sẽ chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết để nộp vào NVC sớm nhất và theo dõi hồ sơ của quý vị tại NVC cho đến khi nhận được giấy hẹn phỏng vấn.

BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Người bảo lãnh cho vợ/chồng phải hoàn thành bộ bảo trợ tài chánh cho thấy rằng đương đơn có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 3 – 6 tháng.

Phí trả NVC: 88$ cho người bảo lãnh và 230$ cho đương đơn

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM YÊU CẦU THUẾ THU NHẬP
https://uscis.gov/files/form/i-864p.pdf

5. PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN:
Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh vợ / chồng. Vợ / chồng của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình là thật. Vợ / chồng của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng có liên quan đến buổi phỏng vấn cho Vợ / Chồng của quý vị.

6. THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỚI SỞ DI TRÚ – NẾU HỒ SƠ BỊ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MỸ TỪ CHỐI
Nếu đơn bảo lãnh cho vợ chồng quý vị bị Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này sẽ bị trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh mà Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho quý vị 1 lá thư cho phép quý vị có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam.

Văn phòng chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị thư khiếu nại cùng với các tài liệu bổ sung để đáp lại thư yêu cầu của Sở Di Trú. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị để chắc chắn rằng hồ sơ của quý vị sẽ được xem xét trong khung thời gian tiến hành của Sở Di Trú. Đồng thời nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng, chúng tôi sẽ  giúp quý vị chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn tất để nộp cho Sở Di Trú.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:  877-DI-TRÚ-MỸ

Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ / chồng sang Mỹ tôi cần phải có những điều kiện gì?
Đáp: Bạn phải là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân (thẻ xanh), bạn và vợ/chồng bạn phải có đăng ký kết hôn và bạn phải đủ điều kiện tài chánh được quy định bởi Sở Di Trú.

Hỏi : Thời gian để tôi bảo lãnh vợ/chồng sang tới Mỹ là bao lâu ?

Đáp : Thông thường thì thời gian bảo lãnh vợ chồng khoảng từ 8 – 12 tháng

Hỏi : Tôi có thẻ xanh thì có bảo lãnh vợ sang Mỹ được không ?

Đáp : Có. Bạn có thẻ xanh vẫn có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được.

Hỏi: Tôi hiện tại đang thất nghiệp nên không thể chứng minh tài chính được, vậy tôi có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được không?

Đáp : Được. Bạn có thể bảo lãnh vợ của bạn sang Mỹ. Trường hợp bạn không có công việc làm và không có tài sản gì thì bạn có thể nhờ người có thể chứng minh tài chính đứng ra đồng bảo trợ với bạn. Người này không bắt buộc là người thân, họ hàng của bạn nhưng người này phải có trách nhiệm về tài chính với vợ của bạn đối với chính phủ Mỹ.

Hỏi : Tôi có quốc tịch Mỹ. Tôi quen với một người qua Mỹ theo diện du lịch với visa du lịch là 1 năm. Chúng tôi mới đăng ký kết hôn ở Mỹ. Visa du lịch của vợ tôi  chưa hết hạn. Nếu tôi nộp đơn xin bảo lãnh vợ, vợ tôi có phải trở về Việt Nam không?

Đáp : Không. Nếu vợ của bạn qua Mỹ một cách hợp lệ như bằng visa du lịch, du học, hay business rồi kết hôn với bạn là công dân Mỹ. Trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo lãnh vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và vợ của bạn có quyền được ở lại.

Hỏi : Tôi muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ thì cần những giấy tờ gì và vợ tôi cần những giấy tờ gì?

Đáp : Người bảo lãnh cần có copy hộ chiếu, thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch. Hình thẻ (kích thước 2inch x 2inch). Giấy tờ chứng minh thu nhập (thuế, xác nhận việc làm …), hôn thú của hai vợ chồng. Người được bảo lãnh cần có bản sao khai sinh, hình thẻ (2inch x 2inch), lý lịch tư pháp.

Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua Mỹ theo diện vợ chồng. Vợ của tôi hiện tại có một đứa con đang du học tại Mỹ (hiện tại 18 tuổi 4 tháng). Vậy xin hỏi người con này có được quyền ở lại Mỹ không?

Đáp: Nếu anh và vợ của anh (mẹ của cháu) kết hôn lúc cháu dưới 18 tuổi thì anh có thể bảo lãnh cho cháu ở lại Mỹ và có thẻ xanh luôn. Nếu anh kết hôn sau khi cháu 18 tuổi thì anh không bảo lãnh được. Anh nên làm theo diện Fiance để cháu có thể đi theo hồ sơ của mẹ.

Source: baolandduhoc.com

Thủ tục cho Việt Kiều cưới vợ tại Việtnam

*Tôi là một Việt kiều dự định về Việt Nam kết hôn. Tôi nghe nói thủ tục đăng ký kết hôn (ĐKKH) tại Việt Nam phải qua phỏng vấn rồi chờ một thời gian mới được ký hôn thú. Tôi muốn biết chính xác pháp luật quy định về vấn đề này thế nào? Tại TP.HCM nộp hồ sơ bao lâu thì được phỏng vấn, phỏng vấn bao lâu thì được biết kết quả và ký hôn thú? Do tôi phải đi làm, thời gian nghỉ phép có hạn, vậy phải thu xếp thời gian về Việt Nam thế nào để có thể thực hiện xong các thủ tục mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí đi lại? (Perter Tran, Việt kiều Mỹ)

– Điều 15 Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10.7.2002 của Chính phủ có quy định về thời hạn giải quyết việc ĐKKH có yếu tố nước ngoài như sau: “Thời hạn giải quyết việc ĐKKH tại Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Ngày 21.7.2006 Chính phủ ban hành Nghị định 69/2006/NĐ-CP, bổ sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP, nội dung có điểm mới như sau: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau”. Quy định này áp dụng kể từ ngày 14.8.2006.

Tại TP.HCM, khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tư pháp sẽ cấp giấy hẹn và ghi rõ: ngày nhận hồ sơ, ngày trả kết quả (tức ngày ký hôn thú) và ngày sẽ phỏng vấn. Thông thường Sở sẽ hẹn phỏng vấn trong hạn từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và khoảng 1 tuần sau khi phỏng vấn, các bên kết hôn sẽ biết được kết quả phỏng vấn.

Nếu các bên có mặt đúng theo giấy hẹn để dự phỏng vấn, kết quả phỏng vấn thành công và không thuộc trường hợp có yêu cầu cơ quan công an xác minh…, thì ngày ký hôn thú sẽ đúng theo giấy hẹn.

Như vậy, nếu bên nước ngoài về Việt Nam nộp hồ sơ, chờ phỏng vấn và ký hôn thú thì phải có mặt tại Việt Nam ít nhất 30 ngày (nếu không rơi vào đợt lễ, Tết).

Trường hợp bên nước ngoài ủy quyền cho bên Việt Nam nộp hồ sơ (bên nước ngoài chỉ về để dự phỏng vấn và ký hôn thú) thì phải có mặt tại Việt Nam ít nhất 3 tuần (nếu không rơi vào đợt lễ, Tết).

Trường hợp không thể về Việt Nam một thời gian dài như đã nói trên thì phải về hai lần: một lần dự phỏng vấn và một lần ký hôn thú, còn lúc nộp hồ sơ bên nước ngoài có thể làm giấy ủy quyền.

Luật gia Huỳnh Minh Vũ

Các điều nên biết khi tìm người yêu qua mạng internet

Một số chuyên gia đã từng chỉ trích trào lưu này, và không đồng tình xem đó là mặt trái của xã hội trong thời đại bùng nổ thung tin. Và có khá nhiều người vẫn muốn biến giấc mơ của họ thành sự thật trên không gian ảo. Và một khi bạn đã quyết định làm quen trên mạng thì bạn nên lưu ý một số lời khuyên sau.

làm quen qua mạng

làm quen qua mạng

Không nên vội vàng, cần có một sự khởi đầu chậm rãi.

Khi làm quen trên mạng, tuyệt đối không nên tin những ai có vẻ thành thật. Bạn cần tìm ra được những điều không bình thường trong suốt thời gian trò chuyện qua chat hay email. Bạn cần tự tin vào trực giác của mình, khi có gì đó không được bình thường bạn hãy ngưng tiếp xúc với họ để đảm bảo an toàn cho bạn.

Khi quyết định làm quen trên mạng thì bạn nên lưu ý về danh tính của mình.

Việc trao đổi qua lại giữa thư điện thử, các tin nhắn ở các trang web hẹn hò đều được cam kết bảo mật khá cẩn thận thông tin chi tiết của bạn cho đến khi nhận được sự đồng ý của bạn. Bạn tuyệt đối không được điền thông tin họ tên, email, số nhà, số điện thoại của bạn trong thông tin cá nhân khi đăng ký trên web nhé, hãy “tắt” file chữ kỹ điện tử trong email khi quyết định làm trên mạng, và ngưng tiếp xúc với bất cứ ai đòi bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc cố lừa bạn làm điều đó.

Sự cảnh giác không bao giờ thừa khi bạn chơi 1 trò chơi mạo hiểm.

Làm quen trên mạng có sự thú vị nhỏ là bạn có khá thu thập thông tin một cách từ từ, và rồi bạn mới quyết định có nên duy trì mối quan hệ đó ở thế giới thực hay không.  Bạn sẽ không bị thúc ép khi phải gặp, làm quen trên mạng nếu như bạn có sự cân nhắc cẩn thận thì thường sẽ giúp bạn mang lại một kết quả tốt.  Bạn cần cảnh giác với những người không đáng tin cậy, và những ai thật lòng chắc chắn sẽ dần chiếm được lòng tin của bạn. Bạn vẫn được quyền quyết định có nên giữ mối quan hệ ở mức độ nặc danh- dựa trên cảm tính của bạn. Hãy dành một chút thời gian cần thiết để để kiểm tra độ tin cậy, đừng để phải lòng chỉ vì một cái click chuột nhé.

Làm quen trên mạng, liệu người bạn ảo có thể cho bạn một tấm hình.

Sau một khoảng thời gian trò chuyện qua lại giữa bạn và người bạn ảo. Bạn thật sự hứng thú và có ấn tượng tốt về bạn ấy. Và bạn muốn có được một tấm hình của người ấy, nhưng đáp lại là một lời xin lỗi không có hình từ người ấy, thì bạn có thể hiểu là người bạn ảo ấy có điều gì đó muốn che dấu bạn.

Bạn có đủ minh mẫn để nhận ra những tín hiệu cần báo động.

Những hành động mang tính tiêu cực, những lời lẽ không tôn trọng, hay cách gợi dục không phù hợp đều là những tín hiệu cần báo động. Trong suốt thời gian làm quen trên mạng, bạn nên chú ý đến người ấy, nếu người ấy để lộ bất cứ những hành vi sau:

  • Sai lệch trong việc cung cấp thông tin, lúc thế này lúc thế kia ví dụ như tuổi, sở thích, tình trạng hôn nhân, việc làm
  • Không muốn nói chuyện điện thoại với bạn sau khi đã quen biết bạn một thời gian khá lâu
  • Từ chối trả lời những câu trả lời trực tiếp cho những câu hỏi trực tiếp
  • Có sự khác biệt so với tính cách khi gặp mặt trực tiếp
  • Gặp gỡ nơi an toàn và cảnh giác khi đi ra ngoài

Gặp gỡ nơi an toàn và cảnh giác khi đi ra ngoài.

Bạn quyết định gặp gỡ người bạn ảo mà đã làm quen được trên mạng ngoài đời thật. Bạn nên nhắn cho người thân biết là bạn đi đâu đi với ai, khi nào về. Ngoài ra bạn nên cho người bạn thân hoặc người mà bạn tin tưởng nhất số điện thoại của người bạn ảo. Tuyệt đối không được để người bạn ảo đón bạn tại nhà riêng, kết thúc buổi hẹn bạn cũng nên ra về một mình. Địa điểm hẹn cũng cần có nhiều người biết đến. Quán cà phê, hay quán ăn ưa thích vào thời gian cao điểm của quán là một lựa chọn hoàn hảo. Tuyệt đối phải đảm bảo rằng, người thân trong gia đình hoặc một người bạn thân thiết biết được kế hoạch của bạn và sẽ liên lạc được với bạn, bạn nên đem theo điện thoại di động khi đi gặp người bạn ảo.

Tùy cơ ứng biến, liệu bạn có đủ bình tĩnh giải quyết vấn đề khi gặp sự cố.

Ảo và thế giới thật là sự khác biệt hoàn toàn, không nên làm bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy không an tâm. Khi bạn còn điều gì đó lo lắng, không an tâm thay vì chấp nhận lời đồng ý hãy nghĩ cách hay nhất để có thể thoát khỏi buổi hẹn. Đại loại như kiếm cớ gọi điện cho người thân chẳng hạn, hoặc người nào đó giúp bạn khi có tình huống nguy cấp hay trốn ra bằng cửa sau. Bạn cảm thấy nguy hiểm, bạn hãy gọi cảnh sát để cầu cứu, đó là cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho bạn.

From: Hanhtrinhdelta

Kết bạn bốn phương online – khi nào nên gặp nhau

Người đó từng nói với mình rằng: Chúng ta đừng đứng trong bóng tối mà hãy bước ra thế giới bên ngoài.

Kết bạn bốn phương online

Kết bạn bốn phương online

Nói về tình ảo thì riêng bản thân mình cũng có một khúc mắc như thế này. Vào một ngày đẹp trời, mình lên mạng và tìm thấy một cái hồ sơ kết bạn và gửi một bức thư để làm quen. Không phải người đó viết văn hay đâu, mà tại mình thấy nội dung đó quen quá,  mình đã đọc đi đọc lại ở đâu đó nhiều lần và nó cũng đã nằm trong tâm trí mình rồi. Cho nên thực ra ban đầu mình chỉ có ý định gửi thư chọc người đó vài câu mà thôi. Nhưng rồi mình lại không làm vậy mà chỉ hỏi thăm làm quen rất ư là lịch sự.

Không cần chờ đợi lâu, hai ngày hôm sau mình nhận được thư hồi âm, người đó nói mình nói chuyện rất dễ thương và sâu sắc, ấn tượng. Rồi kèm theo là nick chat, mình và người đó cũng như bao người bắt đầu cuộc trò chuyện trên mạng.

Nói thiệt lúc đầu mình cũng không có cảm tình gì mấy với người này chỉ nói chuyện qua loa thôi, không hẹn hò nhau chat gì cả khi nào lên gặp thì chat. Mấy ngày rồi sau đó là mỗi ngày hai người tự động lên để mà chat với nhau. Rồi người xin số điện thoại của mình và người ta bắt đầu liên lạc.
Chuyện cũng không có gì mới chỉ có cũng giống như là các bạn chỉ có điều là kịch bản cũ diễn viên mới mà thôi. Nói chuyên vui đùa rồi người đó cũng nó xiên nói xỏ là tỏ thái độ thích mình nhưng mà mình không có trả lời, bởi vì không biết phải trả lời sao cả, hơi băn khoăn và khó xử nhỉ.

Mình hiện vẫn chưa có người yêu nhưng mình  lên đây không với mục đích là tìm người yêu, mình chỉ tìm bạn thôi cho nên mình muốn mọi thứ chỉ dừng lại ở mạng, chứ không bước ra ngoài đời thật nhưng người ta lại không nghĩ như vậy, người ta lại nghĩ rằng lên mạng là phải tìm người yêu chứ ai chỉ để lên mạng chỉ để chơi bao giờ. Mình thật cũng không biết nói sao bây giờ.

Khi có thời gian thì mình thường lên net để nói chuyện với những người mà mình vô tình quen biết,những người bạn đã đem đến cho mình niềm vui và vơi đi sự cô đơn vốn có trong tâm hồn của mình! Viết blog là thể hiện lên những gì bạn muốn nói, những gì bạn muốn chia sẻ với tất cả mọi người, và bản thân của bạn cũng trút bỏ được nỗi niềm riêng tư nào đó! Mình biết trong cuộc sống không có ai là hoàn hảo cả đâu!

Bởi vì ai mà không có khuyết điểm nhưng quan trọng là ta biết khắc phục khuyết điểm đó như thế nào mà thôi! Chúng ta đừng đứng trong bóng tối mà hãy bước ra thế giới bên ngoài Hãy lột bỏ lớp vỏ củ kỹ bên ngòai để trở thành một con người mong muốn. Cụ thể là có thể từ vịt con xấu xí biến thành một con thiên  nga với bộ lông trắng muốt và được mọi người yêu quý!

Tình bạn là muôn năm phải không các bạn? Có những điều mình không thể tâm sự với nguời thân nhưng các bạn là một niềm vui cho mình vì mình có thể nói hết suy nghĩ của mình, và mang đến cho mình những chia sẻ. Mình tin là tình bạn qua mạng có thật, không là ảo ảnh.

Thật sự mà nói thì mình chỉ quen bạn qua mạng mà chưa gặp ai ở ngoài đời bao giờ cả, mình không biết có nên gặp họ hay không, gặp nhau rồi sẽ như thế nào? Tại sao  lại phải gặp họ? Họ có biết gì về mình mà muốn gặp mình, cả khuôn mặt mình ra sao thậm chí họ cũng chưa biết cả mà? Vậy mà họ vẫn thản nhiên nói chuyện với mình suốt mấy tháng trời dài ròng rã.

Đôi khi mình phải tự khâm phục chính mình luôn đó vì sao lại có thể nói chuyện kéo dài cả 3 tháng với người chưa biết mặt, chưa biết về nhân thân và gia cảnh của người đó. Tất nhiên là đã nghe nói nhưng chỉ là nghe nói mà thôi chứ có biết được thật hư ra sao đâu. Và tại sao không thể cứ chat, noi chuyện hay tâm tình với nhau mà phải gặp nhau để làm gì?

Tất cả chỉ vòng quanh là một dấu chấm hỏi, tại sao? Mình cũng không biết là tại sao? Và mình phải làm gì bây giờ, hả các bạn, nếu mình không cho họ, gặp mình thì họ nghĩ mình là một con người không có thật, là một con nguời giả tạo, giận dỗi, và có gì là giấu giếm họ nên mới không cho họ gặp, nhưng họ đâu có biết rằng mình vẫn luôn là mình. Mặc dù là trên mạng thiệt ,nhưng những gì không nên nói dối thì mình cũng chẳng có nói dối, mình nói sự thật trong sự cho phép và dường như tất cả thông tin riêng về bản thân mình đều đúng cả, mình là ai, mình tên gì, hiện sống ra sao, ở đâu, khu vực nào đều đúng cả! Tất nhiên là mình không cho họ biết địa chỉ nhà mình rồi!….
Nhưng không hiểu sao một thời gian như vậy là họ lánh xa tôi hết, không lẽ nếu như không gặp mặt nhau thì làm bạn nói chuyện cũng không được hay sao? Gặp nhau để làm gì chứ??? Các bạn có thể giải thích cho mình được không, mình muốn biết và thắc mắc nhưng thiệt tình là không biết hỏi ai bây giờ?

Chỉ biết viết lên nỗi lòng của mình nơi đây để xin một lời khuyên chân thành từ phía các bạn,  không biết các bạn ai có gặp trường hợp như mình hay không nhỉ? Mong các bạn hãy cho mình một lời khuyên nha các bạn.

Một con người có lai lịch không xác minh, có cái gì giấu giếm hay bất thường là điều mà mọi người đang nghĩ về mình liệu mình đúng hay sai khi suy nghĩ như vậy? Xin các bạn hiểu rằng: Mình cũng không phải là người dở hơi, rảnh rỗi đến mức suốt ngày đi chọc phá người khác trên mạng.

Liệu mình có nên thay đổi quan niệm của mình hay không? Có nên một lần gặp gỡ người ta ở ngoài đời hay không? Người ta cũng không có đe dọa hay bắt bẻ mình gì nhưng suốt ngày cứ nói hoài làm mình phiền lòng quá.

Người đó từng nói với mình rằng: Chúng ta đừng đứng trong bóng tối mà hãy bước ra thế giới bên ngoài.

Mình biết điều đó không có gì là sai, nhưng không hiểu sao mình vẫn cứ phân vân. Không phải là mình sợ bị lừa gạt gì, bởi vì lừa gạt mình cũng không dễ đâu nhé! Với lại mình cũng không có đáng để lừa gạt đâu. Mình không phải là dạng người chat với nhiều người cùng một lúc, ban đầu chỉ là hỏi thăm,  nói chuyện qua  loa, rồi hợp thì mới nói chuyện tiếp, chứ đâu phải ai mình cũng nói chuyện hết đâu. Còn người ta thì mình biết là người ta chat với nhiều người cùng một lúc, liệu với người khác người ta cũng nói như vậy hay không?

Người đó không có ra tối hậu thư gì cả, nhưng giờ ít nói chuyện, có khi còn không thèm nói chuyện với mình, có vẻ người đó giận mình vì mình không chịu gặp, nói mình không tin tưởng người ta, nói chuyện lâu vậy rồi mà dường như mình vẫn không xem người ta là bạn, người ta nói vậy đó, nghe vậy mình rất buồn vì thực lòng mà nói mình không hề nghĩ như vậy.

Dường như mình đã làm người ta bị tổn thương lòng tự trọng mất rồi, làm sao bây giờ, mình không muốn người ta nghĩ không tốt về mình, nghĩ là mình không tôn trọng người ta, mình không muốn ai phải buồn phải giận vì mình cả.
Cả hai chỉ nói chuyện chứ chưa hề biết mặt nhau,mình và người đó ở cũng gần trong cùng một thành phố, đâu phải xa xôi cách trở gì, gặp nhau là một chuyện dễ dàng, vậy lý do gì mà lại không chịu gặp. Người đó suốt ngày nói vậy đó! Khổ tâm quá à! Mình thì không biết trả lời sao chỉ nói qua loa, ậm ừ và lảng sang vấn đề khác. Không nói dứt khoát lý do.

Liệu mình làm vậy thì mình có phải là một con người ích kỷ quá hay không chỉ biết nghĩ cho riêng mình mà không biết nghĩ tới nỗi  lòng của người khác?

Nguồn st

Hẹn hò trực tuyến qua mạng – bí quyết thành công

Ngày nay với sự phát triển của Internet, việc kết bạn và hẹn hò qua mạng là chuyện rất thông dụng. Chỉ cần một cái click chuột bạn đã có thể gặp được chàng trai lí tưởng.

Hẹn hò trực tuyến qua mạng

Hẹn hò trực tuyến qua mạng

1. Tin vào trực giác tốt của bạn

Trực giác của bạn thực sự là một “kênh” hiệu quả khi bạn hẹn hò trên mạng vì thực tế sẽ có một số điều bằng trực giác của bạn, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy nó không đúng theo sự hiểu biết của mình. Chỉ bằng một vài lần trò chuyện trên mạng, trả lời email, ghé thăm blog của họ kết hợp với trực giác cá nhân của bạn sẽ cho bạn biết điều gì là đúng – sai. Đây cũng là cách tuyệt vời để tính toán khi nào thì nên tiếp tục hoặc cắt đứt hoàn toàn với người bạn mới quen trên internet. Bởi vậy khi hẹn hò trực tuyến, tin vào bản năng của bạn là công cụ tinh thần hiệu quả nhất để mọi chuyện có thể theo ý bạn.

2. Đừng vội cung cấp thông tin cá nhân một cách nhanh chóng

Số nhà và điện thoại của bạn hoàn toàn có thể giúp anh chàng mới quen của bạn nhanh chóng xác định được nơi bạn cư trú. Họ cũng có thể dễ dàng tìm hiểu và có được những thông tin cần thiết về gia đình bạn một khi đã được bạn cung cấp thông tin cá nhân cho họ. Tiếp theo, với sự khéo léo tài tình của đối phương, rất có thể bạn sẽ cung cấp thông tin về một vài người bạn hoặc bạn giới thiệu với họ một vài người bạn trong số bạn bè của bạn thì đây quả là một “cánh cửa” vô cùng thuận lợi để anh chàng đó tìm hiểu các thông tin, dữ kiện về bạn – chính xác nơi làm việc, những gì bạn làm, cũng như số nhà, số điện thoại… của bạn. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của quá trình hò hẹn trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân là điều vô cùng quan trọng.
3. Sử dụng tài khoản thư điện tử hoàn toàn miễn phí

Trong trường hợp bạn không muốn để lộ những thông tin cá nhân, địa chỉ nơi làm việc… bạn hãy chọn kết bạn thông qua tài khoản thư điện tử hoàn toàn miễn phí như Hotmail, Gmail hay Yahoo mà bạn đăng kí sử dụng bất kì. Thông qua các chức năng của những tài khoản thư điện tử này bạn vẫn hoàn toàn có thể trò chuyện được với đối tượng mà bạn kết bạn. Điều này sẽ bảo vệ bạn tránh khỏi tình trạng bị lộ thông tin cá nhân khi bạn thường xuyên dùng địa chỉ e mail chính thức của bạn để tìm ra thêm nhiều chi tiết khácvề bạn. Việc đăng kí những tài khoản email miễn phí còn giúp bạn có thể dễ dàng bỏ đi khi đối tượng kết bạn với bạn không phù hợp.

4. Hãy đề phòng những người đàn ông đã có vợ

Một điều không may mắn đối với tất cả những người hẹn hò trên mạng đó là gặp phải những đối tượng lừa phỉnh người khác bằng cách nói dối mình vẫn còn độc thân để có thể hẹn hò với người kia trong khi thực tế họ đã có vợ và những đứa con. Bởi vậy trong suốt quá trình tìm hiểu, bạn nên thận trọng để gạt bỏ những đối tượng này ra khỏi danh sách “ứng cử viên” hẹn hò của mình. Hãy cố gắng để tìm hiểu rõ ràng về tình trạng các mối quan hệ hiện tại của người đó.
5. Luôn đặt những câu hỏi nghi ngờ

Trong khi bạn nói chuyện qua email và chat YM, bạn có thể bắt đầu đưa ra một vài câu hỏi khéo léo để gợi mở về con người và tính cách của anh chàng mà bạn mới quen. Quen biết qua mạng là một trong những điều sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro nhất bởi vậy bạn phải luôn đặt mình vào tư thế đề phòng mọi bất trắc, luôn hoài nghi những gì đối phương nói và biết cách thử nghiệm xem mọi việc có đúng như những gì họ nói không. Khi bạn đặt những câu hỏi nghi vấn nếu họ có vẻ tức giận, lảng tránh những câu hỏi của bạn… đây rất có thể là dấu hiệu rằng có điều gì không đúng đang diễn ra.

6. Gợi ý đối tượng cung cấp hình ảnh gần đây nhất

Không có gì xấu khi bạn yêu cầu cung cấp một hình ảnh gần đây nhất của họ. Đó là điều cần thiết để bạn có thể đưa ra quyết định rằng mình có nên gặp mặt trực tiếp sau thời gian hẹn hò qua mạng không. Thêm vào đó, trực giác của bạn sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc nhất về con người lâu nay hẹn hò với bạn.

Nguồn afamily

Lý do nhiều chàng Việt kiều già thích về Việt Nam cặp bồ?

WESTMINSTER (NV) – “Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn.

chàng Việt kiều già

chàng Việt kiều già

Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Lý do của ông Hai Lý chỉ là một trong số những lý do mà nhiều người đàn ông lớn tuổi, như ông Nghĩa Nguyễn, ông Nguyên Phạm, đưa ra để giải thích cho câu hỏi, “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?”

Từ cảm giác ‘không có chỗ đứng ở Mỹ’…

Thấy mình “không có chỗ đứng ở Mỹ” là cảm giác của ông Nghĩa Nguyễn, người sắp mừng thọ 75 tuổi và là cư dân thành phố Orange.

Không xuất thân là một tướng tá lên xe xuống ngựa có người săn đón, nhưng hình ảnh của người chồng, người cha trụ cột trong nhà, một viên chức hành chánh của một quận trước 1975, đã khiến ông Nghĩa Nguyễn trở nên có uy quyền đối với vợ con, một lời ông nói ra là “cả nhà ai cũng sợ.”

Như một kiểu gia đình nề nếp, gia giáo, nên dù có lúc “giận nhau bầm gan tím ruột” vợ ông cũng không bao giờ bộc lộ ra ngoài cho con cái hay người ngoài biết để mà còn “giữ thể diện gia đình.”

Năm 1995, lúc ông Nghĩa về hưu cũng là lúc vợ chồng ông sang Mỹ theo diện con cái bảo lãnh. Với ông, cuộc sống ở Mỹ khi đó “giống như địa ngục.”

Bởi, ông “không biết lái xe, không biết tiếng Anh, xin đi làm thì không ai nhận.” Những đứa con đi vượt biên ngày nào giờ đã hấp thụ văn hóa Mỹ, không còn răm rắp nghe lời ông như ngày xưa. Mấy đứa cháu nội, ngoại thì chỉ toàn nói tiếng Mỹ, và dĩ nhiên chúng cũng không muốn nghe lời ông. Vợ ông cũng vậy. Bà dường như không còn thói nín nhịn như ngày xưa. Bà sẵn sàng “đốp chát” lại với ông ngay khi có thể.

Ngột ngạt và tù túng, ông Nghĩa “chỉ muốn quay trở lại ngay Việt Nam,” nhưng các con ông không cho, vì “tụi nó nói dù gì thì đời sống ở Mỹ cũng tốt hơn vạn lần ở Việt Nam.”

Thế là việc trở về Việt Nam trở thành niềm “khao khát” đối với người đàn ông có tuổi đang sống ở thành phố Orange này. Khi dành dụm đủ tiền con cái cho, ông Nghĩa mua ngay vé máy bay về Sài Gòn.

“Về đó lúc đầu thì cũng là đi tìm gặp những ông bạn già ngày trước để hàn huyên, để nhậu nhẹt cho vui thôi,” ông Nghĩa nói lý do về nước của mình. Theo ông, dù từng nghĩ “sống ở Mỹ như địa ngục,” nhưng khi về nhìn lại những người bạn cùng lứa ngày trước, ông Nghĩa lại thấy mình “ngon lành hơn.”

Tương tự như vậy là trường hợp của ông Hai Lý, một cư dân ở Midway City, người cũng đã bước qua tuổi 70, “cổ lai hy.”

Theo lời ông Hai Lý, ông sang Mỹ từ năm 1975, “Việt cộng tấn công vô là tôi đi ngay.” Sau thời gian đi làm “assembly” ở hãng, hiện tại ông Hai đã về hưu, “ly dị lâu rồi,” và “mấy đứa con cũng đều có gia đình ở riêng.”

Ông Hai không có nhà, cũng không có xe vì ông cho rằng “già rồi đi xe bus cho tiện.” Ông không nói lương hưu của ông bao nhiêu, chỉ nói mỗi tháng ông trả $300 tiền thuê phòng, và phải ra ngoài ăn uống một cách tiết kiệm vì “chủ nhà không cho nấu ăn.”

“Ở đây, người ta nhìn tình cảnh của tôi chẳng khác gì thằng cơ hàn,” ông Hai tự đưa lời nhận xét. “Nhưng khi về Việt Nam thì tôi khác à!”

Ðến ‘anh’ Việt kiều được chìu chuộng chăm sóc

“Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn. Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Người đàn ông đậm người, tóc được nhuộm đen không thể nhìn ra một sợi trắng, nói rất tự nhiên, “Về Việt Nam , tôi ít khi ở Sài Gòn, ở đó cái gì cũng mắc mỏ. Tôi còn bạn bè ở Vĩnh Long. Mỗi lần tôi về là họ dẫn tôi đi chỗ này chỗ nọ.”

“Chỗ này chỗ nọ” của ông Hai là những quán cà phê, những tiệm massage cũng “sạch sẽ tươm tất” nhưng giá cả không quá đắt. Ông Hai nói không cần che giấu, “Mình bỏ ra có ba bốn trăm ngàn, chưa đến hai chục đô, mà có người gội đầu, người ngồi cắt móng tay, móng chân, người mát-xa mặt thì còn muốn gì nữa. Ðàn ông mà.”

Ông Hai cũng nhắc đến những nơi ông thích lui tới như “cà phê vườn,” “cà phê võng” nhưng khi được hỏi ở đó có gì khiến ông thích thì ông chỉ cười không trả lời, rồi bắt qua chuyện khác.

Không nhận xét “con gái Việt Nam rẻ như bèo” như kiểu ông Hai Lý, nhưng cảm giác được “chìu chuộng chăm sóc ngọt ngào” cũng là điều ông Nghĩa Nguyễn tìm thấy trong những lần về Việt Nam sau đó.

Ông Nghĩa kể mấy lần sau về Việt Nam, nhiều bạn già, bạn nhậu của ông người thì chết, người thì bệnh bởi những chứng tiểu đường, cao máu. Buồn, thiếu người nói chuyện, ông Nghĩa “đi cắt tóc thanh nữ cho quên sầu.”

Học được cách cho tiền “tip” từ Mỹ, ông Nghĩa “bo” cho cô thợ cắt tóc một ít tiền. Thế là “cô thợ chỉ hơn 20 tuổi kêu tôi bằng anh ngọt xớt.” Ông Nghĩa kể lại mà gương mặt vẫn còn giữ nguyên nét hồ hởi, “Tôi nghe khoái quá! Bởi lâu lắm rồi người ta chỉ kêu tôi bằng chú, bằng bác, vợ tôi thì khi nói chuyện cũng kêu tôi bằng ông. Giờ nghe có người kêu mình bằng ‘anh’ thấy lạ tai và thấy mình trẻ ra.”

Cứ vậy mà ông Nghĩa mê trò “đi cắt tóc, gội đầu, mát-xa.”

Rồi ông cũng chợt nhận ra là ông chưa từng bao giờ hưởng được sự dịu ngọt, chìu chuộng như vậy từ vợ con, họ chỉ từng “sợ” ông khi ông còn là trụ cột trong nhà. Ông cảm thấy hình như đã đến lúc ông cần “phải lo cho bản thân ông nhiều hơn.”

Ông Nghĩa bắt đầu có thú vui mỗi khi về Việt Nam là đi “khám phá” những “tiệm cắt tóc gội đầu máy lạnh” và đi nhậu ngoài quán chứ không còn nhậu với mấy ông bạn già ở nhà như những lần trước.

Ông lại vui hơn nữa là mấy cô gái nơi đó đều gọi ông bằng “anh.” Mà tính ông lại “thương người” nên cứ nghe cô nào ngồi thủ thỉ chuyện gia cảnh khó khăn phải đi làm thế này là ông lại cho tiền, “mỗi lần 50 đô hay có khi cho 100 đô.”

Khi được hỏi, “Ông không nghĩ là những cô gái đó ngọt ngào với ông vì chỉ muốn tiền của ông thôi sao?” ông Nghĩa tỉnh bơ trả lời, “Sao lại không biết! Nhưng tôi cảm thấy tôi happy trong những khoảng thời gian đó thì tôi làm thôi.”

Chỉ muốn ‘ăn bánh trả tiền’ hay thực sự muốn chuyện trăm năm?

“Ăn bánh trả tiền” là điều ông Nguyên Phạm, gần 60 tuổi, chủ một business nhỏ ở Santa Ana, chọn.

Ông Nguyên xác định rất rõ, “Cuộc sống vợ chồng tôi ở đây không hạnh phúc. Nhưng cũng không ly dị vì không muốn giải quyết chuyện phân chia tài sản. Mỗi năm tôi về Việt Nam một đôi lần là để đi chơi, hưởng thụ.”

Theo lời ông Nguyên kể, mỗi lần về Việt Nam, qua lời giới thiệu của “người quen,” ông sẽ “cặp kè” với một cô. Trung bình ông sẽ trả cho cô gái $1,000 cho cuộc sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” trong vòng một tháng. Còn những khoảng ăn ở, đi chơi nơi này nơi khác, ông Nguyên cũng là người chi trả hết.

Người đàn ông này giải thích thêm, “Mỗi lần về Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi như vậy chỉ thấy mình được chìu chuộng, nâng niu. Không có chuyện cãi lộn, gấu ó. Không bị căng thẳng đầu óc vì công việc.”

“Cũng có lúc gặp mấy cô dễ thương, khi qua đây rồi cũng có gọi điện về nói chuyện chơi. Nhưng khi thấy cô nào bắt đầu than ‘má em bệnh, ba em đau, xe em mất’ là tôi ‘bái bai,’ cắt liên lạc luôn để khỏi phiền.” Ông Nguyên nói.

Ông Hai Lý cũng xác định chuyện muốn “hét ra lửa,” vung tay cho tiền những cô gái quê để được chăm sóc, nâng niu cũng chấm dứt khi rời khỏi Việt Nam, bởi ông không muốn có những ràng buộc, “qua đây thân tôi lo còn chưa xong nữa mà đèo bòng thêm chi.”

Riêng ông Nghĩa Nguyễn thì có hơi khác. Không chỉ có cảm giác là mình “thật sự trẻ ra” khi “bước vô quán nào người ta cũng kêu tôi bằng anh,” mà ông còn muốn nếu có ai đó chịu đứng ra bảo trợ tài chánh thì ông sẵn sàng ly dị vợ để cưới ngay một cô từ Việt Nam qua để suốt ngày nghe tiếng “anh” cho thỏa cái lỗ tai.

Ước mơ của ông Nghĩa đang lưng chừng thực hiện được “phíp-ty pờ xen” (50%) vì các con ông chia hai phe. Một phe ủng hộ, “ba già rồi hãy làm điều gì cho ba vui thì làm.” Nhưng phân nửa kia thì cật lực phản đối, “không chịu được cảnh nhìn ba tung tăng đi công viên với một đứa đáng tuổi cháu ngoại.”

Vợ ông Nghĩa đương nhiên biết chuyện “cặp bồ” của ông ở Việt Nam, nhưng bà nói, “Già từng tuổi này rồi, tui chẳng có gì để ghen tuông, mà tui chỉ thấy phát gớm!”

Theo NVonline

Việt Kiều cưới vợ Việt Nam và các câu chuyện đáng thương

Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn?

Việt Kiều cưới vợ

Việt Kiều cưới vợ

From: CN Le
Sent: Monday, May 17, 2010 7:44 AM

Chào anh Khánh Hưng,

Đọc tâm sự của anh tối thứ bảy, định viết vài dòng cho anh nhưng không biết viết sao cho rành mạch vì có những lúc em bất chợt quên hẳn tiếng Việt vì cũng đã xa quê hương gần 16 năm rồi. Mặc dù cố gắng giữ lấy tiếng mẹ đẻ, nhưng em ít khi viết tiếng Việt sau từng ấy năm trời nên em nghĩ sẽ có nhiều sai sót trong những lời em viết cho anh. Em mong anh và độc giả thông cảm nhé.

Em rất hiểu những gì anh đang trăn trở. Giá như anh không phải là người đàn ông thành đạt và cẩn thận thì có lẽ anh sẽ tìm được một mái ấm gia đình dễ dàng hơn. Anh không sai trong vấn đề này, nhưng em được biết đa số đàn ông về Việt Nam cưới vợ là không thành đạt hay mơ được lấy vợ trẻ đẹp, chiều chuộng mà họ không thể có cơ hội tìm được ở Mỹ vì họ nghĩ không có gì để mất nếu có ly dị.

Có nhiều cặp hạnh phúc và cũng có nhiều cặp không được hạnh phúc. Hạnh phúc hay không tùy thuộc vào người con gái muốn lấy chồng ngoại với mục đích gì. Có nhiều người vì tình yêu thật sự nhưng có lẽ rất ít vì làm sao có thể gọi là tình yêu khi chỉ gặp 1-2 lần rồi làm đám cưới một cách chóng vánh như thế được.

Em có biết nhiều trường hợp mấy anh về Việt Nam lấy vợ dở khóc, dở cười. Em sẽ kể anh nghe 2 câu chuyện này nhé.

Em có người anh bà con có người yêu ở Việt Nam. Gia đình ngăn cản không cho anh quen người ở Việt Nam vì sợ họ qua cầu rồi rút ván chỉ vì anh là người tàn tật. Anh này có vẻ rất thương yêu và mê đắm cô này lắm. Theo anh kể thì cô này nói rất là thương yêu anh. Ai cũng nghi ngờ cô này vì nếu anh là người bình thường thì còn dễ hiểu. Bất chấp gia đình ngăn cản anh cũng về Việt Nam cưới cô này và có một đứa con.

Khi gia đình anh nghe cô có con thì hối thúc bảo lãnh cô này qua Mỹ nhưng sao anh không chịu làm. Gia đình la, chửi anh này phải có trách nhiệm với mẹ con cô ta. Em cũng ngồi khuyên anh không nên bỏ vợ con ở Việt Nam như thế thì anh mới tâm sự rằng có lần tình cờ anh nghe cô này nói chuyện với cậu cô ta.

Cậu cô ta hỏi hết Việt Kiều rồi sao lại lấy anh tàn tật. Cô này mới trả lời chỉ mượn anh này để được qua Mỹ thôi. Anh này không thể ngờ rằng người mà nói thương yêu anh vì anh không được gặp may mắn lại như vậy. Em nghe anh kể thì cũng không biết phải khuyên sao cả vì chắc chắn qua bên này cô ta sẽ bỏ anh mà thôi.

Chỉ biết em và anh của em biết được bí mật của anh này chứ gia đình anh không hề biết vì anh vẫn thương cô này, nhưng không dám bảo lãnh mà chỉ cung cấp tiền bạc và một năm về thăm 2 lần. Anh nói thà chịu mọi người chửi anh vô trách nhiệm với con mà còn có vợ và con, còn hơn bảo lãnh qua mất cả vợ và con.

Câu chuyện thứ hai là một người bạn trung học được chồng về cưới. Cô này là giáo viên dạy Anh ngữ. Cha mẹ anh chấm cô này vì cô mướn phòng cha mẹ anh này thành ra họ cũng có thể biết được cô này sống như thế nào mới dám giới thiệu cho con trai mình. Anh này về coi mặt và quyết định cưới nhau một cách chóng vánh và bảo lãnh cô này sang Mỹ.

Mọi người đi dự đám cưới của cô này về ai cũng chê anh này thiếu cách cư xử. Làm như cưới cô này là ban thưởng vậy. Ngày đám cưới mà không mặc một bộ đồ cho đàng hoàng mà mặc áo thun ba lỗ đi cưới vợ vì lý do trời nóng. Còn nhiều nhiều điều chê nữa trong tiệc cưới tưởng chừng ai cũng muốn bỏ về ngay lập tức. Cô này nói như thế này “hy sinh đời chị để củng cố đời em”.

Khi qua Mỹ cô mới biết anh này ham chơi, nhậu nhẹt và còn nợ nần. Trình độ quá chênh lệch nên rất khó khăn trong bước đầu sống chung. May thay cô này là người biết chấp nhận nên không bỏ chồng. Chồng tốt hay xấu cũng là chồng của mình và lại mang ơn anh này nhờ có anh mà cô này được sang Mỹ đi làm rồi giúp đỡ cha mẹ có nhà cao cửa rộng và nuôi các em đi học thành tài mà cô này biết rằng nếu lấy chồng ở Việt Nam thì khó mà giúp đỡ được gia đình như vậy. Nói chung cô này sống trọn vẹn với chồng con và đã thực hiện điều mà cô muốn làm cho gia đình cha mẹ.

Nếu như ai cũng sống giống như cô bạn mình thì có lẽ mấy anh bên Mỹ không phải băn khoăn hay sợ và mạnh dạn hơn trong vấn đề trở về Việt Nam lấy vợ để mấy chị em ta ít phải làm dâu xứ Hàn, Trung Quốc, Đài Loan…

Lấy vợ hay chồng ở xa giống như đánh một ván cờ nhưng mà ai cũng biết mục tiêu của mình là gì mà thôi. Giống như anh, anh biết tại sao anh muốn cưới vợ ở Việt Nam chứ em không tin với người thành đạt như anh lại không thể tìm được một người vợ ở Mỹ mà theo em được biết có vẻ đỡ vất vả trong vấn đề tìm hiểu và dù sao đi nữa cô ta cũng biết được cuộc sống ở Mỹ là như thế nào rồi.

Cách đây 3 năm em vẫn không đồng ý với nhiều người chỉ gặp nhau vài lần là nghĩ tới chuyện lập gia đình. Em tự hỏi làm sao họ có thể hiểu được lẫn nhau trong vòng mấy tháng như vậy. Liệu họ có được hạnh phúc hay không? Nhưng một năm trở lại đây em lại thấy nhiều khi lấy nhau chóng vánh như vậy mà cũng hay. Họ đã đủ chín chắn để xây đắp cho mình một gia đình. Họ biết họ cần tìm những gì họ muốn cần trong người phối ngẫu của họ ngay từ đầu. Họ thẳng thắng với nhau.

Họ không còn trẻ nữa để tìm hiểu nên họ thống nhất với nhau góp gạo thổi thành cơm, mặc dầu tình yêu chưa đủ chín muồi. Em được biết có 3 cặp vợ chồng gặp nhau tại Mỹ không quá 6 tháng là họ quyết định làm đám cưới và hiện giờ họ có những đứa con xinh xắn. Họ rất hạnh phúc. Chính họ đã thay đổi quan niệm sống của em.

Không hẳn thời gian tìm hiểu dài là mình có thể hiểu được nhau. Giống như em, em cũng có mối tình đầu khi vừa xong cấp 3. Quen biết nhau cũng gần 4 năm rồi tụi em phải xa nhau để được đoàn tụ với ba. Ra đi có nhiều hứa hẹn phải quay về, nhưng khi đến Mỹ không giống như em tưởng. Mấy năm đầu quá vất vả nên em buông tay với mối tình đầu.

Rồi 6 năm trở lại có dịp về VN tình cờ gặp lại tình xưa rồi lại nối tình xưa. Em có ý định bảo lãnh qua bên này nhưng lại bị gia đình phản đối. Em lại quá nhu nhược hay nói đúng hơn tình yêu không đủ mạnh nên đành thôi, chia tay lần nữa. Tính ra mối tình này cũng gần 10 năm nhưng có lẽ vì xa mặt cách lòng. Hồi ấy còn trẻ nên chẳng thấy mình bỏ phí thời gian như vậy.

Mối tình thứ hai cũng hơn 6 năm trời. Học xong đại học thì 2 người ra mở kinh doanh. Dĩ nhiên vốn liếng thì anh chịu. Em chỉ bỏ công sức ra mà thôi. Em cứ ngỡ 2 đứa sẽ thành nên không hề có một chút phòng thủ cho mình. Chỉ một câu nói từ anh như thế này “Anh rất hạnh phúc vì có em bên anh trong những lúc khó khăn nhất. Anh thật sự cám ơn em” mà em lại tin tưởng anh ta một cách tuyệt đối.

Hồi mới quen anh, anh gặp rất nhiều khó khăn nên em luôn là nguồn động lực. Em luôn động viên anh trong kinh doanh. Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt thì em càng thấy xa cách anh hơn. Rồi chuyện gì đến đã đến. Chúng em chia tay nhau vì anh không còn là người mà em từng yêu. Bao nhiêu lần chia tay rồi anh năn nỉ làm em lại mềm lòng. Trong thời gian chia tay ấy có nhiều anh muốn đến với em nhưng vì anh mà em không đến với họ.

Cuối cùng có nhiều chuyện làm em không thể tha thứ cho anh và em quyết định chia tay dứt khoát và không còn muốn thấy hay liên lạc với anh nữa. Chỉ có một điều 2 mối tình đã lấy mất tuổi thanh xuân của em mất rồi. Lỗi tại em khi biết không hợp mà không dứt khoát, quá mềm lòng cứ cho người ta quá nhiều cơ hội để sửa sai vì em nghĩ không ai là hoàn hảo cả. 34 tuổi mà em lại quyết định chia tay mặc dầu em biết có thể hết cơ hội tìm cho mình một người khác.

Giờ em đã 36 tuổi rồi, cái tuổi quá đủ chín chắn để tìm vui trong bổn phận nên em không muốn có một mối tình mà phải tìm hiểu lâu dài phí tuổi thanh xuân của mình nữa. Trong vòng mấy tháng mà em cảm thấy không hợp thì không muốn làm quen nữa. Cảm giác của em khi nào cũng đúng nhưng em lại hay đi làm trái với cảm giác của em nên mới ra như vậy.

Qua cách cư xử hay nói chuyện mình có thể đánh giá đối phương là người như thế nào rồi. Đơn giản 2 bên tôn trọng nhau là OK rồi. Vậy mà anh bạn trai của em lại không đồng ý. Muốn tìm hiểu lâu dài hơn nữa. Quen nhau 8 tháng trời mà em lại không hề biết gì về anh thì có được bình thường không đây. Anh nói còn quá sớm để biết gia đình và bạn bè của anh. Thậm chí em không hề biết nhà anh ở đâu nữa. Anh có vẻ là một người khá đàng hoàng vì anh chưa một lần lợi dụng xác thịt, nhưng em lại không hiểu sao anh lại muốn giấu em với tất cả mọi người anh biết.

Nhiều người lại hỏi em tại sao nhìn em thì không ai nghĩ đã 36 tuổi lại dễ thương, lo làm ăn, không đua đòi lại không tìm được cho mình một bờ vai nương tựa. Đã 2 lần em đã nói chia tay với anh nhưng anh không muốn chia tay. Em cảm nhận rằng cuộc tình này chẳng đi về đâu vậy thì tại vì sao em lại không dứt khoát? Nhiều lần anh nói em không có gì để anh phải chê và chưa một lần đòi hỏi gì ở anh hay thậm chí chưa gây khó dễ cho anh. Anh chỉ nói còn quá sớm để em biết gia đình anh. Vậy thôi!

Từ câu chuyện tình em kể cho anh, nếu anh là em thì anh sẽ làm sao? Thành ra em nghĩ không hẳn người con gái ở Việt Nam thiếu kiên nhẫn đâu anh ơi. Phải chăng họ chưa thật sự tin tưởng anh có chắc về cưới họ mà bắt họ chờ anh trong khi đa số mấy chàng bên Mỹ về VN lấy vợ cũng cưới một cách chóng vánh. Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.

Có nhiều người con gái bị lỡ làng cũng vì mấy anh chàng Việt kiều. Thành ra không thể trách họ được khi anh chưa tạo được niềm tin nơi họ. Có nhiều khi anh kể cuộc sống bên này cho họ hiểu chắc gì họ đã hiểu thật sự. Anh muốn lấy vợ phương xa thì phải chịu thiệt thòi là không được tìm hiểu kỹ càng cho lắm. Một năm gặp một lần thì quá ít để hiểu nhau nhưng phải chịu thôi vì anh cũng có việc làm của anh nữa. Nói chung anh phải tạo niềm tin và cho họ hiểu là anh serious với họ mới được. Nói tóm lại vợ chồng cũng có duyên số nữa.

Em hy vọng sẽ có nhiều độc giả góp ý cho anh để anh sớm tìm được bến đỗ. Chúc anh sớm tìm được hạnh phúc anh nhé.

CN

Thủ tục người nước ngoài hay Việt Kiều cưới vợ và đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kết hôn

Khoản 1 và Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006. Theo đó, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thủ tục nộp, nhận hồ sơ

Điều 14, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.

Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

– Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

– Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì UBND cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp.

– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ.

Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 1 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp ông Chen Wenqian công dân Trung Quốc muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, thì hai bên nam, nữ cần phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định nêu trên rồi nộp hồ sơ và lệ phí tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam để thực hiện đăng ký việc kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND  tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn.

Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Luật sư Trần Văn Toàn